GN Xuân - Nếu sống mà không có lửa trong tim, thì… làm sao sống được!

Lửa ơi!

GN Xuân - Nếu sống mà không có lửa trong tim, thì… làm sao sống được! Vậy thì, dù ở đâu và nơi nào, hãy thắp lửa lên!
Trong buổi hỏa táng của một người quen, chợt nghe ai đó thở dài: Sống gửi thác về! Về đâu? Về trong ngọn lửa sinh động kia. Lửa thiêu rụi cái thân xác hữu hạn của anh, hay đã đốt cháy những tội lỗi bằng sức nóng của tình yêu, để cho chuyến đi của anh được nhẹ nhàng? Nhưng dù không nghĩ suy theo niềm tin của người vừa ra đi vốn là tín đồ tôn giáo, thì ngọn lửa đã là một phát minh quan trọng nhất của loài người.

Từ ngút xa trong lịch sử loài người, tiếp theo sau tín ngưỡng của thời kỳ đồ đá cũ (cách nay khoảng 45.000 năm với hình thức những bái vật), tôn giáo đã xuất hiện qua hình ảnh các vị thần của các thị tộc theo mẫu hệ như thần Sông, thần Núi, thần Lúa…

luaoi.jpg
...dù ở đâu và nơi nào, hãy thắp lửa lên!

Trong Ấn Độ giáo, vị thần làm chủ muôn loài là Brahma được đồng nhất với lửa. Rồi đến khi đã hình thành xã hội, lửa là tôn chỉ đạo đức của Hỏa giáo (Hiên giáo, Hỏa hiên giáo hay Bái hỏa giáo): “Nghĩ điều thiện, nói điều thiện, làm điều thiện”, một tôn giáo có gốc tích ở Ba Tư, phát triển mạnh từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch mà người sáng lập là nhà tiên tri Zarathushtra.

Trong Ky-tô giáo, lửa tượng trưng cho lòng mong muốn xóa bỏ những tội lỗi, thiêu rụi sự ích kỷ, tham lam, giận dữ… để “làm mới” con người với nghi thức lễ Tro theo ý nghĩa: từ tro tàn, sự sống mới sẽ trở lại, tốt tươi hơn, như lời Thánh kinh: Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro (1). Và theo Kinh Dịch, lửa ứng với phương Nam, màu đỏ, mùa hè, trái tim…

Ở Việt Nam, đối với dân tộc Kinh, lửa gần gụi với hình ảnh ông Táo là vị thần lo việc bếp núc, có tên gọi là Chúc Dung (theo tín ngưỡng của người Trung Hoa).

Người Dao (ở Hà Giang), người Pà Thẻn (ở Tuyên Quang) có các nghi lễ về lửa vào dịp đầu năm mới. Người Ca-dong, người Ê-đê xem lửa là vị thần bảo vệ con người… Còn trong tác phẩm Tây du ký nổi tiếng mà từ người lớn đến trẻ con ai cũng đều thích thú thì Tôn Ngộ Không (con khỉ của cái năm… Bính Thân này) là hình ảnh tượng trưng cho lửa (nóng, vui mừng, thuộc thức uẩn)… Ý nghĩa của lửa rất phong phú: lửa là hình ảnh của thần thánh, lửa là sự giác ngộ, lửa là sự hủy diệt, cũng là sự sáng tạo…

*

Tiếp tục truy tìm ý nghĩa, thì… ai cũng biết, lửa là một trong bốn nguyên tố căn bản của vạn hữu trong tư tưởng Phật giáo: đất-nước-gió-lửa. Hoặc vẫn thường nghe nhắc đến từ “nhà lửa” (trong kinh Pháp hoa), để dụ cho cái cõi Ta-bà nhiều đau khổ này mà nguyên ủy của nó là ham muốn-hận thù-mê muội. Có nghĩa rằng, nhà lửa không có… ngọn lửa nào cả, mà nó hiện hữu là do chính con người tạo ra. Cũng có nghĩa, thiên đường hay địa ngục đều do chính mình xây dựng nên. Nhưng trước những “chuyện lạ” như có người bỗng dưng bốc lửa mà báo chí thường loan tin, khoa học hiện đại đã chứng minh: trong thân thể con người có lửa.

Các khoa học gia Nhật Bản đã quay phim những cánh quạt máy vi ti nhất trong mỗi tế bào của thân người. Đường kính của nó chỉ bằng một namometer (1 phần tỉ của 1 mét) đang quay rất mạnh trong một cái “thùng” có đường kính 10 nanometer. Chính đây là chỗ phát sinh ra lửa từ cơ thể của những người bốc lửa đó. Còn các đạo sĩ khổ luyện để tập trung lửa nội thân thì gọi là hỏa quang tam muội. Năng lượng này gọi là điện từ (electromagnetic), có trong thiên nhiên và trong cơ thể các sinh vật mà hiện nay vật lý học đã xếp chuyện này vào phạm trù của điện, điện từ trường, sóng, năng lượng…

Còn trong những trang kinh xưa thì đã nghe nói đến sự liên hệ giữa vật chất và năng lượng, và cho rằng không có sự phân chia cơ bản nào giữa tâm-vật cả. Cũng có nghĩa vật chất chính là năng lượng mà nhà bác học lớn nhất thế kỷ XX Albert Einstein đã triển khai với công thức nổi tiếng E = mc2. Vậy mà trước khi qua đời, A. Einstein đã để lại bức thư mới được công bố vào năm 1980, nội dung có đoạn rằng: “thay vì sử dụng công thức E= mc2, ta phải chấp nhận rằng năng lượng hàn gắn thế giới có thể đạt được bằng tình yêu được sản sinh với tốc độ ánh sáng bình phương” (2). Điều này lại dễ khiến xui dẫn đến ý nghĩ rằng, lửa đem lại… bóng mát. Bóng mát của tình thương trong hành động xả thân của Bồ-tát Quảng Đức mà thi sĩ Vũ Hoàng Chương ghi lại trong “Lửa Từ bi”, bài thơ đã gây tiếng vang lớn đến nhiều quốc gia vào năm 1963: bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây / gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ…

*

Trở lại với “đời thường”, thì lửa rất thân thuộc khi đem đến cho con người cuộc sống dễ chịu hơn là dằng dặc đêm dài tăm tối của thời mông muội. Nói nôm na, thì lửa cho ánh sáng khi tối trời, giúp nấu ăn, xua đuổi các loài động vật - côn trùng, tạo các tín hiệu liên lạc từ xa… Lửa còn là ngôn ngữ của tình cảm, từ người bình dân Việt: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi / Như đứng đống lửa như ngồi đống than… đến chàng Thúc Sinh trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du: Tơ tình đứt ruột lửa phiền cháy gan, rồi “chạy ngược thời gian” đến tận xứ sở Ba Tư của nàng Scheherazade mà nhà thơ nổi tiếng Baba Takhi vào cuối thế kỷ thứ X đã cất lên tiếng than: Ôi làm sao bắt tim em rực cháy / Có lửa nào làm đá kia nóng chảy.

Còn nếu muốn thư giãn thì hãy đến cùng những đêm lửa trại với ý nghĩa rằng, đó là một hình thức sinh hoạt văn hóa, một nghi thức thiêng liêng, giúp sưởi ấm tâm hồn, mang đến niềm tin, hy vọng… Hoặc nếu xủng xoẻng bạc tiền thì hãy bay qua đất nước của con cháu Thái Dương thần nữ mà tham dự lễ hội đi chân trần trên lửa (Hiwatari-matsuri) để tránh rủi ro và cầu nguyện cho hòa bình thế giới…

Nói “gút” lại, lửa, trong biểu tượng văn hóa và biểu tượng ngôn ngữ là hai bình diện luôn tác động qua lại lẫn nhau để làm giàu có thêm đời sống tinh thần của cộng đồng người…

*

Nhưng trước khi “du hí” đến những bến bờ xa lạ thì xin hãy về đây, quy tụ vui vầy bên nhau cạnh nồi… bánh chưng truyền thống của dân tộc, giữa ánh xuân mềm đang trở về những bước chân êm trên mảnh đất này để nhìn thấy-hít thở-lắng tâm trước ánh lửa của đêm trừ tịch, cho sức ấm nồng của tình-yêu-rộng lan xa. Bởi vì, nếu sống mà không có lửa trong tim, thì… làm sao sống được! Vậy thì, dù ở đâu và nơi nào, hãy thắp lửa lên! l

 Nguyễn Đông Nhật

_________________

(1) Sách Sáng thế.

(2) Thư của A. Einstein gửi Lieserl (con gái của A. Einstein, người đã trao tặng 1.400 bức thư của ông cho Trường Đại học Hebrew).


Về Menu

Lửa ơi!

mát ï¾å Những nén nhang không tắt chuong vi Học Thức Mối liên hệ giữa thầy phÃÆp Tà o Sóc chua ba la mat giムViết cho mùa rét Ä Tu mười huong tín ngưỡng tôn giáo là phải có giá Vận động Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ mạ Cái sân vuông Chay пѕѓ Háºnh cần làm gì để tạm dời bàn thờ và thich thanh tu đức phật Nước cành Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Từ Ý lược dã¹ng tháºn quan chet ve su song chua huong son Trở về với thiên nhiên y học của xưng Quả nho có nhiều công dụng tốt Phúc Tín ngưỡng Dược Sư và ý nghĩa thời Tại sao nên kết hợp Đông Y trong bệnh ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết Biết giac ơn Y thư c ăn chay trong đa i chu ng va Chú đại thầy Ăn chay kiểu Tây åº duy tue thi nghiep 5 tan o thai lan Chùa Phú Hòa tặng cơm chay mỗi tháng 2 Tổng luận năm Thủ uẩn chùa hương tích Ngày