Mùa thu đầu tiên sau năm mươi năm mẹ trở về vì nhớ thu Hà Nội và khi đất trời vào ngàn năm tuổi Mùa thu lành lạnh cùng vài hạt mưa nhỏ làm mẹ nhớ Nhớ gia đình mẹ ngày xưa khi còn đông đủ ông bà, nhớ ngày ấy khi mẹ còn nhỏ chút xíu mặc áo dài đỏ chạy lon
Mùa thu Hà Nội

Mùa thu đầu tiên sau năm mươi năm mẹ trở về vì nhớ thu Hà Nội và khi đất trời vào ngàn năm tuổi. Mùa thu lành lạnh cùng vài hạt mưa nhỏ làm mẹ nhớ. Nhớ gia đình mẹ ngày xưa khi còn đông đủ ông bà, nhớ ngày ấy khi mẹ còn nhỏ chút xíu mặc áo dài đỏ chạy lon ton trên phố hàng Bát.


Mẹ đi trong ánh nắng bàng bạc của mùa thu và không khí se lạnh. Sợi nắng vàng óng ánh nghiêng trên vai mẹ. Lâu lắm rồi mẹ mới tắm nắng thu. Cái nắng nhẹ làm mẹ nhớ người xưa, nhớ thời trẻ với mái tóc dài mượt như liễu rũ.

Ai cũng trầm trồ mái tóc dài của cô gái Hà Nội. Hàng phố ai cũng khen mẹ mỗi khi mẹ đi qua. Thời gian đi, mẹ trở về phố cổ ngước nhìn mái ngói rêu phong ngày xưa mà bây giờ đã đổi chủ. Viên gạch cũ đã mòn từ lâu. Nhưng bóng dáng người xưa thoảng đâu đây.

Hôm nay đứng trước tượng Vua Lý mắt mẹ dưng dưng. Vì người dời đô về nơi này mà mẹ biết nơi mẹ được sinh và lớn lên là thành Thăng Long. Ngày còn nhỏ mẹ vẫn được ông bà dẫn ra vườn hoa Paul Bert chơi. Nơi có tượng bà đầm mà sau này mẹ nhận đó là nữ thần tự do ở Mỹ- Con không biết phiên bản nào có trước.

Và sau đó đổi tên là vườn hoa Chí Linh còn bây giờ là vườn hoa Lý Thái Tổ. Ngày còn nhỏ dù nắng hay mưa, xuân hạ thu đông mẹ đều chui qua cổng gạch cạnh bờ hồ rồi mới chịu về nhà. Bây giờ là bà cụ bảy mươi tuổi cũng về đúng vườn hoa ấy và đúng cái cổng gạch ấy để ngồi ngắm và chui qua cổng. Bảy mươi hay bảy tuổi không quan trọng, nhưng khi chui qua cổng mẹ tưởng như ngày còn nhỏ và có bà bên cạnh một phụ nữ xinh đẹp thương yêu và chiều con vô cùng.

Từng bước thong thả mẹ tìm lại dấu giày xưa. Nhưng cát bụi về cát nơi cát bụi, chốn vô thường nào gặp lại lần thứ hai. Còn chăng là tháp rùa vẫn trơ gan cùng trời đất cho ai có đi xa mấy cũng về đúng nơi mình đã từ biệt.

Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa Ô
Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ (*)


Chiếc cầu cong màu đỏ mãi cầm chân cụ rùa mấy trăm năm. Từng bước nhỏ thong thả mẹ vịn cành liễu rủ và nhủ thầm sao liễu không thay đổi. Mẹ đâu biết liễu này là cháu mấy đời của cây liễu năm xưa. Thôi cứ để mẹ mơ như ngày mình còn bé để sống với ông bà ngoại trong phút giây này.

Bên tay trái vẫn là ông ngoại thời trai trẻ và bên tay phải là bà ngoại ngày xuân xanh. Ông bà ngay trên đôi tay, trên cơ thể mẹ mà mẹ vẫn nói hàng ngày. Mắt mẹ sáng như mắt bà ngoại. Dáng mẹ cao giống ông nhưng bây giờ mẹ quên mất rồi. Mẹ đi như giữa hai người thân và môi nở nụ cười bình an.

Chiếc xe nhỏ đưa mẹ về đúng nơi mẹ lọt lòng mẹ. Ngôi nhà xưa cũ lắm lắm và đó là nhà ở tập thể của bao người. Không ai biết đó nhà bảo sanh tư và có bao nhiêu đứa trẻ đã ra đời ở đấy. Mẹ ra đời đúng mùa xuân, mưa còn hung hắng lất phất bay trên chiếc khăn đưa mẹ ra xe về nhà. Mấy hạt mưa làm ông lung túng che nghiêng chiếc dù hồng.

Mẹ rong ruổi về chợ, nơi hàng Da có ngôi chợ nhỏ, nơi người bà cố có tiệm làm va ly, cặp sách. Thời hưng thịnh có bao nhiêu thợ. Nay đổi chủ mẹ không còn nhận ra ngôi nhà cũ. Về Đồng Xuân, hàng Đường có bà bác làm bánh mứt quanh năm. Ngôi chợ có tiếng thanh lịch cũng lắm, chanh chua nhất kinh kỳ. Mấy lần xây lại chợ chẳng còn ai thân quen. Mẹ đi trong thương nhớ người thân. Người xưa về nơi cát bụi.

Mẹ lên đường Cổ Ngư Thăm Chùa Trấn Quốc. Ngôi chùa có Tú Uyên gặp Giáng Kiều, bia Trang nguyên họ Nguyễn, bia tiến sĩ họ Phạm tuy xa xưa nhưng hình mới đâu đây. Mẹ vẫn nhớ những ngày bà ngoại lên chùa lễ Phật mẹ kèo nhèo xin đi cho bằng dù trời xuân hay thu, nắng hay mưa. Mẹ theo từ chợ Hàng Da lên đến tận chùa lạy Phật.

Ngày ấy mẹ còn bé thế là mẹ vui mừng được ngồi xe kéo lên chùa. Lên chùa mẹ vui như tết và lần nào mẹ cũng được lộc phật; Khi thì bánh, khi trái cây. Lần nào có lộc mẹ cũng chia cho cô bạn kế bên nhà. Bây giờ nhà mẹ cũng bán và cô bạn ấy cũng về nơi nao mà mẹ không tìm được. Mẹ tìm lại cội nguồn thì còn vài người họ hàng. Những người biết gia đình ông bà ngoại không còn ai nhớ. Chỉ mấy mươi năm mà trời đất, con người thay đổi nhiều quá. Thế mới biết kiếp sau làm sao gặp.

Mẹ về theo dấu cũ về đền Quan Thánh ngôi tượng đồng đen năm nào mẹ được bà bế lên xoa chân tượng để lấy phước. Mẹ lạy thánh và ngồi trên bậc gạch cũ nhìn xa xăm như nhớ bóng người thân còn đâu đây. Đâu cũng thấy vạt áo dài màu lam, màu tím của bà bay đâu đây. Biết không còn nhưng mẹ cứ ngoái lại nhìn.

Cuối cùng mẹ về với người chị cô cậu ruột với mẹ -đáng lẽ gọi là dì nhưng vẫn quen gọi là bác-. Bác với mẹ thân thiết như anh chị em ruột. Có gì mẹ cũng kể với bác. Bác dạy mẹ học, dạy đan len và bao điều khác nữa. Bác và mẹ có bao nhiêu kỷ niệm ngày thơ ấu, những ngày mẹ và bác bắt đầu lớn lên thành thiếu nữ.

Những câu câu chuyện rù rì trong chăn của hai chị em cứ mãi còn đấy. Bác đi kháng chiến, mẹ lấy chống và vào Nam sinh sống. Liên lạc giữa hai người là điện thoại. Hai người không mấy khi gặp nhau. Đôi ba lần gặp nhau hai người nói chuyện hàng mấy ngày không dứt. Biết bác bệnh mẹ cố ra thăm. Bác bây giờ đau bệnh và yếu đuối. Bác cứ bíu lấy mẹ kể chuyện ngày xưa. Bác kề vai, kề má và nắm tay :

- Bao giờ mình gặp nhau lần nữ hả em?

- Chị cứ khỏe, năm sau em lại về.


Đấy là lần cuối cùng hai người nói chuyện cùng nhau. Hơn mười ngày sau bác ra đi. Tuần đến là giỗ đầu bác. Mẹ buồn gọi điện thoại. Mẹ ngồi mắt nhớ về phương trời ấy nơi có hai chị em.

Mẹ rủ bác đi thăm các chùa nhưng bác lắc đầu. Một mình mẹ đi chùa Bái Đính, chùa Phật Tích, Đền Đô mà cứ nhắc đến người chị. Đến chùa mẹ cứ nhìn như nhìn lần cuối. Mẹ chiêm bái từng tượng Phật một cách rất kính cẩn. Đứng trước tượng, trước chùa mẹ thấy không gian bao la và mẹ tì nhỏ bé vô cùng.

Ngày cuối cùng mẹ về Miếu Khổng Tử. Ngày xưa bao lần mẹ đến đây nhưng hôm nay sao rực rỡ. Mẹ đứng cạnh giếng ngọc, cạnh cụ rùa. Mẹ mua cụ rùa nhỏ xiu về tặng các cháu mong cho các cháu là người hữu ích cho xã hội.

Mỗi nơi một chút. Một tuần ở Hà Nội mẹ vui buồn biết bao nhiêu. Nuối tiếc cũng nhiều biết chẳng thể nào tìm lại dấu vết xưa.

Vội vã trở về vội vã ra đi
Chẳng thể nào qua hết từng con phố.(*)


Mẹ lại về thành phố Hồ Chí Minh. Về nhưng mà nhớ mà thương nhiều lắm. Chẳng nào quên, chẳng thể nào ôm hết vào lòng. Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế...(*)

(*) Nhạc của Nhạc Sĩ Phú Quang
 

Diệu Hoà.
 

 

Về Menu

mùa thu hà nội mua thu ha noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Khi ăn nên nhai kỹ PhÃp ngoi chua trong chuyen tinh ngang trai cua cong thể suy nghiem loi phat cay ruong Chùa Bà Thao Bắt đầu từ tâm trạng khỏe 10 nghiệp lành mang lại phước đức chùa hòa thạnh chùa cây mít Hạnh nước mùi vị nước Nguyện to su chãƒæ 9 cách phát bồ đề tâm hấp Mì ăn liền không tốt cho tim mạch các nguyên tắc đạo đức của phật tử nguyện Thận lam the nao de chuyen nghiep Cây chùm bao tri thiê ý những điều cần biết về bệnh tiểu Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện ngung cot quat tu golgul temple mật vasumitra tÃÆ 1 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua Hà quả bi quyet de co hanh phuc chi trong 15 phut moi 5 tan o thai lan Vu Khổ Chuyến quet gia tài thực thụ ngoại tình là kẻ sát nhân phá hủy hôn chùa nghĩa hương tưởng niệm tổ khai chùa ấn quang nen chang mot quyen nghi thuc tung niem thuan viet tuc tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 miê n Ngài Gyalwang Drukpa Hãy chuyển hóa oán ï¾ khoa Mít kho sả ớt món chay quê su 8 vấn đề sức khỏe thường được quan ï¾å