Giác Ngộ - Ngày mẹ mang bầu và đẻ chị tôi, xinh xắn, ngoan và dễ nuôi như một quả trứng. Nhưng đến thời của tôi, thì thật không được như thế. Những năm 1990, 1991 - vừa hết thời bao cấp không lâu. Không thể bám trụ mấy nghề ăn lương Nhà nước lúc bấy giờ, bố tôi bỏ y, mẹ tôi bỏ dạy, cả 2 người đi theo ngành buôn bán nhỏ lẻ, bán rau, bán gạo… kiếm từng đồng nuôi 2 chị em…

Lời yêu thương:

Một khoảnh đời, bố mẹ và triết lý sống cho con…

Giác Ngộ - Ngày mẹ mang bầu và đẻ chị tôi, xinh xắn, ngoan và dễ nuôi như một quả trứng. Nhưng đến thời của tôi, thì thật không được như thế. Những năm 1990, 1991 - vừa hết thời bao cấp không lâu. Không thể bám trụ mấy nghề ăn lương Nhà nước lúc bấy giờ, bố tôi bỏ y, mẹ tôi bỏ dạy, cả 2 người đi theo ngành buôn bán nhỏ lẻ, bán rau, bán gạo… kiếm từng đồng nuôi 2 chị em…

>> Lòng khoan dung của mẹ

1. Mẹ mang bầu tôi, bị nghén không ăn được, ốm nhom, mà sáng sớm phải dậy, rồi đem cà, trứng ra chợ bán, các bác hàng xóm, ai nhìn mẹ cũng xót... Bố bảo, từ khi trong bụng mẹ, tôi đã được theo mẹ đi lên các chuyến tàu lấy hàng khắp mọi nơi rồi.

mecon.jpg

Mẹ quê và con trong những bước đến trường - Ảnh minh họa

Ngày mẹ sinh tôi, bố kể lại rằng tôi rất khó ở. Ông ngoại xem tôi sinh vào giờ Quan Sát, nên phải gửi vào chùa để dễ nuôi hơn. Mẹ tôi lúc ấy, hằng đêm phải bế tôi ra bưu điện của thị xã, nơi duy nhất có ánh đèn, đi đi lại lại, dỗ dành cho tôi nín. Bố thương mẹ thức đêm, lại lẽo đẽo dậy, 2 vợ chồng bế con lang thang đến tận 2-3 giờ sáng cho đến khi tôi ngủ, mới được về, rồi 4-5 giờ sáng lại phải dậy để chuẩn bị bán hàng.

Tôi bé, mẹ khổ vì hàng xóm suốt ngày nói: “không biết nuôi con”. Tôi còi cọc, không ăn bột, ăn cháo, hay cơm nhai. Tôi cai sữa mẹ, rồi ăn mì tôm, và ăn cơm luôn. Rất nhiều cô bác xung quanh xóm, ai cũng thử giằng lấy tôi, đút bột cho ăn 1 lần, và ai cũng bị tôi phì phì vào mặt lần ấy.

Cả 3 năm học mẫu giáo là 3x365 ngày tôi khóc lóc đến mức giáo viên dù nể mẹ tôi lắm, nhưng cũng khối lần muốn “đuổi” tôi về, lấy cớ là cháu còn bé quá, và khóc dữ quá. Lớn lên một chút, 5 tuổi, cô hiệu trưởng reo với mẹ tôi như kì tích: “Nó biết ăn cháo rồi”.

Bán gạo, bán rau một thời gian, có chút vốn liếng, bố mẹ chuyển sang bán đồ chơi, quần áo… rồi cứ thế, phất lên, làm nghề du lịch… Nghề du lịch có tiền, nhưng mẹ vốn là người chịu thương chịu khó. Ngày ấy, tôi hay càu nhàu mẹ rằng: tại sao có người giúp việc, mà mẹ không để họ làm như các nhà hàng khác. Mẹ chỉ lắc đầu: sao bắt họ làm quá sức được con. Vậy là những người giúp việc, cứ đúng 11h đi ngủ, 6 rưỡi sáng dậy, còn mẹ… Mẹ thức dậy từ 4 rưỡi sáng để đi chợ sớm, rồi khách hát hoặc ăn uống đến tận khuya, cũng chỉ có bố mẹ thức…

2. Tuổi thơ tôi lớn lên gầy yếu và gắn với thuốc men. Tôi mắc đủ các thứ bệnh trên đời, tiền bạc, tài sản của bố mẹ cho chị đi du học, có lẽ cũng chẳng nhiều bằng tiền chữa bệnh cho tôi. Có thời gian, ước mơ của tôi chỉ là được như một đứa trẻ bình thường, chẳng bao giờ có bệnh tật gì, chạy nhảy tung tăng và bố mẹ không phải thức đêm trông tôi định kì như vắt chanh nữa.

Sau mỗi lần ốm, tôi gầy đi một, thì bố mẹ gầy đi nhiều. Nhiều lần tôi khóc lóc: “tại sao mẹ sinh con thế này”, “tại sao mẹ sinh con thế kia”. Những lúc ấy mẹ chỉ lườm trêu tôi, đôi lúc cười buồn, đôi lúc lặng yên không nói gì. Tôi vẫn nghĩ bố mẹ mình là những “siêu nhân”, bởi bố mẹ không-bao-giờ-ốm cả. Lớn lên mới biết, bận nuôi 2 chị em tôi, lấy đâu ra thời-gian và tiền-của để cho bố mẹ được-phép ốm? Mẹ mệt, không dám mua thuốc, mẹ yếu, không dám tẩm bổ,… tất cả là vì dành hết tiền cho chị em tôi.

3. Khi đi học, tôi hay “mặc cảm”, cáu gắt mỗi lần bạn bè nhìn tôi với ánh mắt tỏ ra rất hiểu biết: “A, ấy là con gái ngày rằm có khác”. Mỗi lúc như thế, mẹ thường ôm tôi, hôn vào trán, và cười: “Trai mùng một, gái ngày rằm - Nuôi thì nuôi vậy, nhưng căm dạ này. Ai bảo con đanh đá gớm ghê. Con không như thế. Con gái mẹ sinh ngày rằm là sắc sảo, thông minh. Nhưng khó nuôi. Sau này chồng con nuôi con không biết có khổ không, nhưng bố mẹ nuôi con thì chắc chắn là khổ”. Chỉ cần thế thôi, là tôi lại cười hì hì, và tự mãn vì mình là một cô gái ngày rằm lắm.

Ngày tôi cấp 1, cấp 2, tôi là niềm tự hào của bố mẹ. Bố mẹ làm nghề kinh doanh, không có tước vị như những bậc phụ huynh khác. Nhưng mỗi lần đi họp phụ huynh là một lần bố mẹ mát mặt vì người khác trầm trồ. Mẹ bảo niềm tự hào của bố mẹ, chỉ là các con, dù có gặp mặt bạn bè, cũng chỉ có một chủ đề con cái để nói chuyện, vậy nên chúng tôi phải thật cố gắng để bù đắp công sức của bố mẹ.

Lên cấp 3, tôi thi vào trường chuyên thành phố, ở xa bố mẹ, vì nhiều lí do, tôi ham chơi hơn. Mẹ khóc nhiều nhất là năm tôi học cuối cấp. Tôi thi trượt đại học. Mẹ sốc đến độ gọi điện cho bạn thân - mẹ nuôi của tôi, không nói được tiếng nào, òa khóc nức nở. Mẹ nuôi tôi kể lại cảm giác ngày ấy với tôi, nói rằng bà hoảng hốt lắm, vì nghe tiếng khóc của mẹ tôi, biết rằng mẹ tôi đã gặp phải “tâm nạn” lớn lắm rồi.

Có thời gian mẹ hay khóc rồi tự trách mình: “mẹ hối hận vì để con đi xa mẹ sớm, con thay đổi”. Những lúc ấy tôi chỉ biết im lặng nhìn mẹ, lòng xót xa vô hạn.

me tao tan.jpg

Vòng xe của mẹ, vòng đời của con - Ảnh minh họa

4. Mẹ đi xem bói, thầy bói nói tôi bị người khác làm cho vấp ngã. Mẹ về, không tin, đến bây giờ vẫn không tin rằng tôi và bạn trai khi ấy chia tay, mà tôi-không-phải-người-nói-trước. Lòng tự trọng của mẹ, không cho phép, càng không tin rằng con gái của mẹ bị như thế.

Dù chưa bao giờ nói ra, nhưng có một thời gian tôi luôn trách mẹ vì ngăn cản tôi và chàng trai đầu tiên ấy. (Phải nói rằng tôi chưa bao giờ dành tình cảm nhiều đến như thế cho một người bạn khác giới.). Trong mắt mẹ, người con trai ấy là người đầu tiên trong đời tôi nói yêu thương, công khai thú nhận tình cảm với bố mẹ. Trong mắt mẹ, chàng trai ấy là người đầu tiên trong đời làm tôi rung động. Thế mà, mẹ đã ngăn cản hết mình vì vài lí do, vậy nên, trong lòng tôi luôn có một nỗi hờn giận vô cớ.

Nhưng một thời gian sau, tôi mới biết rằng, tôi khóc bao nhiêu sau mối tình tan vỡ ấy thì mẹ tôi khóc nhiều bấy nhiêu. Những ngày tôi nằm liệt giường, những ngày tôi bỏ ăn bỏ uống, những ngày tôi ngã vật ở cầu thang, hoặc bất cứ đâu trong nhà, mẹ là người nâng đỡ, ôm lấy tôi dìu dậy. Một lần, mẹ ôm tôi, khóc rất to: “Con đau bao nhiêu, mẹ đau bấy nhiêu. Nhìn con khóc, mẹ đau như cắt từng khúc ruột”.

Tôi không biết rằng, mẹ vẫn âm thầm nghe ngóng các thông tin về người bạn trai cũ ấy, trong điện thoại mẹ vẫn lưu các số điện thoại của anh. Tôi không biết rằng, rất nhiều lần mẹ hỏi thăm anh, nhưng thực ra là trong lòng xót xa mỗi lần nhìn ánh mắt tôi khi nhắc lại người ấy.

Mẹ kiên nhẫn chỉ cho tôi rằng trên đời này không chỉ có một chàng trai tốt, rằng tôi sẽ gặp những người khác nữa, rằng những gì đã qua, tôi đừng nên nhìn lại. Mẹ kiên nhẫn chỉ cho tôi rằng, tôi không bao giờ cô độc đâu, vì trên thế giới này, ít nhất, vẫn còn gia đình, là những người sẽ khóc cùng tôi khi tôi mệt mỏi nhất, sẽ nâng tôi dậy khi tôi vấp ngã…

5. Tôi lớn, gia đình có điều kiện hơn trước, bố mẹ nghỉ làm du lịch, chỉ ở nhà, nhưng lại vẫn suốt ngày lo âu vì chị em tôi. Mẹ rơi không biết bao nhiêu nước mắt mỗi lần có người gọi về báo tôi ngất phải đưa vào bệnh viện, khóc không biết bao lần khi tôi lăn lộn một mình tìm nhà trọ ở Hà Nội rồi phải vạ vật đi ở nhờ hết người này người kia. Mẹ lo lắng đến nỗi mỗi ngày bắt tôi gọi điện về, để tạo thành thói quen không làm mẹ mỗi lần thấy tin nhắn của tôi là giật mình, là thoảng thốt lo âu nữa.

Tôi lớn, có nhiều bạn bè mới, có những người bạn đặc biệt, có những người làm tôi nhớ nhung và muốn gặp gỡ hơn cả về nhà ăn bữa cơm tối. Tôi lớn, xa gia đình, xa bố mẹ, mải mê với những mối quan hệ quay cuồng mà quên mất mẹ vẫn ở nhà, hằng lo cho chúng tôi từng miếng cơm, chiếc áo.

Định nghĩa về Mẹ

Người phụ nữ là “dâu trăm họ”, cả đời chỉ thèm khát một lần được du lịch cùng “cơ quan” - điều không bao giờ trở thành hiện thực nữa, từ cái ngày bố mẹ bỏ nghề để tìm cách nuôi chị em tôi tốt hơn.

Người phụ nữ mà vì nuôi tôi quá vất vả, đã không “dám” sinh thêm một người nữa, dù bố mẹ tôi cũng tha thiết một thằng con trai để nối dõi.

Người phụ nữ có dáng ầy nhỏ ấy, là người phụ nữ cả đời này tôi mang nợ, không biết bao giờ trả hết…

Người phụ nữ ấy, là mẹ tôi…

6. Tôi đi học đại học, vừa học vừa làm, kiếm ra vài chục triệu/năm, đưa cho mẹ không bao giờ mẹ nhận, chỉ xót xa lo tôi kiếm tiền sẽ tốn sức, thương tôi gầy nhom và còi cọc hơn bạn cùng lứa.

Mẹ luôn không muốn tôi đi làm, nhưng lại rất tự hào mỗi khi thấy thành quả của tôi, như tôi là đứa tự lập lắm, mà không để ý kể công rằng tôi tiêu của mẹ bạc tỉ chỉ vì mẹ không muốn tôi phải đi ở trọ như người khác. Mẹ hài lòng với bạn bè mỗi khi tôi cầm bảng điểm cả lớp về.

Mẹ tự hào nói rằng không còn phải suy nghĩ dù chút xíu vì tôi như những năm trước nữa. Mẹ vui vẻ nhưng lại không bao giờ để ý rằng, những nếp nhăn trên trán, trên khóe mắt, bờ môi, của mẹ, do những lỗi-lầm năm-trước của tôi, là những thứ không bao giờ có thể chuộc lại nữa…

Tôi 20 tuổi, lớn hơn trước. Tôi thay bố mẹ đi ngân hàng, cầm của mẹ cả trăm triệu đi đặt cọc nhà, thay bố mẹ đứng tên trong nhiều việc. Tôi 20 tuổi, cùng bố lo lắng những việc trong họ như một thằng con trai. Tôi 20 tuổi, tưởng mình gánh vác được nhiều lắm…

Vậy mà, tôi cứ lo lắng về tương lai nhỏ nhoi, thương tiếc vì những nỗi buồn vụn vặt. Không kịp để ý bố dạo này bệnh, yếu hơn trước rất nhiều. Tóc mẹ đã xuất hiện những sợi bạc ác ý không người phụ nữ nào muốn. Da mẹ có nếp nhăn, mắt cũng đã mờ bởi nhỏ nước vì tôi nhiều lắm.

Tôi 20 tuổi, lớn nhưng không khôn, vẫn cứ làm mẹ buồn mỗi khi không nghe lời, làm việc thiếu chỉn chu, và vô tâm với gia đình. Mẹ dù trước mắt tôi có to lớn và vĩ đại đến đâu, cũng chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé, dịu dàng và khát khao nuôi dưỡng, bảo vệ một mái ấm trọn vẹn như bao người phụ nữ khác. Bố mẹ dạo này yếu hơn trước, mẹ hằng ngày sáng tối tụng kinh, niệm Phật, cầu bình an cho gia đình, dòng tộc.

Mẹ là người phụ nữ mà khéo léo nhất tôi từng gặp, một người phụ nữ hiền nhưng nghiêm khắc với con, lại rất đỗi dịu dàng với bố.

Người phụ nữ ấy, là người mà từ khi nhà chúng tôi chưa có điều kiện, nhưng đã cho chị em tôi có một cuộc sống đầy đủ và sung sướng hơn những đứa trẻ khác, vì muốn “các con vươn lên”.

Người phụ nữ là “dâu trăm họ”, cả đời chỉ thèm khát một lần được du lịch cùng “cơ quan” - điều không bao giờ trở thành hiện thực nữa, từ cái ngày bố mẹ bỏ nghề để tìm cách nuôi chị em tôi tốt hơn.

Người phụ nữ mà vì nuôi tôi quá vất vả, đã không “dám” sinh thêm một người nữa, dù bố mẹ tôi cũng tha thiết một thằng con trai để nối dõi.

Người phụ nữ có dáng ầy nhỏ ấy, là người phụ nữ cả đời này tôi mang nợ, không biết bao giờ trả hết…

Người phụ nữ ấy, là mẹ tôi…

Tôi 20 tuổi, không hứa hẹn được nhiều điều cho tương lai, chỉ biết yêu thương người phụ nữ 20 năm qua đã nhịn ăn, nhịn mặc để chăm sóc 2 cô công chúa bé nhỏ của mình, tự nhủ mình rằng: “Tôi còn Mẹ, nên đừng làm Mẹ khóc - Đừng để buồn lên mắt Mẹ, nghe, Tôi!”.        

Cùng bạn đọc:

Viết những lời yêu thương cho ba, cho mẹ, tại sao lại không? Bạn hãy viết đi, để trải lòng, để tưới tẩm hạt giống yêu thương trong mình, nhất là trong mùa Vu lan này. Hãy gửi những lời yêu thương về cho Giác Ngộ Online, chúng tôi sẽ là một nhịp cầu để bạn gửi yêu thương cho ba mẹ mình.

Bài vở xin gửi về: bandocgiacngo@gmail.com

Giác Ngộ online 

Lưu Quỳnh Trang Anh         


Về Menu

Một khoảnh đời, bố mẹ và triết lý sống cho con…

9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào lạy phật hoi kinh thien sanh hạnh phúc ở đâu Tức giận là kẻ thù của sức khỏe Lý do gây mất ngủ khi trưởng cháo hoan hỷ ngoại tình là kẻ sát nhân phá hủy hôn Tu cau nguyen co duoc ket qua nhu y khong ï¾ å Xa giå Súp rau củ tốt cho sức khỏe Hãy Phật giáo Suối Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều biển đời nhiều sóng cả Đầu năm theo mẹ đi chùa cÃÆn Lần Đầu năm theo mẹ đi chùa tp MÃ tát dia nguc co that hay khong chua chua am cua bac chùa âng mot ky quan cua myanmar đạo ngay lẽ Trở về với thiên nhiên y học của cẩn dien Tinh lai Phật giáo sợi phà 4 bí quyết giúp sống lâu DẠy đường Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật trái Thầy thieu 20 10 テス nhung học phật 18 bai hoc dat gia giup ban ton tai tren the gioi