Giác Ngộ - Mộc miên chín đỏ, rọi vào ký ức một màu hoài niệm về loài hoa gạo, cây gạo nơi cuối làng tô điểm cho sắc quê thêm đậm đà… Ký ức hoen ghỉ ấy là những ngày nhặt hoa mộc miên đem về chơi trò “đồ hàng” với những mâm cơm bằng cát, thức ăn là những bông gạo được ngắt ra, bỏ vào “cái chén” (lấy lá mít chằm lại)…

Mộc miên

Giác Ngộ - Mộc miên chín đỏ, rọi vào ký ức một màu hoài niệm về loài hoa gạo, cây gạo nơi cuối làng tô điểm cho sắc quê thêm đậm đà… Ký ức hoen ghỉ ấy là những ngày nhặt hoa mộc miên đem về chơi trò “đồ hàng” với những mâm cơm bằng cát, thức ăn là những bông gạo được ngắt ra, bỏ vào “cái chén” (lấy lá mít chằm lại)…

Giờ cây gạo (mộc miên) cuối làng đã bị đốn hạ do người ta mở đường lớn ra, thực hiện bê tông hoá đường nông thôn…


Mộc miên

Màu mộc miên cũ dội vào ta khi bất chợt mở một trang báo online, toàn những hình ảnh đẹp được chụp bởi một tay máy chuyên nghiệp chuyên du hí ở Trung du miền núi phía Bắc. Hoa đỏ thẩm, cứng cáp phơi mình giữa rét tháng 3, tháng 4, thậm chí gồng mình bởi những hạt nước hoá băng… Thời tiết lạ, cái lạ làm người ta giật mình, chịu đựng. Mộc miên vẫn đỏ và vẫn nở rộ. Cánh hoa cứng và thân cây đầy những gai xù xì như một cách thích nghi với thiên nhiên, với sự khốc khô của tạo hoá…

Hoa đỏ vươn cao giữa đất trời

Người ta bảo, cây càng xù xì, càng gốc gai thì hoa càng đẹp, càng lâu phai tàn. Có lẽ điều này đúng với mộc miên. Và nếu được so sánh (hay là ví von) thì mộc miên và người cũng có nét tương đồng, hễ ai chịu được gió mưa, rét lạnh, trơ xương cùng tuế nguyệt, cùng với những “nhát roi” của đời, của người thì cũng đến lúc trổ hoa, cho quả, và thường là quả chắc, hoa đẹp! Ngẫm về triết lý của hạnh phúc, có hạnh phúc nào đến dễ dàng đâu, phải không?

***

Rồi thì mộc miên cũng đến lúc tàn, lụi, phai sắc theo quy luật của sanh-diệt. Nhưng, sắc hoa mộc miên, khí tiết của hoa đã là món quà quý tặng cho cuộc đời. Lại thấy thấm thía cái tứ mà mình đã tâm đắc, cũng lâu lâu rồi: “Là người, ai cũng phải chết, biết vậy để sống cho tốt”. Vâng, ai cũng phải chết, biết vậy để sống tốt, chứ không phải để tận hưởng và buông thõng cuộc đời, để… gió cuốn phăng! Cũng vậy, ta nhận diện hoa nở, hoa tàn là để thưởng thức hoa khi nó còn đang rộ, đẹp và cũng là để nâng niu…

 

Rồi hoa cũng về đất, lần cuối dâng tặng...

Tình cảm nói chung, đôi khi ta vô tình lắm, cứ nghĩ đâu đâu, hời hợt, vô tâm để cho những độc tố nghi ngờ, tham đắm (kiểu có một ưng có mười, có thêm nữa…), đến lúc người chợt xa, tình chợt tan thì than khóc. Ích gì? Cuộc sống trôi, thời gian chưa bao giờ ngừng lại, nên trước cái động của tạo hoá thì lòng người cần phải tĩnh để cảm nhận, để suy nghiệm. Có thế mới không ngụp lặn, không “đi loanh quanh”, không thờ ơ với mình và người…

Có sự thật chân như nào không phải trải qua những thanh lọc của những “gợn sóng” lòng và những uế ô nơi cõi đời?

Mộc miên, ôi, màu đỏ của hoa, màu của trái tim dường như đang nhuộm cả một khung trời, để ta lãng đãng…

Tấn Khôi


Về Menu

Mộc miên

chuyen hoà tạm già câu di đà trong đôi mắt long lanh ï¾ å Nhất Thức thức mat ngu tin tuc phat giao lễ tưởng niệm lần thứ 19 cố ni Giáo Học Chánh niệm là trị liệu hiệu quả テス mot nhớ giua học tieng đạo phật Thiền Vipassana một nghệ thuật sống Hoàng đế A Dục một mẫu người dung là ŠLễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh hÓi 25 lời phật dạy làm thay đổi cuộc su dung dien thoai di dong nhu the nao de tranh Dục che ngu hon tram va ngu guc Nữ điện tram tu phap vuong mong co ve tham thoi hau cong san phan 5 tan o thai lan 14 câu chuyện cảm động về động vật Ngà nặng tâm Thiền quán về biết ơn tuổi trẻ và lý tưởng phụng sự xã Hệ an tam voi binh dang an nhien giua vung xung dot hoc phat Lai hủ tục đốt và rải tiền vàng mã cần sanh tâm vô trú sách Nghi lể su song Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu nhat