GN - Mẹ là con gái đầu lòng của ông bà ngoại tôi. Nhà nghèo, thành thử mẹ tôi càng thêm vất vả.

Mẹ tôi

GN - Mẹ là con gái đầu lòng của ông bà ngoại tôi. Nhà nghèo, thành thử mẹ tôi càng thêm vất vả. Tuổi thơ của mẹ chìm ngập trong đói nghèo, phải lao động khổ nhọc từ khi còn rất bé. Năm lên tám lên chín mẹ đã theo bà ngoại đi chợ, cấy lúa trồng khoai, chăm lo heo gà.

Ở cái tuổi lẽ ra chỉ biết ăn uống chơi đùa, mẹ phải chịu cảnh hai bữa sắn một bữa khoai vào những ngày giáp hạt. Những hạt lúa mẹ mót được trên cánh đồng Trung Lộc nằm bên kia đèo Le đẫm mồ hôi và tứa máu trên đôi chân trần nhỏ bé. Có hôm đang nhặt lúa rơi, bất ngờ  mẹ bị lên cơn sốt rét, nằm mê man giữa núi rừng với mối hiểm nguy rắn rết cọp beo chờ chực. Ơn trời, không xảy ra việc gì!

metoi.jpg
Mẹ là như vậy đó - Ảnh minh họa

Sau cơn sốt, mẹ gượng đứng lên, đội mủng lúa đem về rang, giã gạo nấu cơm cho ông bà ngoại. Lắm khi đi làm công cho những nhà giàu trong làng, mẹ không được trả công bằng lúa, mà chỉ được trả công bằng hai bữa cơm, vì chỉ mới là một đứa bé. Nói là cơm chứ thực ra chỉ toàn là khoai sắn độn. Phần đem về nhà cho ông ngoại, là vài chén cơm đã được rưới nước cho nở to thêm! Có lẽ thời nào cũng thế, nhà giàu hiếm có người biết xót thương những thân phận khổ nghèo...!

Trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến thời đó, trách nhiệm giáo dục con cháu hoàn toàn thuộc về gia đình, tộc họ, láng giềng. Ông ngoại tôi tuy nghèo nhưng là người có học nên rất quan tâm đến việc học hành của con cháu. Thật ra “dạy” thì ít mà “thực tập” thì nhiều; và cũng không có gì cao xa ngoài việc tuân theo những tập quán “học ăn học nói học gói học mở”... Về “phương pháp sư phạm” thì lấy câu nói dân gian “thương cho roi cho vọt” làm chuẩn. Bằng kinh nghiệm bản thân và tình cảm sâu xa dành cho con cái, ông đã truyền dạy những điều rất bổ ích cho cuộc sống và công việc sau này của chúng tôi.

Cho đến hôm nay, khi ngồi viết những dòng này, tôi vẫn còn nhớ lời ông dạy. Rằng làm người thì phải sống minh bạch, không được làm điều khuất tất thì lương tâm mới thanh thản và con cháu mới có thể khá giả được... Về phần mẹ thì bà ít khi răn dạy chúng tôi bằng lời nói. Chúng tôi chỉ cảm nhận được bà là người tốt bụng, bao dung. Khi ấy, chúng tôi còn bé không hiểu được gì và những cảm nhận ấy tuy  mơ hồ mà sâu xa, phảng phất mà không phai nhạt. Những cảm giác và ấn tượng ấy đã đi vào lòng trẻ thơ bằng mọi ngõ ngách và tự lúc nào không rõ!

Sau năm 50-51 của thế kỷ trước, mẹ được đi học lớp bình dân học vụ. Vừa mới học được một thời gian ngắn, chiến sự trở nên khốc liệt nên mẹ phải nghỉ học. Nhưng mẹ thuộc rất nhiều chuyện cổ tích và thơ ca, hò vè để “phục vụ” cho bọn nhóc chúng tôi. Vào những đêm tháng Hai tháng Ba, mẹ thường chà khoai, xắt sắn hay làm bông  dệt vải. Quây quần chung quanh, chúng tôi líu lo hỏi bà đủ chuyện. Ví như, ai sinh mẹ ra, mẹ bảo ông bà sinh ra; chúng tôi cứ hỏi mãi dần lên đến ông cố ông cao thì mẹ chỉ còn biết cười, rằng ông cố ông cao là do… ông trời sinh ra; rồi đến khi ai sinh ông trời ra thì mẹ cười xòa rồi bảo… ngày mai nói tiếp.

Mẹ thường kể chuyện nhiều chuyện cổ tích - dân gian như chuyện Thạch Sanh - Lý Thông, Tấm Cám… Và mỗi khi kể xong câu chuyện, thế nào mẹ cũng căn dặn, không được làm ác như Lý Thông vì khi chết sẽ bị Diêm Vương bắt quỳ trên bàn chông, đầu thì đội chậu lửa... Nghe kể đến các hình phạt ấy, bọn tôi rùng mình và cứ xít dần vào lòng bà vì đứa nào cũng sợ ông ác cả!

Tuổi thơ của chúng tôi bềnh bồng trôi qua trong niềm hạnh phúc êm đềm mà bao nỗi nhọc nhằn cơ cực của một miền quê nghèo không thể làm cho mất đi sự trong sáng hồn nhiên.

*

Hồi tôi còn học ở trường làng và cả sau này, tôi thường đưa bạn về nhà chơi. Dù bận rộn thế nào đi nữa, bao giờ mẹ cũng lo chu đáo việc cơm nước cho bạn hữu của con cái. Mẹ nói, con nhà người cũng như con của mình, ai cũng phải đi ra ngoài; có khi cũng lỡ đường; trông mình thì cũng nên biết nghĩ đến người… Triết lý sống của mẹ là làm việc gì cũng hướng đến đời sau! Có một điều khá lạ, là mẹ không mê tín. Không bao giờ mẹ tin chuyện bói toán và hiếm khi bàn tán việc thần linh. Mẹ hành xử như ông ngoại đã dạy theo lời Đức Khổng Tử là, đối với quỷ thần thì phải “kính nhi viễn chi” (cung kính, tôn trọng  nhưng không gần gụi). Nhưng về việc giỗ chạp-Tết nhứt, bao giờ mẹ cũng lo toan rất đầy đủ.

Mẹ thường nói, vào những ngày giỗ-Tết này, mẹ được gặp gỡ chuyện trò với ông bà trong niềm kính trọng và biết ơn. Sau này lớn lên, tôi được biết rằng trong lý luận giáo dục, các nhà sư phạm chú trọng về tính gương mẫu; ví dụ như việc học trò thường nhìn vào cách sống, cách xử thế của người thầy để mà làm theo. Tất nhiên mẹ tôi không biết được sự lý luận này. Nhưng cũng giống như bao bà mẹ khác luôn muốn con mình là người hiếu đễ - trung hậu, cho nên họ luôn sống một đời sống nghĩa tình, xem như đó là cách thể hiện điều mong ước ấy.

Mẹ thường nhắc chúng tôi về thăm ngoại. Hôm thì cái bánh, gói xôi, bữa thì khứa cá đồng kho với mắm dưa… do chị Hai gói sẵn; tôi hoặc em gái kế tôi - cô Sáu - đem vào cho ông bà. Mỗi lần ông hay bà ra thăm, mẹ mừng lắm. Chúng tôi nhận biết được cái tình vừa thân thương vừa kính trọng của mẹ đối với ông-bà và cũng từ sự ảnh hưởng này mà thêm yêu kính ông-bà!

*

Đối với con cháu, nhất là những đứa ở xa về, mẹ như cái “kho” chứa đầy tình cảm. Cái kho ấy “xuất” đủ thứ, lúc thì khoai chà, khoai chẻ (luộc), bánh dầu, khi thì bánh đường bát, mớ mít chín khô...

Tôi còn nhớ như in ngày ông ngoại tôi qua đời, cả gia đình tề tựu lo việc tang ma. Lễ mở cửa mả xong, mẹ dẫn tôi về trước. Vừa đến nhà, mẹ thay bộ đồ tang rồi vác cuốc ra vườn. Tôi chạy theo bên mẹ, lòng tần ngần không biết nói câu gì cho hợp lẽ. Cuối cùng chỉ có mấy tiếng rời rạc, thôi mẹ nghỉ đi mẹ. Dưới nắng chiều, bóng mẹ đổ nghiêng trên mấy vồng khoai lang. Nhìn tôi, mẹ nói:

- Không làm lấy chi ăn con!

Mẹ ơi, con hiểu rồi. Con sẽ luôn dặn lòng, rằng nếu một ngày con không làm việc là con đã có lỗi với mẹ!

Suốt đời mẹ, hiếm khi thấy lúc nào mẹ không làm việc. Khi lên rẫy lúc xuống ruộng, khi ra vườn làm mía làm khoai lúc cấy lúa, trồng bông, nuôi tằm dệt vải… Đến tuổi 90 mẹ vẫn còn cầm dao rọc tàu cau và tự bó thành chổi để dùng trong nhà hoặc đem cho bà con trong xóm. Rồi trong những ngày không còn làm việc được nữa, sáng sáng chiều chiều, mẹ lần theo bức tường ra trước hiên ngồi trên chiếc chõng tre nhìn ra ngõ, ngóng thử có đứa con đứa cháu nào ở xa về thăm nhà. Rồi mẹ lấy mấy hạt cơm dán lên tường cho mấy con thằn lằn bò ra ăn. Rồi mẹ tẩn mẩn gác mấy que củi làm cầu cho đàn kiến đi qua, chăm chú nhìn và cười móm mém...

*

Trong một lần về thăm nhà đông vui, mẹ lấy cọng chiếu xỏ lại lỗ tai. Nhân thế, chị em tôi mua tặng bà đôi bông tai bằng vàng. Mẹ cười như hồi còn trẻ. Lòng rưng rưng bồi hồi, tôi viết nhanh bài “Đôi bông tai tặng mẹ”, in trong chuyên mục truyện ngắn 100 từ của tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, số 513, tháng 12-2004. Trước khi qua đời, mẹ tặng đôi bông tai ấy cho cháu gọi mẹ bằng cố là cu Khoa (mà mẹ thường gọi là cu Hoa vì không đọc được âm “kh”).

*

Đêm trước khi cha tôi chết, mẹ lần dò đến đánh thức tôi dậy và nói:

- Cha của con đã chết rồi.

Trong bóng đêm và trong nỗi ngậm ngùi, tôi bồng mẹ trở lại giường nằm, lòng băn khoăn một cảm giác gì không hiểu rõ. Qua ngày hôm sau cha tôi thở hơi cuối cùng.

Mẹ tôi đã sống gần trọn thế kỷ XX và tám năm đầu thế kỷ XI. Mẹ chẳng đau bịnh gì, chỉ yếu dần như một ngọn đèn khô dầu. Hôm mẹ ra đi, có chị Hai, đứa em gái ở Bảo Lộc về và các cháu. Lúc mẹ thở hơi cuối cùng, tôi ngồi bên tay phải của mẹ, phía trong tường, cạnh cửa sổ; phía bên ngoài là con cháu của bà. Tôi vuốt mặt mẹ. Hàng lông mày của mẹ cong dài và đẹp. Mẹ nằm đó bình yên như đang ngủ. Một giấc ngủ thiên thu.

Phạm Úc


Về Menu

Mẹ tôi

gßi Giải khát với nước chanh lô hội gi廕 sắc vãn van phap co sinh at se co diet 佛說父母 Chùa 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho ruou chua phuoc son kiên ï¾ï¼ suy ngẫm về sự thách thức của giáo Д ГІ dung loi hen voi thoi tranh phat giao qua cach nhin nghe thuat dao vo thuong tu musangsa trung tam thien phat tam long hieu thao cua dua con tat nguyen 30 nam Thịt đỏ làm tăng nguy cơ bệnh đường nhân sự メス sïa bức thư nổi tiếng của cha gửi cho con 自悟得度先度人 thơ Sóng Chế ngự hôn trầm và ngủ gục ç¾ tu the loai van ban kinh phat o an do den he thong xau đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ hay day con rang co tich khong chi la mot mau Làm the van va thien tap Tự chua buu minh Chạm phát thien vien tren bien CÃƒÆ dung mot minh ra khoi Ăn chay một phương thức trị liệu Cỏ ï¾ pham Tam Long những Dễ dàng làm khô chay chiên Ngọt ngào tháng Tư nham Mưa ấm Tháng Giêng Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ