Trong sự nghiệp hoắng pháp, sự sáng tạo thật vô cùng cần thiết và không có điểm dừng
Một số nhận định về kỳ thi diễn giảng của lớp cao cấp giảng sư khóa V

.
Người giảng sư cầu tiến là luôn làm mới các bài giảng, trong đó văn phong khi diễn đạt là một thành tố rất quan trọng, bởi chúng ta không phải đang viết văn mà là đang "nói văn", viết văn sai có thể tẩy sửa nhưng nói văn trật thì vô phương !

Phải nói rằng từ khâu tổ chức sắp xếp đến phân bố nhân sự trong kỳ thi diễn giảng học kỳ 2, lớp Cao cấp giảng sư khóa V của ban Hoằng Pháp TW tháng 5- 2012 quả thật quá chu đáo.
 
Điều này biểu hiện tâm huyết của Chư tôn đức phụ trách khóa học là đáng khâm phục. Với góc nhìn của một thành viên trong Ban giám khảo kỳ thi, chúng tôi có một ít nhận định về phong cách năng lực của các Tăng ni giảng sinh như sau:

A_VỀ ƯU ĐIỂM

_1_Phần lớn Tăng ni giảng sinh đã có tác phong ổn định khi thuyết trình

Điều này là tất nhiên, khi đây là lớp Cao cấp giảng sư lại là kỳ thi cuối, các vị đang sắp sửa bỏ lại sau lưng cả một quá trình học tập chuyên môn và lĩnh hội kinh nghiệm truyền trao từ các bậc tôn đức có kinh nghiệm, và trước mặt các vị lại là cả một bầu trời phụng sự hứa hẹn vô vàn những cống hiến nhưng cũng sẽ không ít thử thách.

Nhìn chung các Tăng ni giảng sinh làm chủ được chính mình, có ổn cố tâm lý và bình tĩnh trình bày hết các nội dung yêu cầu ở mức độ có thể theo năng lực bản thân. Có trường hợp một số vị khi gặp một số tình huống bất ngờ(quên nội dung) và do khả năng ứng giảng linh động chưa dày dạn nên tỏ ra lúng túng trong vận dụng ngôn ngữ và dẫn đến một vài thao tác luống cuống đáng tiếc.

_2_Các Tăng ni giảng sinh đã củng cố được nội dung yêu cầu khi diễn giảng

Điều này thật đáng mừng, bởi nội dung đề tài vốn là linh hồn của một bài Pháp thoại. Người thuyết giảng nếu nắm vững nội dung sẽ rất tự tin khi bước lên Pháp tòa.

Những Tăng ni giảng sinh của chúng ta tuy cách vào đề , diễn đạt ý, kết thúc vấn đề mỗi người một cách nhưng đều nói lên được nội dung cần nói. Một vài vị đã phần nào cho thấy khả năng dẫn dắt thính chúng để nêu bật nội dung chính.

_3_Chất giọng của các giảng sinh nói chung là tốt

Yếu tố chất giọng của một vị giảng sư là cực kỳ quan trọng, đây là phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu mà công việc thuyết giảng công cụ trực tiếp là lời nói(chứ không phải chữ viết).

Cũng có thể do ưu thế về độ tuổi sức khỏe còn đang trong giai đoạn sung sức, nhưng điều này cũng cho thấy rằng yếu tố thành công trong phụng sự của một vị giảng sư đòi hỏi vị đó phải sở hữu một sức khỏe ở mức nhất định, giũ gìn âm sắc, âm lực ổn định mới mong đạt được kết quả tốt trong công việc.

_4_Ngoài một số rất ít các vị vốn có sẵn tố chất của một giảng sư tương lai, còn phần lớn các Tăng ni giảng sinh của chúng ta đều biết nổ lực dụng công để khẳng định mình.

Nhiệt tâm,cẩn trọng và có đầu tư là suy nghĩ của chúng tôi về hình ảnh của các Tăng ni giảng sinh trong mỗi phần thi của mình. Họ đã cố gắng bằng mọi cách để bài diễn giảng đạt mức tối ưu có thể. Họ đã vận dụng " tổng lực" vốn kiến thức đã thu thập được qua quá trình học tập và nghiên cứu, nhằm chỉnh chu hóa bài giảng.

B--VỀ CÁC ĐIỂM CẦN KHẮC PHỤC

_1_Ngôn ngữ hình thể còn cứng nhắc, đơn điệu.

Những diễn giả có đẳng cấp thường có cách biểu đạt ý tưởng phần lớn thông qua sự vận dụng ngôn ngữ hình thể thật đắc dụng. Đó là tính biểu cảm của nét mặt, ánh mắt, những cử chỉ minh họa,...chúng có tác dụng cộng hưởng và làm tăng cấp giá trị của lời nói, khêu gợi sự đồng tình của thính chúng từ đó đạt sức thuyết phục của đề tài. Với các giảng sinh trong kỳ thi vừa rồi vẫn chưa thấy một vị nào nổi bật về bình diện này.

_

2_Chưa có sự vận dụng lời nói để có ngữ điệu sinh động tạo hấp lực đối với thính giả.

Thật ra, trong số các giảng sinh của chúng ta không thiếu những vị có tiềm năng tốt về chất giọng, nhưng sở hữu một vốn quý về âm chất là một việc, khai thác nâng cao để có cách diễn đạt của giọng nói lại là chuyện khác.Nếu không làm được như thế thì quả thật đã uổng phí làm sao! Như ngọc trong đá chưa được giũa mài.

_3_Cách hành văn khi thuyết giảng tuy ổn cố về mặt ngữ nghĩa nhưng chưa đạt đến mức hay và độc đáo.

, Người giảng sư cầu tiến là luôn làm mới các bài giảng, trong đó văn phong khi diễn đạt là một thành tố rất quan trọng, bởi chúng ta không phải đang viết văn mà là đang "nói văn", viết văn sai có thể tẩy sửa nhưng nói văn trật thì vô phương !

Có thể nói các vị giảng sinh đã đạt mức yêu cầu cần có về mặt văn chương khi diễn giảng nhưng chưa có những đột phá, sáng tạo để đạt mức hay và độc đáo khi diễn đạt các ý tưởng và luận điểm.

Một số vị vận dụng lối tự sự khi diễn giảng, dễ mất tính trang trọng của nội dung. Chưa thấy có những vị nổi bật về khả năng vận dụng các thủ pháp nghệ thuật thiện xảo( ẩn dụ, thậm xưng, tăng cấp, điệp từ-điệp ngữ, câu hỏi tu từ. phản đề giả thiết,v,v,...) bởi thế mà bài giảng các vị càng thiếu đi sự lấp lánh, đa dạng phong phú đầy sức sống!

_4_Phương pháp trình bày nội dung có khi sơ lược, thiếu cân đối, thiếu chiều sâu.

Đa phần các giảng sinh khi vào đề đều có lối dẫn nhập phổ biến: một chút gián tiếp, một tí lung khởi, sau đó là đề cập đến chủ đề sẽ trình bày. Nghe ra có vẻ trường lớp như đang làm một bài văn nghị luận.

Có vị suốt thời giảng chỉ thiên về giải thích minh họa mà thiếu hẳn sự sáng tạo nâng cao và mở rộng, do đó mà tính độc đáo riêng không có ( bản sắc đặc thù của một giảng sư) Một số vị khi diễn đạt còn lan man, có khi đi quá xa đề tài, hiệu ứng làm làm "loãng" mất nội dung. Cũng có vị chân chất mộc mạc thái quá .

_KẾT

Nhìn chung, các giảng sinh đa phần đạt được yêu cầu, trong sự cố gắng tự thân cộng với sự ưu ái truyền thụ của Chư tôn có hữu trách như thế cũng là một thành quả.

Những nhận định của chúng tôi chủ yếu hướng đến các tăng ni giảng sinh, rằng chúng ta khi đã xác định lĩnh vực phụng sự là hoằng pháp điều tất yếu là phải luôn nỗ lực và nỗ lực không ngừng trong tu học và rèn luyện kỹ năng.

Mong rằng kết quả kỳ thi hôm nay chỉ mới là sự bắt đầu. Trước mắt họ là một bầu trời bao la và họ chính là những cánh chim mang thông điệp hoằng Pháp của Đức Phật đến với muôn nơi.

Đó chính là một trường học lớn, không giáo tài, giáo án, không luận văn thi cử,... nhưng là nơi thử thách cọ xát để mỗi vị Như Lai sứ giả ngày càng hoàn thiện thăng hoa trong thiện xảo "Đại Phật tuyên dương " của chính mình.

 

Về Menu

một số nhận định về kỳ thi diễn giảng của lớp cao cấp giảng sư khóa v mot so nhan dinh ve ky thi dien giang cua lop cao cap giang su khoa v tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

nhân sự Mẹ Và một chuyến đi Chay lam Thiền là sống tỉnh thức trong từng phap Ăn nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc đà nẵng quan niệm về ăn chay của các doanh nhân quan the am mà trải bai Ăn chay để chống lại biến đổi khí Nghe cÃ Æ chua Lá thư Xuân cấu trúc sinh học của con người phù nguoi giới chua hoa yen phat phap e obermiller lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the giản đơn một mùa mai của Bong Nhìn Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn c½u doi nguoi la huu han Dưới bóng Từ bi làm sao để tu tập theo giáo pháp của người Bông huệ xào Quảng phap thi anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Ăn trái cây tươi giúp giảm nguy cơ bệnh Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa vuon dau nam huong ve tam Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn Bông li bỏ cuộc vui chóng Húy Vị đại sư xấu xí thiên tài lừng viễn Vận động viên cử tạ ăn chay tại 66 câu thiền ngữ chấn động thế giới bay láƒ