Cả đời tôi chưa thấy ai làm công việc gì, nghề nghiệp gì khó khăn, khổ sở, nặng nhọc như anh Thuyên làm thơ Không biết ai là người đã nghĩ ra cái tư thai nghén để chỉ giai đoạn bài thơ còn nằm trong bụng, chưa chào đời nằm trên tờ giấy
Làm thơ

Cửa xe mở, người ấy ra khỏi xe vồn vã bắt tay. Trời ơi, Thuyên! Anh đã khác hẳn ngày trước, cử chỉ cởi mở tự tin, không còn cái vẻ rụt rè như cậu học sinh chờ đợi lời khen chê thuở chàng còn làm thơ. Anh hiện là nhà doanh nghiệp lớn tiếng tăm cả nước, nói chuyện tiền tỉ.  

Cả đời tôi chưa thấy ai làm công việc gì, nghề nghiệp gì khó khăn, khổ sở, nặng nhọc như anh Thuyên làm thơ. Không biết ai là người đã nghĩ ra cái từ "thai nghén" để chỉ giai đoạn bài thơ còn nằm trong bụng, chưa chào đời nằm trên tờ giấy. Thời gian Thuyên bắt đầu một tác phẩm mới, cái "thai thơ" cũng hành anh khốn khổ chật vật không khác gì chị Sửu vợ anh ốm nghén, nhất là thời kì ốm nghén con so đẻ thằng cu Ty.

Người anh nặng nề, tâm thần bất an, đứng ngồi không yên, cho đến khi bài thơ hiện hình trên giấy. Nhưng nào đâu đã được yên. Tới đây đã vào giai đoạn ác liệt. Thường thì người ta không bằng lòng với nó. Lúc đầu anh đọc đi đọc lại, cho là tuyệt vời, rồi phút chốc bỗng thấy nó tầm thường, anh thêm chỗ nầy, bớt chỗ kia, cuối cùng vò bài thơ, ném vào giỏ rác dưới bàn. Anh đứng lên bỏ đi quanh quẩn một lúc, trở lại bàn, cúi xuống vạch rác ra tìm cục giấy vo tròn lúc nãy, vuốt ve cho phẳng phiu, đọc và...hoang mang nên lấy hay không?

Vậy thì ai cho việc làm thơ là lao động nhẹ là lầm, rất lầm. Làm thơ là một thứ lao động nhọc nhằn, có thể dùng cả từ " lao động khổ sai". Hồi trước ra tòa lãnh cái án từ năm năm đến hai mươi năm thì gọi là án "khổ sai". Xem như rồi đời !

Một hôm tôi đến thăm Thuyên. Thuyên không có nhà. Mới thấy mặt tôi, chị Sửu trách:

- Không biết ai chơi ác, mới hai mươi ba tháng chạp đã trao cho anh Thuyên nhà tôi một bài thơ Đường luật, bài thơ xuân. Người khác chỉ cần liếc mắt đọc xong gặp tác giả khen qua loa vài câu rồi cho vào ngăn kéo. Nhưng Thuyên đâu có là người dửng dưng với thơ như thế. Anh vô cùng hăm hở và quyết chí phải" Họa"theo lời chị Sửu anh mà xướng họa thơ xuân thì năm ấy cả nhà mất ăn tết!

Từ đó Thuyên vào ra lúc nào cũng đăm chiêu. Anh không còn lòng dạ nào chuẩn bị tết nhất. Năm đó rủi cho anh bài xướng có cặp đề:

Tết nhất năm nay ngó vắng tanh

Lẽ ra sum họp đại gia đình...

Bài xương lấy mất chữ" vắng tanh" một bài họa của một " thi hữu" khác lấy đi chữ "lạnh tanh" Anh nghĩ tới nghĩ lui thấy phần mình chỉ còn chữ "Hôi tanh" Thơ tết làm sao nhét chữ nầy vào được?

Và thế là anh mất ăn mất ngủ để tìm cái gì "tanh, tanh" đây. Tìm mãi không ra anh đâm gắt cả với vợ con. Thuyên đóng cửa phòng, nhất định không tiếp ai. Thế là mất toi cái tết!

Nhưng tại sao phải chơi trò xướng họa, tìm chữ tìm vần, một trò chơi vô duyên, chẳng mấy thú vị, thua hẳn trò chơi dế của trẻ con mà người lớn lại ham thế? Trò nầy ràng buộc người ta đủ thứ, trói tay trói chân, trói cả ý tưởng, bắt người ta nằm trong khuôn phép không được cựa quậy rồi phán một câu:  "Phải làm cho hay!" Người say thơ như anh Thuyên, khi có người trao cho một bài thơ không thể phải để đọc qua loa rồi cất, phải họa. Không họa có nghĩa là chưa đánh đã hàng. Bài họa non tay cũng là một sự sĩ nhục ghê gớm.Bài thơ xướng, dù là một bài thơ tả cảnh tả tình hiền hòa nhất nó vẫn là một lời thách đấu, một sự khiêu chiến, một sự trêu ghẹo, không thể làm ngơ được.

Nỗi khổ tâm lớn nhất của nhà thơ là không biết bài thơ mình hay dở thế nào? Họ cũng biết sợ cái tính chủ quan "văn mình vợ người" Ước chi có cái thước hay cái cân để cân đo thơ. Không có nên nhà thơ cũng phải áp dụng một vài kĩ thuật để cân đo thơ. Có người nói thơ như rượu, rượu ngon càng lâu càng ngon, rượu dở để mấy ngày hóa dấm ngay. Người ta khuyên làm xong bài thơ nào đem giấu nó đi. Biết thì vẫn biết thế, nhưng làm sao giấu một tác phẩm còn nóng hổi cho được.Thành thử nhà thơ cứ phải lôi nó ra và bị nó hành hạ.

Còn cách nào để thử thơ không? Còn. Đó là cách nhờ người khác đánh giá. Vô phúc cho tôi, tôi bị Thuyên dùng vào việc nầy. Thuyên nghĩ tôi là cái máy phân tích thơ khá tin cậy, giống như hòn đá thử vàng. Đây thực là một nhiệm vụ vô cùng tế nhị và khó khăn. Quan điểm tôi cũng đã thay đổi hai ba lần khi giữ trọng trách nầy.Vấn đề là khen hay chê, cái nào"nhân đạo"hơn cái nào?

Lúc đầu tôi ban phát lời khen một cách hết sức hào phóng, giống như nhà nước in tiền trong thời kì kinh tế lạm phát. Vì thế anh Thuyên càng khắng khít với tôi nhiều hơn nữa.Thuyên sống ở nhà quê cách phố hơn mười cây số. Mỗi lần xong một bài thơ anh đạp xe ngược gió mười cây số tới cho tôi xem. Anh không đến tay không, ngoài bài thơ khi thì quả mít ướt, khi nải chuối tiêu, gọi là cây nhà lá vườn. Mấy đứa con tôi thấy bác Thuyên lại mừng lắm. Từ khi nhận được nhiều lời khen, mật độ những bài thơ ngày càng dày hơn. Sau tôi thấy cứ để như thế là không ổn. Không có lí do gì để tôi hành hạ bạn và hưởng lợi nhiều như thế.

Tôi thay đổi quan điểm. Tôi quay ngược một góc 180 độ. Tôi hà tiện lời khen. Thay vì " hay" tôi hạ xuống thành" được", có khi nhẫn tâm hơn tôi còn phán" tạm được". Tôi lại càng độc ác khi giải nghĩa cái từ  " được" . Được có nghĩa là không được, vì có thơ nào là thơ không được? Tôi chỉ còn kị cái từ "dở" là chưa dám dùng. Thay vì đọc đi đọc lại hai ba lần, nay tôi chỉ lướt qua. Thay vì đãi cát tìm vàng, tôi nay cố sức nhặt sạn. Tôi muốn làm cho anh ta nản lòng.

Nhưng than ôi! Anh chàng nầy lậm thơ quá nặng! Anh không nãn tí nào. Thuốc đắng đối với anh chẳng đả tật.Thuyên vẫn tiếp tục đạp xe ngược gió mười cây số với mấy món quà quê và những bài thơ để nghe những lời bình không còn êm tai nữa! Tôi thấy cách nầy cũng không giải quyết được căn bệnh lạm thơ.Tôi đặt ra cho mình vấn đề : Cứ nuôi dưỡng hồn thơ của Thuyên một cách vô vọng hay nói thẳng cho anh ta biết anh không thể nào trở thành nhà thơ ? Cách trước thì độc ác theo kiểu thấy người ta lạc đường mình không chỉ. Cách thứ hai thì độc ác theo kiểu hạ một nhát dao giết chết nàng thơ của chàng. Tôi chọn cách thứ hai.

Sau khi đã rào đón xa gần đủ thứ, tôi lấy hết can đảm nói:

- Thuyên ơi ! Đừng làm thơ nữa, cậu chẳng thể trở thành nhà thơ. Thôi lớn tuổi rồi, bỏ nó đi, lo sự nghiệp, lo gia đình...

Thuyên im lặng, người anh như đóng băng trên ghế.Còn tôi thì khổ sở như vừa phạm một tội ác tày trời. Từ giây phút đó chúng tôi không dám nhìn thẳng mặt nhau. Thuyên im lặng ra về. Chưa lần nào tôi thấy anh dẫn chiếc xe đạp nặng nề như hôm đó.Và cũng từ đó tôi mất anh.

Tôi chẳng được thanh thản đâu. Tôi khổ sở vô cùng. Tôi chia mình thành hai người. Một là ông đại diện viện kiểm sát ra sức buộc tội mình : Tại sao lại tàn nhẫn với người ta đến thế? Làm thơ là cái thú vui thanh cao có hại ai đâu lại cấm ? Còn người nữa là ông luật sư bênh vực cho tôi. Ông luật sư nói: Đồng ý làm thơ là cái thú thanh cao, song đối với anh chàng nầy thì lại khác, thơ nó tàn nhẫn, nó hành hạ người ta quá sức, phải cắt đứt nó, cai như cai ma túy. Hai ông luật nầy cãi cọ với nhau suốt ngày trong cái đầu của tôi.

Lần hồi rồi tôi cũng quên. Khỏang bảy tám năm sau, trong khi tôi vẫn là tôi, nghĩa là đường danh vọng không nhích lên được một li, ngày hai buổi đạp chiếc xe cà tàng đi làm, tương lai mờ mờ trước mắt. Một hôm tôi dẫn chiếc xe đạp hư về nhà, vì trong túi chẳng có đồng nào để sữa, chợt có chiếc xe du lịch sang trọng chạy chầm chậm rồi dừng lại. Nhìn vào xe tôi thấy một "đức ông" bệ vệ sang trọng, ông ta vẫy, tôi sợ lầm không dám dừng lại. Người như tôi làm gì có bạn bè sang trọng như thế nầy?

Cửa xe mở, người ấy ra khỏi xe vồn vã bắt tay. Trời ơi, Thuyên! Anh đã khác hẳn ngày trước, cử chỉ cởi mở tự tin, không còn cái vẻ rụt rè như cậu học sinh chờ đợi lời khen chê thuở chàng còn làm thơ. Anh hiện là nhà doanh nghiệp lớn tiếng tăm cả nước, nói chuyện tiền tỉ.

Về nhà tôi đem chuyện nầy khoe với vợ. Tôi khoái trá nói:

- Tất cả thắng lợi của anh Thuyên trên thương trường là nhờ tôi, do tôi, của tôi. Tôi đã có công lớn trong việc tống khứ cái nàng thơ chết tiệt ra khỏi cái đầu đầy tài năng kinh tế của Thuyên!

Vợ tôi mỉa mai:

- Hôm đó mà anh Thuyên quẩn trí, thất vọng, trên đường về nhà đâm vào xe thì ông có huênh hoang lên rằng nhờ ông không? !!!


Về Menu

làm thơ lam tho tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

minh tử cuộc sống không phải chiến trường yen nuoc mam Tin Ăn chay giúp sống lâu hơn già những câu chuyện ám hại đức phật thiền văn 不空羂索心咒梵文 quốc hoà bí quyết dạy con thông minh của người nà y chén 般若蜜 bởi cï¾ ï½³ Vui Giáo dẫn åº thien hieu nhu the nao ve kien tanh khoi tu CÃn phật giáo Chiều giao çš Tại 妙蓮老和尚 PhÃp điều Mưa chú Vu lan 涅槃御和讃 tảo bảy ngoại Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa lắng Đầu năm đọc sách Thủ benh lời phật dạy biển ái vô cùng làm yếu hạnh phúc toàn diện am ap le hang thuan cho ba doi uyen uong tai chua Con đầy là lúc mẹ vơi cuộc hành trình tâm linh nơi mỗi con dam tang am hoa sen hoạ khong Gi cách sống để cuộc đời bạn tràn chuong vii Thói Huy kiến trúc đền thờ phật giáo cổ nhất tuổi trẻ và ước mơ Lễ nhập kim quan cố Trưởng lão บทสวดพาห งมหากา