Hồi đó, Thầy Chơn Trí, đệ tử Hoà Thượng Quảng Liên, Tu Viện Quảng Đức ở Thủ Đức giới thiệu, đưa về Mối giao hảo của tôi và Thầy là do một tình cờ, nhưng có sự an bày, sắp đặt của nhân duyên nhiều đời Thầy là một trong những ân nhân đã dìu dắt, giúp đỡ,
Minh Đạo Chính Là Tâm Đạo!

Hồi đó, Thầy Chơn Trí, đệ tử Hoà Thượng Quảng Liên, Tu Viện Quảng Đức ở Thủ Đức giới thiệu, đưa về. Mối giao hảo của tôi và Thầy là do một tình cờ, nhưng có sự an bày, sắp đặt của nhân duyên nhiều đời. Thầy là một trong những ân nhân đã dìu dắt, giúp đỡ, khuyến khích, động viên khi tôi quyết định trở lại Sài gòn lần thứ hai.


Tôi gặp Thầy Chơn Trí ở Chùa Vĩnh Xương, khu Cổng Bà Xếp, Ga Hoà Hưng, đường Hoàn Đạo, sau đổi lại là Trần Văn Đang, quận 3.

Khi đó, tôi lên đây dự lễ chung thất Cố Hoà thượng Trụ Trì chùa này. Chư Tôn đức Tăng cũng hơn 20 vị, kể cả Ban Kinh Sư. Xong việc, Thầy rủ đi qua Minh Đạo tham quan và cho biết là đang ở đó. Thầy khuyên đừng nên ở chùa Vĩnh Xương, vì Hoà thượng mới viên tịch, nội bộ lũng cũng, Phật tử ít tới lui. Tôi chỉ biết nghe và ghi nhận trong lòng.

Qua đây, thấy quý thầy vui vẻ, tự do là đã thích rồi. Buổi chiều được dùng cơm đạm bạc, rau muống luột kiểu miền Bắc, và canh chua dầm cà, đúng với câu, ''lỡ luột rồi lấy nước làm canh'' do chính tay Thầy Chơn Trí nấu. Tuy đạm bạc không cao lương mỹ vị như bên Vĩnh Xương, nhưng không khí đầm ấm của Tăng sĩ, đã làm cho cõi lòng ấm lại.

Cần nói thêm, Minh Đạo trước đó không lâu, do Thầy Trí Lãng làm trụ trì. Nhưng vì thầy có nhân duyên đi xa, nên đã vắng mặt từ đó đến nay. Thành thử, quý bác Ban Quản Trị chùa cung thỉnh Thượng toạ Minh Thành, ở Ấn Quang đảm nhiệm chức vụ trụ trì.

Thượng toạ hoan hỷ hứa khả, nhưng ra điều kiện với Ban Quản Trị, một tháng chỉ về 2 lần, chứng minh, hướng dẫn Sám hối, động viên quý Thầy trong chùa và chia xẻ Phật pháp cho bổn đạo. Vì Ngài còn phải lo báo hiếu, sớm hôm phụng dưỡng Mẹ già tại chùa Ấn Quang.

Thời buổi khan hiếm tu sĩ, nhứt là những bậc nổi tiếng ở Sài gòn, nên Ban Quản Trị đồng ý liền. Sau đó, Thượng toạ Minh Thành mời thầy Quảng Hiền về ở, giao chức Tri Sự để trông coi, quán xuyến mọi việc.

Lần hồi, nhờ đức độ của Thượng toạ trụ trì, nhờ chùa gần khu thị tứ, gần trường học, nên Tăng chúng về đây tu học càng đông. Trên có Thượng toạ trụ trì, dưới có thầy Quảng Hiền, Minh Thông, Chơn Trí Ấn Quang, Chơn Trí Vạn Thiện, Thiện Tâm. Quý Sa-di thì có Minh Hùng, Minh Hiển và tôi.

Thầy Quảng Hiền tự nghiên cứu tử vi đẩu số, nghiên cứu Càn Khảm Khấn Chấn để bấm độn ngày tốt, tìm đường đi xa. Nhưng đi lần nào cũng bị thiên la địa võng giữ lại. Con người phúc hậu, khiêm nhường, khéo léo và thông minh. Nội nhìn cái trán của Thầy cũng biết thuộc loại thông minh cở nào rồi.

Thầy có trình độ học vấn cao, con nhà giàu, đã từng ra làm trụ trì một ngôi chùa khi còn trẻ tuổi. Do biến động xã hội, thầy bỏ hết, đi đây đó kết giao với bạn bè, vui chơi cho qua ngày đoạn tháng.

Thầy không thích làm gì cả, chỉ thích sống vui vẻ, không đụng chạm với ai. Có lần, dẫn thầy về nhà bà dì, trên Tân Bình, ra mắt mấy bà chị, vậy mà thầy nhớ dai, hỏi thăm, nhắc hoài.

Thầy Minh Thông dân Bến Tre lên học Cao Cấp Khoá I ở Vạn Hạnh. Thầy cũng thuộc loại con nhà giàu, thông minh, học giỏi. Chuyện gì nghe qua đều nhớ rõ, thấy ai làm gì có thể bắt chước làm được, nhưng nấu cơm thì chịu thua. Đối với Thầy, chương trình học Cao Cấp hồi đó, hơi thấp, ít thu hút hấp dẫn.

Nên thời gian còn lại, thỉnh thoảng, thầy trau chuốt lại ngón đàn của mình. Nếu là phụ nữ, nghe xong muốn đi tu theo thầy luôn.Mặc dù hình thức là tu sĩ, nhưng trong mình lại có máu nghệ sĩ, thích đờn ca, xướng hát hơn là ngồi thiền. Chắc kiếp trước trên cung trời Đao Lợi, bên khâu đờn ca sướng hát, nên kiếp này giọng hát không thua Minh Cảnh, Hùng Cường.

Thầy Chơn Trí Ấn Quang ngoài chuyện thích nghiên cứu nghi lễ Phật giáo và tổ chức hành hương, còn trung thành với bổn sư nữa. Tháng nào cũng đạp xe đạp về Thủ đức thăm Hoà thượng. Thầy thuộc dạng lanh lợi, học giỏi, nhớ dai, nhưng không thích đi theo con đường học thuật.

Sau này, được thầy Minh Phát truyền chút võ công, vừa trị tà, chữa bệnh, bắt ma, nuôi con nít, vừa hoan hỷ nấu ăn cúng dường đại chúng. Lúc đó, Thầy là nhân vật lo ngự thiện trù phòng số một ở chùa Minh Đạo. Dân ở hai bên chùa, chưa biết ăn chay tu hành gì, Thầy cho vài món chay ăn thử, cũng kết theo thầy luôn.

Còn Thầy Chơn Trí Vạn Thiện, lớn tuổi nhứt trong số quý Thầy, từng làm trụ trì khi còn trẻ, nên kinh nghiệm thu hút Phật tử tràn trề, không ai bằng. Thầy tập trung vào việc tổ chức hành hương, và cho bùa làm ăn, nuôi con nít. Thầy có đám đệ tử tận trung dễ sợ.

Bà Sáu Gà, anh Ba Việt là hai người thường xuyên tới lui với thầy để nhận chỉ định. Hỏng biết nhà bà Sáu có nuôi gà nhiều hông, mà ai cũng kêu là bà Sáu Gà. Gà mà đi tu, theo thầy làm công quả, hổ trợ Phật sự là điều đáng quí. Những người này, hể thầy Chơn Trí Vạn Thiện đi đâu, là họ theo đó, như bóng với hình vậy.

Thầy Thiện Tâm, người trầm lặng, ít nói, ít lên tiếng. Nhìn bên ngoài giống như mấy đạo sĩ khắc khổ trên vùng Thất Sơn Bảy Núi. Từ Sông Bé lên Sài gòn, học ở Phật học Viện Giác Ngộ. Khi Phật học viện bế giảng dài hạn, không chán chường, không bỏ cuộc về vườn, mà tự tìm cho mình một hướng đi mới, để khỏi lạc lõng hay chết dỡ giữa chợ đời.

Cuối cùng, Thầy phát nguyện, học theo hạnh nguyện của đức Dược Sư, ngày đêm nghiên cứu Y học dân tộc và châm cứu giúp đời. Có bằng cấp hẳn hòi, hành nghề kiếm sống được, nhưng qua Úc lại đổi nghề khác.

Còn mấy điệu Sa-di tụi tui, tối ngày chỉ biết vui chơi, đùa giởn. Hết giởn dưới đất lại chạy lên lầu, lên chánh điện, hoặc lên cái gác lửng bằng gỗ, giởn muốn sập chùa luôn. Nhưng chùa đúc bằng bê-tông cốt sắt, quý điệu cộng lại chưa tới trăm ký, làm sao sập nổi!

Vậy mà quý Thầy thương hỏng hết. Ai cũng thích trở lại sống thời kỳ làm điệu, cho bớt khổ, nhưng qua rồi, đâu lấy lại được, đành nhìn trẻ nhỏ vui cười, vô tư chạy giởn mà cười theo chảy nước mắt!

Minh Hùng sau này siêng năng học tập, cố gắng vươn lên, cũng tốt nghiệp đại học Sư Phạm ngành Trung Văn, sau đó lãnh chức trụ trì ở quận năm. Phát tâm phục vụ một thời gian cảm thấy vừa đủ, bèn sanh tâm phấn đấu cầu học, nên quyết định tự túc du học Trung Quốc, rồi tạo nhân duyên tìm đường bay qua Mỹ.

Minh Hiển còn nhỏ xíu, không biết gì; bị gia đình dụ đi tàu chơi, rồi chủ ghe chở tuốt qua đảo. Lần hồi bỏ đảo nhỏ tới ở đảo lớn là Tân Tây Lan. Vì còn nhỏ, không có thân nhân, may mắn có tấm y vàng giải thoát, có chiếc áo tràng thanh cao, nên được quý Ngài lớn thương tình động viên giúp đỡ.

Những kỷ niệm nơi đây nhiều lắm, kể không hết đâu! Có một ngày, trong giờ ăn trưa, thầy Quảng Hiền nói: "quý Thầy ở đây ai cũng giỏi hết, trong điều kiện khó khăn cực khổ như thế này, mà ai cũng giữ được chiếc áo tu và tư cách của người con Phật, thậm chí mấy chú nhỏ, cũng bắt đầu đủ lông đủ cánh tung bay. Vậy thì từ nay, coi như ai ai cũng xứng đáng được tôi tôn xưng là Tổ hết!"

Từ đó về sau, huynh đệ gặp nhau, không cần nhớ pháp danh để gọi, mà chỉ cần kêu một tiếng 'tổ' là đủ hiểu nhau và ấm lòng rồi! Tiếng 'tổ' ở đây không phải hổn hào, ngạo mạn cống cao, muốn làm tổ, làm Phật, mà 'tổ' ở đây mang tính cách nhắc nhở những tháng ngày gian nan lận đận, có trước có sau!

Phía trước chùa, từ sáng sớm đến chiều tối, ồn ào thấy sợ. Vì hơn phân nữa con hẻm là những quầy buôn bán thức ăn. Đối diện chùa, là mấy tiệm bán phở bò, phở heo tanh rình. Xế chiều còn tăng cường thêm mấy quầy bán đồ thuỷ sản tươi sống.

Nghĩ cũng lạ, phía dưới không xa là nhà thờ Chúa Cứu Thế, uy nga lộng lẫy, rộng lớn vô cùng. Yên tĩnh, thanh tịnh, là nơi con dân nước Chúa đến tĩnh tâm, cầu nguyện, xin tội. Còn ngôi Minh Đạo thì bé xíu, khiêm tốn nằm trong khu hẻm đông đúc dân cư, giống như chợ chồm hổm không hơn không kém.

Mỗi buổi sáng, dân bản xứ và dân tứ xứ vào đây thưởng thức cà phê cà pháo, vừa nói chuyện tầm phào, vừa thưởng thức hủ tiếu, phở, cơm xườn, khoa lang, chuối nướng. Ăn xong, ai tất bật vội vã, tiếp tục tung cánh kiếm tiền. Đến khoảng 10 giờ là vắng khách, chủ quán lai rai dọn dẹp, về nhà chuẩn bị cho cử chiều.

Buổi chiều, ai muốn ăn bào ngư, thèm tôm cua, cá óc, đủ loại thuỷ sản thì ghé vô đây. Đồ thuỷ sản ở Sài gòn không chỉ thịnh hành, hợp với túi tiền và khẩu vị của người bình dân, mà luôn cả thành phần thượng lưu cũng khoái.

Minh Đạo ngày đêm phải luyện phép gồng, uống thuốc gồng, trân mình vui vẻ hứng chịu, không kiêng kỵ những thứ tanh hôi, dơ dáy từ cuộc đời ban tặng.

Chùa lúc đó nói tiếng chúng đông, nhưng sinh hoạt theo tinh thần tự do triệt để. Ai có khả năng làm gì thì làm việc đó. Không cưởng cầu, không bắt buột. Ai rãnh rỗi thì nấu cơm, lặt rau, ai thích lắng động tâm tư thì tụng kinh, hành thiền, niệm Phật. Hoan hỷ tu, hoan hỷ làm, chẳng ai phân công ai, chẳng ai phân bì so đo với ai hết!

Nếu huynh đệ trong chùa, ai cũng ý thức sống vui như vậy thì đẹp đẽ và hạnh phúc biết mấy! Nhưng vì sinh hoạt dễ dãi quá mức này mà đôi khi, chỉ có một thầy, hay một chú hướng dẫn những khoá lễ hằng ngày thôi.

Từ từ, Ban Quản Trị chùa phát hiện. Họ có mời quý Thầy lớn hợp và cầu thỉnh hướng dẫn tụng kinh đều đều, đặc biệt là thời kinh mỗi tối. Vì có Phật tử muốn tập tu, mới tới lui cầu học nghi lễ nhà chùa. Nhưng đã số không ai trực tiếp hướng dẫn, riết rồi họ cũng chán nản và tìm chùa khác để tu.

Vả lại, năm đó nhằm mùa bóng đá World Cup, quý Thầy và quý chú thức khuya canh coi bóng đá được, chứ thức khuya tụng kinh thì không thức nỗi nữa.

Những Phật tử khó tánh, ảnh hưởng kiểu tu khắc khổ, chuông mỏ tối ngày, tâm thành cúng chùa hộ đạo, tin tưởng vào sự xả ly ngũ dục của quý thầy, mà chính mắt họ thấy quý thầy mê coi đá banh hơn mê tụng kinh, thì hỏng chán, hỏng la làng sao được!

Trong chùa không cho sắm ti-vi, đi qua nhà đệ tử coi, đâu có sao. Sát bên chùa, có mấy gia đình trung thành với chùa, hoặc có gia đình đạo Thiên Chúa, nhưng có thiện cảm với quý thầy, quý điệu. Họ cũng mời về nhà nấu nước pha trà, ăn mì gói để coi đá banh. Còn gì sướng thích bằng tình làng nghĩa xóm đó!

Phần quý thầy trong chùa tu cao, vô tư lắm. Ai cũng thâm nhập tinh thần tự tu tự độ của nhà thiền. Mình tu mình biết, đâu cần ai biết. Mình ăn mình no, đâu cần người khác ăn dùm mình. Tu trong làm việc, làm việc trong tu, thậm chí, vừa coi đá banh vừa tu cũng được. Phật tử không đi chùa là tự họ thiệt thòi! Quý thầy chẳng can hệ gì!

Những Phật tử này mới phàn nàn với Ban Quản Trị, kể rõ sự tình, đầu đuôi góc ngọn. Về sự không hướng dẫn khoá lễ hay để cho mấy điệu Sa di hướng dẫn lượm thượm, không trang nghiêm chút nào.

Mới đầu còn thông cảm, bỏ qua, nhưng lần hồi, làm quá, họ chịu đựng không nổi nữa, nên đề nghị Thượng toạ Trụ Trì ra mặt giải tán quý thầy, không cho một ai ở nữa!

Cuối cùng, mạnh ai nấy tung cánh bay vào phương trời vô định, nhưng Thượng toạ Trụ Trì thì vẫn tiếp tục trụ trì, nhờ vậy mà hiện giờ, quý thầy đa phần đều thành tài, nên danh nên phận hết mới dữ chứ!

Số còn lại ở Việt nam cũng ăn nên làm ra, ai cũng có vị trí và đóng góp nhứt định cho đạo pháp, dân tộc.

Ôi Minh Đạo, một thời là nơi chở che cho bao trái tim, là nơi dưỡng nuôi tâm đức cho bao con người, là nơi hun đúc cho những người con Phật, tung cánh đại bàng, đi vào phương trời vô trụ.

Phải chăng, ai muốn khơi nguồn đạo tâm, hay sống trọn vẹn với tâm đạo, thì hãy nhớ những phút giây, những tháng ngày ở Minh Đạo. Vì vậy, Minh Đạo chính nơi chốn để con người trở về tâm đạo!!!
 

Úc Châu, T.K.Thiện Hữu
 

 

Về Menu

minh đạo chính là tâm đạo! minh dao chinh la tam dao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chay lam Thiền là sống tỉnh thức trong từng phap Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc đà nẵng quan niệm về ăn chay của các doanh nhân quan the am mà trải bai Ăn chay để chống lại biến đổi khí Nghe cÃ Æ chua Lá thư Xuân cấu trúc sinh học của con người phù nguoi giới chua hoa yen phat phap e obermiller lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the giản đơn một mùa mai của Bong Nhìn Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn c½u doi nguoi la huu han Dưới bóng Từ bi làm sao để tu tập theo giáo pháp của người Bông huệ xào Quảng phap thi anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Ăn trái cây tươi giúp giảm nguy cơ bệnh Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa vuon dau nam huong ve tam Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn Bông li bỏ cuộc vui chóng Húy Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng viễn Vận động viên cử tạ ăn chay tại 66 câu thiền ngữ chấn động thế giới bay lრấn Gương Người làm ngành nghề nào có khả năng