GNO - Sáng nay, 21-4 (15-3-Bính Thân), tại chùa Xá Lợi (đường Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP.HCM)...

Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

GNO - Sáng nay, 21-4 (15-3-Bính Thân), tại chùa Xá Lợi (đường Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP.HCM) đã diễn ra lễ húy nhật lần thứ 43 của cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, nguyên Hội trưởng Hội Phật học Nam Việt.

2xl.jpg
Chư tôn đức niêm hương tưởng niệm cụ Chánh Trí

Lễ húy nhật bắt đầu với thời tụng kinh cầu nguyện tại chánh điện; sau đó, chư vị kinh sư, Ban Phật học, Gia đình Phật tử chùa Xá Lợi và các đạo tràng cung tiến chơn linh cư sĩ tại Tổ đường.

Sau nghi thức niêm hương tưởng niệm tại Tổ đường, chư tôn đức BTS TP, BTS PG Q.3, đại diện lãnh đạo MTTQVN, Ban Tôn giáo TP và chính quyền Q.3 đã được nghe lại tiểu sử của cư sĩ Chánh Trí qua sự tuyên đọc của cư sĩ Minh Ngọc, đại diện Ban Phật học chùa Xá Lợi.

Theo đó, cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 1-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu.

Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn.

Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Năm 1945, ông làm Quận trưởng Thốt Nốt (Long Xuyên).

4xl.jpg
Di ảnh cư sĩ Chánh Trí tại Tổ đường chùa Xá Lợi

Sau cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Quận Bộ Việt Minh Châu Thành, Long Xuyên, rồi Chánh văn phòng kiêm Ủy viên Tài chánh Ủy ban Nhân dân tỉnh Long Xuyên.

Giữa năm 1947, ông xin đổi về Sài Gòn và lần lượt kinh qua nhiều chức vụ trong chính quyền thời đó. Sau ngày 1-11-1963, ông tham gia Hội đồng nhân sĩ cách mạng.

 Năm 1967 ông ứng cử Phó Tổng thống trong liên danh Trần Văn Hương. Năm 1968 ông giữ chức Quốc vụ khanh kiêm Viện trưởng Giám sát viện, rồi Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa cho đến năm quy tịch.

Với trách vụ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa, ông đã làm được những việc có ích cho đương thời và hậu thế: xây dựng Thư viện Quốc gia nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố, xúc tiến việc thành lập Văn khố quốc gia và Nhà văn hóa, thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế văn tự…

Trong những năm làm việc đó đây khắp lục tỉnh miền Tây, ông để tâm nghiên cứu tìm hiểu về Phật giáo, Nho giáo, và các tư tưởng tôn giáo triết lý khác. Đến đâu ông cũng tham vấn các vị danh nho nổi tiếng để thử tài học vấn và biện bác, nhưng chưa vị nào giúp ông thỏa nguyện. Đến khi làm việc ở Sa Đéc, ông đến tham vấn HT.Thích Hành Trụ, là giảng sư tại chùa Long An, chính nơi đây ông thực sự quy ngưỡng cảm phục trước đức độ và trí tuệ của vị danh Tăng nên cầu làm đệ tử của ngài. HT.Thích Hành Trụ đặt pháp danh cho ông là Chánh Trí.

Là một Phật tử thuần thành, ông ăn chay trường từ ngày thọ Tam quy Ngũ giới, làm Phật sự không biết mệt mỏi. Năm 1950, tại Sài Gòn, ông vận động thành lập Hội Phật học Nam Việt. Ban đầu hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, sau dời qua chùa Phước Hòa.

Ông vận động và đứng ra xây dựng ngôi chùa lịch sử Xá Lợi, ngôi chùa tiêu biểu cho nét văn hóa mới của Đông Tây hòa quyện, làm trụ sở của Hội Phật học Nam Việt.

Năm 1958 Hội chuyển về chùa Xá Lợi. Ông làm Tổng thư ký của hội khi mới thành lập và Hội trưởng từ 1955 cho đến ngày mất. Hội đã mở các lớp Phật học phổ thông lúc bấy giờ do chư Thượng tọa Thiện Hòa, Trí Hữu, Thiện Hoa, Quảng Minh diễn giảng.

Hàng tuần, tại chùa Xá Lợi, ông còn tổ chức các thời thuyết pháp cho đại chúng do ông mời các vị cao Tăng, Đại đức trong nước hay nước ngoài đăng đàn. Có khi chính ông là giảng sư.

Bên cạnh đó, Hội Phật học Nam Việt còn xuất bản tạp chí Từ Quang do ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Tạp chí này suốt gần 24 năm liên tục (1951- 1975) đã đóng góp không nhỏ cho công việc phổ biến Phật học ở Sài Gòn và các tỉnh.

Để làm đòn bẩy thúc đẩy cho phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Nam, năm 1952, ông và Hội Phật học Nam Việt đã tạo nên Phật sự vô cùng quan trọng, gây được tiếng vang khắp toàn quốc. Đó là lễ rước ngọc xá-lợi tại Sài Gòn vào ngày 13-9-1952 - nhân khi phái đoàn Phật giáo Sri Lanka đi dự Đại hội Phật giáo thế giới kỳ II tại Tokyo, có mang theo một viên ngọc xá-lợi để tặng Nhật Bản.

1xl.jpg

3xl.jpg
Gia đình Phật tử Xá Lợi, Ban Phật học chùa Xá Lợi
và Phật tử các đạo tràng cung tiến chơn linh cư sĩ tại Tổ đường

Trong giai đoạn đấu tranh năm 1963, ông giữ nhiệm vụ Tổng thư ký Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đòi hỏi chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi bình đẳng tôn giáo. Ông và Hội Phật học Nam Việt đồng ý để Ủy ban đặt trụ sở trung ương tại chùa Xá Lợi.

Năm 1964, ông tham gia Ủy ban soạn thảo Hiến chương GHPGVNTN và được bầu làm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo.

Khi Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập, tạm đặt tại chùa Xá Lợi trong khi chờ xây xong cơ sở, ông nhận làm giáo viên cho Viện trước tiên, và sau đó ông còn giữ chức Phụ tá Viện trưởng đặc trách hành chánh và tài chánh, kiêm Tổng thư ký niên khóa 1967- 1968.

Ngoài ra, ông còn để tâm nghiên cứu kinh điển Phật đà, với nhiều tác phẩm dịch thuật có giá trị như sau: Tâm và Tánh (do Nhà Xuất bản Đuốc Tuệ - Hà Nội ấn hành năm 1950);  Ý nghĩa Niết-bàn (1962); Một đời sống vị tha (1962); Tâm kinh Việt giải (1962)…

Ngày 15-4-1973, ông còn cùng các đại biểu các tỉnh của Hội Phật học Nam Việt họp đại hội tại chùa Xá Lợi, chia tay vào lúc 23 giờ khuya. Sáng 17-4-1973, tức rằm tháng ba năm Quý Sửu, vào lúc 8 giờ 15, ông nằm ngay thẳng, từ giã cõi trần rất nhẹ nhàng, thanh thản, hưởng thọ 69 tuổi.

5xl.jpg

6xl.jpg
Ban kinh sư và Phật tử làm lễ tại chánh điện

7xl.jpg
Đại diện Ban Tôn giáo TP.HCM thắp hương tưởng niệm

Như Danh


Về Menu

Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền

Sô cô la Nói về chuyện Niêm hoa vi tiếu viết thị hiện niết bàn mẹ Tôi không ghét ai hết nam duyen tien dinh vÃ Æ Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam Æ u Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau Tại sao nên nuôi con bằng sữa mẹ chùa bảo lâm chung Mùi quê hương TT Huế Lễ húy nhật Tổ sư Đại Chiếu thõng tay vào chợ su ba cat tuong mung xuan moi nhất Ăn chay để chống lại biến đổi khí Lợi ích tu tập thiền định trong Điểm tựa bình an Quan cà chua con rùa Tái sinh Sức sốngcủa Bổn môn Pháp hoa Dau Vận động viên cử tạ ăn chay tại Hòa nuoc ëng cuoc niå³ å Æ Ăn món chay Thái tại Sài Thành Thõng tay vào chợ đi chùa vuon sau roi le Điểm tựa bình an phap thi Lá thư Xuân Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam Tuỳ mỗi ï¾ï½½ Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây vọng hay chung song than ai voi cac ban dac biet Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây truyê hay hoc cach cho truoc khi muon nhan lễ hằng thuận di hai phu van Ngũ ấm ma trong chúng ta