Trước khi lý giải về 10 điều nguyện lớn của Phổ Hiền Bồ Tát, có một điều mà chúng ta cần lưu ý là những lời nguyện cùa Phật hay các Bồ Tát lớn không chỉ là những lời nguyện mà các ngài hứa làm cho chúng sanh mà bao hàm ẩn ý sách tấn chúng ta thực hành nhữ
Mười hạnh nguyện lớn của Bồ tát Phổ Hiền

ng lời nguyện này
Tôi muốn lý giải về 10 lời nguyện này. Trong kinh hoa nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử trên con đừờng tìm Đạo gặp gỡ và tu tập qua 53 vị thày (biểu tượng 53 bước tu tập để thành Phật bằng con đường Bồ tát Đạo) Trãi qua tất cả từ những vị thày từ nhửng kỹ nữ ăn chơi tới những Bồ tát lớn nhât Vị thày đầu tiên là Văn Thù Bồ Tát , tượng trưng cho Căn bản trí- là cái trí căn bản nằm tiển ẩn trong mọi chúng sanh nhưng không hiển lộ vì bị ngăn che bởi nhửng nghiệp lực..Vị thày thứ 53 sau cùng là Phổ Hiền Bồ Tát (tượng trưng cho hậu đắc trí là cái trí hiểu và ứng dụng được căn bản trí để có thể độ được chúng sanh-ý niệm từ Duy thức học). Sự thể hiện của hậu đắc trí có thể cảm nghiệm từ lục độ bước qua thập độ- Lục độ là bố thí, trì giới,nhẫn nhục,tinh tấn,thiền định và trí huệ. Bước qua thập độ thêm phương tiện , nguyện , lực,trí…Ta thấy lục đệ lục độ là trí mà thập đệ thập độ cũng là trí.Nhưng sự khác nhau là giữa căn bản trí và hậu đắc trí.Những lời nguyện khác như là của Phật A Di Đà hay của Bồ Tát Quan thế Âm dựa vào Phương tiện Đạo còn lời nguyện của Bồ Tát Phỗ Hiền dựa vào Trí đạo. Dỉ nhiên tui trinh bày theo sức hiểu của mình trong những lúc thiền quán. 
Mỗi lúc bắt đầu vào hành Thiền, Tui tụng niệm 10 Đại nguyện này. Thập đại hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. 

ng lời nguyện này. Dù là những lời nguyện của Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan thế Âm vvv. cũng cùng mang tính chất này 1/ Nhất giả : lễ kính chư Phật. Lễ là tác động của thân. Kính là tác động của tâm. Lễ là sự, Kính là lý. Ý niệm này mang tính cách phân biệt ban đầu cho dễ hiểu nhưng ở một góc nhìn khác tinh chất viên dung giữa sự và lý, thân và tâm thể hiện sự hoà quyện chứ không tách rời. SỰ với chữ hoa và LÝ với chữ hoa không khác gì nhau.Thực tánh binh đẵng lễ là một ví dụ. Ta lễ kính chư Phật là để thể hiện lòng biết ơn sâu xa Chư Phật ở ngoài và tánh Phật trong ta. Người thể hiện đại hạnh nguyện thứ nhất này một cách viên mãn là Bồ Tát Thường Bất Khinh’ trong Kinh Pháp Hoa. Bồ tát Thường Bất Khinh gặp ai cũng chắp tay xá lạy và nói ‘ tôi đảnh lễ cung kính và không dám khinh các ngài vì các ngài sẽ thành Phật’. Rất nhiều người chửi rủa và đánh mắng ngài vì cho là ngài mỉa mai ngạo họ. Tuy vậy qua nhiều đời sau tất cả những người được ngài tán thán đều được ngài cứu độ dù họ có phản ứng gì đối với ngài, hoặc thuận hoặc nghịch. Rồi cũng trong kinh Pháp Hoa ẩn tàng ý nghĩa sự xuất hiện của chư Phật là vì một đại sự nhân duyên, giúp chúng sinh ‘khai thị ngộ nhập tri kiến Phật’.Qua từng phẩm trong kinh pháp hoa, chúng ta được dẫn dắt từ cái nắm tay dắt đi ban đầu cho đến lúc phải nhập tri kiến Phật thì phải tự mò mẫm không còn dấu vết. Một cách thể hiện khác ‘lễ kính chư Phật’ là đi hành hưong nhất là hành hương những Phật tích. Đi hành hưong những Phật tích có những lợi lạc thật bất ngờ. Cách đây khoảng 4 năm,tôi có duyên đi hành hưong 5 tuần ở Ấn Độ ; trong suốt khoảng thời gian này tôi hoàn toàn không thấy thêm được một chút thanh tịnh nào trước cảnh ồn ào náo nhiệt. Ấy vậy mà khi trở về xứ Pháp, tôi hành trì tinh tấn hơn, thanh tịnh hơn và đạt nhiều tiến bộ ; và về phưong diện đời sống thì nhiều sự kiện xảy ra giúp nhiều cho việc tiến tu. Đó là hình ảnh sự chan hoà giữa tự lực và tha lực.Bằng tự lực sẽ chiêu dẫn một tha lực tương ưng. Điều mà trong Đạo Phật gọi là ‘cảm ứng đạo giao’. Do đó người phật tử chân chánh không ‘ lễ kính chư Phật’ để cầu xin những lợi lộc thế gian. Cầu Phật gia hộ phải hiểu đúng nghĩa, hộ là giúp,gia là thêm,gia hộ là giúp thêm chứ không phải là cho không… PS : Nhân ngày rằm tháng 7 ; tưởng niệm lễ vu lan, tọi nhớ đến giai đoạn cuối đời của mẹ tôi. Bà chết năm 2005 vì ung thư đại tràng ở tuổi 90. Năm 2004,trước khi bà chết 1 năm thì tội có về Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tôi nói chuyện với bà về Đạo Phật,về luân hồi,về nhân quả. Bà nghe xong thì trả lời tôi ‘ không biết có luân hồi hay không ?’.

Ấy vậy mà khi tôi trở về Pháp thì bà bắt đầu đi chùa,niệm Phật. Trước khi bà chết một tháng tôi về VN chăm sóc và sau đó mai táng bà.Trong thời gian này,khi bà tỉnh táo thì thường nói với tôi ‘ mỗi, khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì khổ đau,buồn phiền hay cái gì cũng qua’ Tôi trả lời ‘như vậy thì má phải niệm Phật thường xuyên’ Và mỗi lần bà than đau thì tôi lại khuyên bà niệm Phật. 27.9.2015 lời nguyện thứ hai của Bồ Tát Phổ Hiền (nhị giả xưng tán Như Lai) Thường thì có sự nhập nhằng giữa từ Phât và Như Lai nhưng theo ý tôi, từ Phật là chung còn từ như lai nhấn mạnh về khía cạnh dụng tức là những công đức của Đức Phật. Ở đây tôi muốn bàn thêm về những ý niệm thể,tướng,dụng…là những ý niệm thường gặp trong Đại thừa Phật giáo ( nhất là Đại thừa và thiền tông trung hoa). Có thể nói thiền tông trung hoa là sự pha trộn rất hài hoà giữa Phật giáo ( coi như trên 80%) và dịch lý ( coi như dưới 20%). Thể và dụng là những ý niệm đến từ dich lý ; tướng là một trong những thể hiện của ý niệm sắc pháp trong Đạo Phật.Trong dịch lý thể là những gì không bao giờ thay đổi và dụng là những thay đổi do những hành trạng( hoạt động và trạng thái) mà đạo Phật gọi là duyên khởi.Trong kinh dịch,từ nguyên lý âm dương (âm được biểu tượng bằng vạch đứt - - và dương biểu tượng bằng vạch liền __chồng nhau bằng 3 vạch tạo 8 quẻ căn bản : càn, khảm, cấn,chấn,tốn,ly,khôn, đoài. Từ 8 quẻ căn bản chồng lên nhau hình thành 64 quẻ và trong mỗi quẻ có 6 hào ( vạch) nên có tất cả 384 giải dịch.Trong 6 hào này có một hào động tức là nếu hào đang dương thì trở thành âm hoặc hào đang âm thị trở thành dương.Trong dịch số, quẻ căn bản nào có hào động thì là quẻ dụng tức là quẻ biểu hiện cho sự việc xảy ra với những tác động của nó.Quẻ còn lại không biến động gọi là quẻ thể.Từ dịch lý hình thành tất cả những học thuật của nền văn minh Trung Hoa : đạo học, y học, lý số học,võ học vv… Và những nguyên lý của dịch lý như luật ứng cầu ,luật tích tiệm, luật tương đối và tương nhập, luật phản phục, luật đồng nhất(vạn vật đồng nhất thể )…đều bàng bạc hiện diện trong những luận giải về đại thừa Phật giáo. Thái cực ( có thể gọi là chân không diệu hữu) sinh lưỡng nghi,tứ tượng, bát quái…rồi hình thành tất cả vạn vật và chúng sinh. 

Trong những kinh,luận thường xưng tán Như Lai bằng 10 danh hiệu Phật:

1/ Như Lai (Đến từ Chân như ) cũng có khi được luận giải là ‘ không đến không đi ‘ tính chất tưởng chừng như bất động đó chỉ là ảo giác.Ta thử tưởng tượng một cái gì di chuyển bằng vận tốc gấp hàng tỉ lần vận tốc ánh sáng và về trở lại thì dường như vật ấy không hề di chuyển. Và ta cũng có thể tưởng tượng muôn ngàn hoá thân biến dịch thì thật là ‘không thể nghĩ bàn’ như những cảnh giới mô tả trong kinh hoa nghiêm ( thân Như Lai ở khắp nơi, ở khắp chúng sanh, ở tất cả pháp, ở tất cả quốc độ, chẵng phài đến, chẵng phải chẵng đến. 

2/ A la hán : nghĩa là ứng cúng tức là người đáng được cúng dường và tôn kính. 

3/ Chánh biến tri : người hiểu biết đúng tất cả các pháp. 

4/ Minh hạnh túc : Người có đầy đủ tam minh ( Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh) và ngũ hạnh ( Thánh hạnh, Phạm hạnh, Thiên hạnh, Anh nhi hạnh,Bệnh hạnh ) . 

5/ Thiện thệ : Người đã đi qua một cách tốt đẹp . 

6/ Thế gian giải : Người đã hiểu rỏ được thế gian . 

7/ Vô thượng sĩ : Đấng tối cao, không ai cao hơn. 

8/ Điều ngự trượng phu : Điều phục và chế ngự được mọi chúng sinh . 

9/ Thiên nhân sư : Bậc thầy của cõi trời và cõi người. 

10/ Phật thế tôn : Đấng Giác Ngộ được thế gian tôn kính. 

Một cách xưng tán Như Lai là hành tri theo 32 tướng tốt có được của Đức Phật vì mỗi tướng tốt là cái quả phát sinh từ một công hạnh của Ngài.Tùy theo căn cơ ta có thể cố gắng hành tri những công hạnh thích nghi. 

Lời nguyện thứ ba của Phổ Hiền Bồ Tát : tam giả quảng tu cúng dường. Thường thì chúng ta hay phân biệt cúng dưòng và bố thí. Cúng dường để diễn tả hành động cung kính trao lên phẩm vật cho chư tăng ni,Bồ Tát hay Phật . Bố thí là hành động chia sẽ cho những người thiếu thốn…Nhưng trong hạnh nguyện Phổ Hiền thì không phân biệt như vậy : bố thí cũng là cúng dường. Đó là hành xử trong tinh thần tâm bình đẵng.Cúng dường chư Phật và cúng dường chúng sinh cũng đồng một thể. Và mỗi khi cúng dường chúng sanh với lòng kính trọng như kính trọng Phật (thiệt là rất khó ) thì tâm từ phát triễn và con đường tu trở nên rộng rãi thênh thang. Phải chăng chính nhờ có chúng sinh mà có Phật. Vì vậy nhờ chúng sinh mà ta có thể tiến tu.Chúng sinh đã cung cấp nuôi dưỡng chúng ta từ muôn kiếp ; ta nện cố gắng chia sẽ một phần những gì ta có ? Khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta khó chia sẽ cho người khác vì lý do này hay lý do khác thì nên thây rằng những lý do đó đến từ mạt na thức ( biểu hiện của sự chấp ngã và nắm níu những ngã sở ) hay nói một cách khác là đến từ nghiệp. Từ ngữ cúng dường hình như là nói trại ra của từ cung dưỡng tức là cung cấp nuôi dưỡng . Quảng tu là cụm từ quan trọng vì tác động vào ý nghĩa của lời nguyện này. Quảng là rộng rãi , tác động vào chữ tu và chữ cúng dường. Quảng tu tạm hiểu là pháp tu rộng rãi tức có giá trị như một pháp môn để hành trì và tu tập. Quảng cúng dường vì cúng dường rất rộng và bao trùm từ vật chất đến tinh thần và tâm linh…Kết hợp lại quảng tu cúng dường là cúng dường ba la mật. Từ ba la mật thì lúc nào cũng hàm nghĩa vượt không gian và thời gian ; không gian vô tận, thời gian vô cùng.

Thường thì người phật tử chỉ chú trọng đến hành vi vật chất mà quên đi hành vi tinh thần và tâm linh vì vậy nhiều khi các phật tử cúng dường vật chất mà làm tăng ni ‘hư ‘ trên con đường Đạo.Cách đây vài tháng tôi có lý giải câu chuyện ‘ bà già đốt am’ mà bà già là ví dụ cụ thể về ý nghĩa sâu sát của cúng dường. Chính vì vậy phải đặt cúng dường Đạo là mục tiêu chính yếu. Cho nên cúng dường vật chất chỉ đơn thuần là phương tiện. Có nhiều phật tử thường cúng dường bằng cách lựa chọn những vị thầy lớn vì cho rằng như vậy sẽ có nhiều phườc đức hơn là cúng dường những thầy nhỏ . Quan điểm của tôi là cứ cúng dường hoặc bố thí một cách tùy duyên, gặp duyên hay cơ hội thì cứ phát tâm làm đừng nên dùng tâm phân biệt thì hoàn toàn ngược với tinh thần Phổ Hiền nói riêng và chánh pháp nói chung. Tại sao vậy ? Vì đó làbố thí bằng một tâm tham, những gì mình bỏ ra mình tính toán làm sao cho mình có lợi nhiều nhất. Trong kinh kim cang, câu mở đầu diễn tả Đức Phật đi khất thưc theo thứ lớp tức là đi tuần tự tưng nhà chứ không chọn lựa nhà. Trong tinh thần này nên Đức Phật có lần quở trách 2 đại đệ tử vì một ông chuyên đi khất thực những người giàu với tâm niệm rằng người giàu ít có tâm bố thí cúng dường nên nếu không giúp họ thì đời sau họ sẽ khốn khổ ; còn vị kia thì chuyên đi khất thực người nghèo với tâm niệm là sở dỉ họ nghèo vì kiếp trước bủn xỉn nên phải tạo điều kiện cho họ phát tâm bố thí cúng dường để đời sau giúp họ khá hơn. Trong tăng đoàn thì có nhiều chỉ trích đối với 2 vị đại đệ tử ; đối với vị đi khất thực người giàu thì họ nói rằng ông ta đi khất thực người giàu do tham ăn, thích ăn ngon, đầy đủ sơn hào hải vị ; đối với vị đi khất thực người nghèo thì bị chê là thiếu tâm từ, người ta đã nghèo thiếu ăn mà lại còn chia bớt phần ăn của họ. Phật quở trách 2 vị đại đệ tử rằng ‘ 2 ông là đại đệ tử mà còn tâm phân biệt không thể hiện được tâm bình đẵng. Cổ điển mà nói thường thì bố thí được diễn đạt gồm tài thí, pháp thí và vô úy thí nhưng cũng có thể hiểu rộng ra chứ không nhất thiết chỉ trong 3 lảnh vực vừa kể. Hiểu rộng ra là những gì ta có ta sẵn sàng chia sẽ cho chúng sinh khác đang thiếu thốn và đang cần chúng ta chia sẽ. Chẵng hạn có những người bỏ thì giờ để đến thăm hỏi những người già cô đơn hoặc thăm tù nhân, đó cũng là bố thí. Đó là nói chuyện thế gian ; còn cúng dường chư Phật và Bồ Tát thì có 2 mặt . Cúng dường sự là hoa,quả,nhang, đèn…Cúng dường lý là hành trì theo công hạnh của các Ngài và làm theo lời dạy của các Ngài. Nền tảng của quảng tu cúng dường là từ bi hỉ xả (tứ vô lượng tâm) .Nền tảng của từ bi hỉ xả là tâm bình đẵng (bình đẵng tánh trí ).

Đối với một vị thầy, ta cần có một thái độ cung kính và biết ơn nhưng thể hiện bằng tinh thần Đạo tức là phải suy xét vì không phải thầy lúc nào cũng có lý mà nghe theo một cách mù quáng . Sự chánh cung kính tức là không nên ‘trồng vào đầu thầy’ những công hạnh hay công phu mà thầy chưa có. Điều đó có thể làm thầy trở ngại trên đường tu nếu vị thầy chưa có một đạo lực vững chắc ( và cũng vô tình tự làm mờ đi ngọn đuốc của chính mình ) . Và bởi vì tuyệt đại đa số nhũng vị thầy bây giờ đều chưa chứng Đạo. Ngày xưa khi Đức Phật đi qua một làng nọ thì dân làng đặt câu hỏi là đã rất nhiều đạo sư đã đi qua làng này mà vị nào cũng nói Đạo của họ là thù thắng nhất thì chúng tôi biết tin ai ? Đức Phật trả lời họ là đừng tin ai cả mà phải tin vào chính mình tức là trước khi tin thì phải hành trì, quán chiếu, suy nghiệm xem có thích hợp và cảm nhận được chân lý rồi thì mới tin để tiến tu. Và rồi ở trong Kinh nào đó Phật nói rằng : tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Điều này nói lên cái gì ? Không phải là những lời dạy của Phật không là chân lý nhưng những lời dạy này cần phải tiêu hoá thì mới thành chân lý cúa chính mình (hiểu Phật) vì tâm thức của mỗi chúng sinh đều khác nhau. Trong kinh pháp hoa có đoạn nói những lời Phật dạy như pháp vũ ( mưa pháp) như trong rừng cây một trận mưa qua thì lợi ích cho tất cả cây cỏ ; cây lớn thì hút được nhiều nước, cây nhỏ thì hút được ít nước nhưng cây cỏ nào cũng hưởng được lợi ích. Đó là tính chất vô lượng nghĩa , vô lượng công đức trong những lời Kinh Phật dạy. Không phải chỉ có Phật A Di Đà mới có những công năng như vô lượng quang, vô lượng thọ, vô lượng công đức…mà mọi vị Phật đều có những công năng đó. Vô lượng thọ biểu tượng cho thời gian, vô lượng quang biểu tượng cho không gian, và vô lượng công đức biểu tượng cho mọi công hạnh bao la lưu xuất từ chư Phật. Nói chung là những Công Hạnh từ chư Phật soi chiếu và hiện hữu qua không gian vô tận , thời gian vô cùng, vô thủy vô chung, không ngừng nghỉ..Viết tới đây tôi lại nhớ đến quẻ thứ 64 ( tức là quẻ cuối cùng trong 64 quẻ) trong kinh dịch là quẻ hoả thủy vị tế ( vị tế là chưa xong ) vì hoả thì bốc lên mà thủy thì chảy xuống cho nên 2 thứ không gặp nhau cho nên vị tế để nói lên ý nghĩa bất tận , còn tiếp tục dài dài của vạn pháp ( kể cả chúng sinh, vũ trụ…) trong khi quẻ thứ 63 thủy hoả ký tế (ký tế là đã xong) vì thủy chảy xuống , hoả bốc lên nên gặp nhau, coi như xong. Nhưng cái thú vị là sau khi coi như xong thì lại tiếp tục cái chưa xong (vị tế) . Cái chết sẽ sinh ra cái sống, chẵng hạn luân hồi của con người hay những hành tinh nổ tung sẽ sinh thành những hành tinh mới. Như nhà hóa học Lavoisier đã từng nói ‘rien ne se crée,rien ne se perd’ và đối với Đạo Phật không phải chỉ trong lảnh vực vật chất mà ở mọi lảnh vực khác cũng vậy ; chẵng hạn trong lãnh vực tâm linh,hành trì và tu tâp thì cũng chỉ là chuyển hoá chứ không tiêu diệt cái gì hết. Chẵng hạn chuyển thức thứ 7 -mạt na thức ( chấp ngã và nắm giữ ngã sở…) thành bình đẵng tánh trí. Cái xung lực mạnh mẻ của phiền não cũng trở thành trợ lưc mạnh mẻ của bồ đề và nhờ vậy lực này sẽ được tăng thêm sức mạnh để trở thành đạo lực và đạo lực càng ngày càng phát triễn mạnh. Và cũng không gì mất đi vì tất cả những gì lưu xuất từ lời nói, hành động và ý nghĩ đều được chứa đựng dưới dạng chủng tử trong thức thứ 8 ( còn gọi là tàng thức hay a lại da thức hay dị thục thức….) và chúng ta có thể hình dung a lại da thức như một viện bào chế ( laboratoire ) khổng lồ chế xuất từ những matières chủng tử (nhân) thành những hiện hành (quả) trong tương lai. Một viện bào chế hoạt động không ngừng nghi bằng sự pha trộn những nhân,duyên, quả với những tác động qua lại trùng trùng cho đến khi nào ta giải thoát khỏi lu Tứ giả : Sám hối nghiệp chướng . Trước hết chúng ta bàn về chữ Nghiệp . Nghiệp là sự đúc kết những gì đến từ thân (hành động), khẩu ( lời nói) ý (ý nghĩ ). Sự đúc kết này diễn ra một cách liên tục từ bao nhiêu kiếp trước đến ngày hôm nay từng giờ, từng phút…Nghiệp chia làm 2 loại : định nghiệp và bất định nghiệp. Định nghiệp là nghiệp mà cái quả chắc chắn phải xảy ra vì nhân duyên đã chín mùi không có thể chuyển hoá được nhưng sự hiện hành thì có thể trong vài năm hoặc vài chục năm hoặc cuối đời chứ không nhất thiết phải xảy ra lập tức. Một thí dụ cụ thể là câu chuyên vua Lưu Ly tàn sát giòng họ Thích Ca của Đức Phật. Khi vua Lưu Ly sửa soạn kéo quân qua thì Đức Phật ra biên giới đứng liên tiếp 3 ngày . Đến ngày thứ tư ngài A Nan thỉnh Đức Phật về tịnh xá nghỉ ngơi với lâp luận rằng vua Lưu Ly biết Đức Phật đang ở biên giới nên chắc sẽ không động binh. Khi Đức Phật về tịnh xá thì sau đó vua Lưu Ly cho quân tràn sang giết dòng họ Thích Ca.

Ở đây chúng ta nên lưu ý là chuyện Đức Phật ra biên giới đứng không có mục đích ngăn cản sự tàn sát của dòng họ Thích Ca ( Phật thừa hiểu sự bất khả chuyển của định nghiệp) mà chính là dùng nhân duyên này dể giáo hoá chúng sinh về nghiệp và những tác động của nó.Kinh Pháp cú nói là khi nghiệp đến thì dù có thần thông bay vào núi hay xuống đáy biển thì cũng không thể thoát được. Thế nhưng một người có tu tập và hành trì tốt thì chuyện nghiệp dù xảy ra nhưng cũng không tác động lắm trên sự an nhiên tự tại của tâm thức vì đã hiểu lý nhân duyên. Bất định nghiệp là nghiệp dù là nhân không tốt đã gieo nhưng còn có thể chuyển hoá bằng cách tu tâp hay gieo những chủng tử hiền thiện và ngược lại dù nhân tốt đã gieo nhưng không tưới tẫm để tạo thuận duyên mà còn tạo nghịch duyên thì cái nhân tốt gieo ban đầu cũng không thể phát triễn thành quả. Nghiệp là sự đúc kết những tập khí, những thói quen,những chủng tử tốt hoặc không tốt…Trong đời sống thế tục, ta thường nghe chữ nghề nghiệp là sự đúc kết những công năng tương ưng để tạo thành một cái nghề cho ta. Nghiệp đi theo ta như thế nào sau khi chết ? Khi ta chết tất cả những chủng tử lành hoặc dữ…được làm một tổng hợp để quyết định 2 chuyện : ta sẽ đi đâu ? đời sống tới ta sẽ được và bị những gì ? Chuyện ta đi đâu là quyết đinh ta luân hồi ở loại nào : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người,a tu la,,trời…trong cảnh giới nào trong 3 loại cảnh giới : dục, sắc, vô sắc. Chuyện trong đời sống kế tiếp là sự định đặt những gì ta sẽ gặp ( tốt xấu khổ vui…),và sẽ hành động ra sao ?... Sự định đặt này Phật gọi là nghiệp căn. Ở đây tôi xin mở một dấu ngoặc để nói thêm về sự sinh thành và tận diệt của đời sống hiện tại của chúng ta. Trong Kinh Phật bàn về mạng sống cuả chúng ta được lấy ví dụ như một ngọn đèn dầu có dầu, có tim đèn. Dầu tượng trưng cho mạng căn là mạng sống bình thường của ta thí dụ 80 tuổi hay nhều hơn hay ít hơn tùy theo những điều kiện sống của ta những kiếp trước và kiếp này, hết dầu thì phải chết. Nghiệp căn ví như là tim dầu để hút dầu có thể hiểu là sự định đặt những gì ta phải thưc hiện, những ai ta phải gặp để trả nợ , đòi nợ.Nói tóm lại có thể hiểu ta sinh ra đời này để phải hoàn thành một số nhiệm vụ, Hết nhiệm vụ tức là tim dầu đã tiêu hết thì ta chết dù rằng dầu vẫn còn. Rất nhiều thiền sư chết khoảng 40 tuổi vì họ đã hoàn thành mọi nhiệm vụ.Nếu vừa hết dầu vừa hết tim dầu thì nhiệm vụ đã xong, mạng căn 80 tuổi đã hết thì chết lúc này. Một trường hợp khác là dù còn dầu và còn tim dầu mà vẫn chết thì kinh nói giống như ngọn đèn dầu bị một cơn gió quá mạnh thổi qua làm tắt đèn.. Trường hợp này như là chết vì những tai nạn hay bệnh tật khi còn rất trẻ .

Thực ra thì đó cũng đến từ nghiệp nhưng đúng ra chưa đến thời lưu xuất nhưng vì một nhân duyên nào đó mà từ dưới chen lên trên và hiện hành ra. Trong đời thường chúng ta thưòng nói là bất đắc kỳ tử ( chưa tới thời mà chết). Nhưng cũng có khi chết trẻ đến từ nghiệp căn tức là đã được tiền định cho kiếp sống này.Thật ra thì Đạo Phật không quan trọng ở chỗ đời sống dài hay ngắn (chúng ta còn hàng tỉ kiếp để sống mà).Trong kinh Phật có nói nếu sống một trăm năm mà không biết lý nhân quả không bằng sống một ngày mà hiểu lý nhân quả.Hiểu lý nhân quả ở đây không phải chỉ hiểu về văn tự mà là tác ý theo lý nhân quả. Chúng ta có thể tu tập lý nhân quả bằng cách quán sát kiểm soát mỗi khi có một ý nghĩ , chiếu soi coi ý nghĩ này có hợp với chánh pháp. để làm hay không làm.Và sự quán chiếu này chỉ có kết quả khi có một căn bản vững chắc về Phật học. Một đời sống kéo dài mà không biết tu tập hành trì để chuyển nghiệp mà cứ sống theo những phiền não, lo âu, sợ hải,buồn phiền,sân hận …thì thật là quá khổ. Thường thì chúng ta luân hồi do nghiệp lực chiêu dẫn như trên vừa kể nhưng cũng có ít người luân hồi theo nguyện lực ( chẵng hạn Đức Đạt Lai Lạt Ma…). Nhưng muốn cho nguyện lực thành tựu thì cần có một đạo lực mạnh mẻ và với một tác ý thật thanh tịnh bằng không thì gọi là lời cầu xin chứ không phải là lời nguyện. Hôm nay rằm tháng 10 là ngày tôi sinh ra đời ở kiếp hiện tại .Nhân duyên gì mà có tương ưng với ‘ tứ giả sám hối nghiệp chướng ? Hiện giờ thì tôi đang có lời nguyện này . Tôi nguyện đời sau sớm găp Phật pháp, nếu vào cõi ta bà mà là tu sĩ thì xuất gia khoảng 12, 13 tuổi ; nếu là cư sĩ thì sống độc thân và được hành trì bồ tát đạo. Còn đi vào cõi nào khác trong sáu nẻo luân hồi thì cũng được… coi như là lính của Phật thì Phật sai đi đâu thì đi đó nhưng với hành trang là tâm bồ đề... Lời nguyện này cũng đơn giản nên tôi cũng được an lạc trôi trong quảng đời còn lại.Tôi cũng khuyên các bạn nên lập nguyện ứng hợp theo tâm thức cúa mình. Lời nguyện coi như là kim chỉ nam giúp mình sáng soi con đường đi. Tuy vậy sự lập nguyện không nhất thiết là bất di bất dịch.Chúng ta có thể thay đổi cho phù hợp với tâm thức và bởi vì tâm thức cũng chuyển hóa liên tục. Kinh địa tạng nói về nghiệp : nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm tợ hải, năng chướng thánh đạo có nghĩa là sức nghiệp rất lớn, sánh như núi Tu Di, sâu như biển cả, làm ngăn ngại cản trở con đường thánh ( phật giáo nguyên thủy coi là Thánh những người ít nhất có quả vị tu đà hoàn ( còn gọi là đã nhâp vào dòng thánh, bất thối chuyển không còn thối lui và sẽ dần dần đi về giải thoát). Một điểm nữa là sự tác động cúa nghiệp nặng nhẹ nhiều ít tùy theo mỗi người dù hành động và tác ý có giống nhau. Trong kinh Phật có ví dụ ‘như một nắm muối nếu bỏ vào một ly nước thì nước trong ly sẽ rất mặn nhưng cũng nắm muối đó mà bỏ vào một dòng sông thì chẵng có hiệu quả gì lắm’. 

Bây giờ nói về sám hối. Sám hối được hiểu là ăn năn lỗi trước và về sau quyết không còn tái phạm. Nói thì nói vậy nhưng khi thực hành thì cũng phải trèo lên tuột xuống rát nhiều lần. Vì như mô tả trong kinh địa tạng thì ta đã thấy sức nghiệp mạnh đến dường nào Người nào cũng đầy đủ 6 căn bản phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến..) chỉ có nhiều hay ít, dính mắc loại căn bản phiền não nào nhiều nhất thôi. Như vậy để nói là không phải sám hối một lần là xong mà phải làm đi làm lại hoài. Đọc tới đây có thể có bạn nghï rằng : nếu là như vậy thì cứ mỗi lần tạo nghiệp chướng ta sám hối ( bằng lễ lạy,cúng kiến, tụng đọc các kinh sám hối ) là xong.Cũng không được.Khi tạo nghiệp xấu ta phải có tâm tàm quí ( tàm là hổ thẹn với chính mình, quí là hổ thẹn với người) nhất là tâm tàm hổ thẹn với chính mình dù chẵng ai hay biết.Rồi từ đó sự sám hối mới có ý nghĩa dù rằng sau đó ta lại tạo trở lại (tiếp tục tham,ngã mạn, ác kiến…) Nhưng rồi từ từ sẽ phát sinh ra những hiệu lực.Tham sẽ từ từ bớt,, ngã mạn hay chấp kiến… càng ngày càng ít đi...Nói thêm trở lại về những vấp ngả trên đường tu thì thật ra cũng có nhiều mặt tích cực . Trước hết là nó có thể ngăn chận sự phát triễn của tâm ngã mạn. Đường tu mà trơn tru quá, toàn là thuận duyên thì dễ tăng trưởng lòng ngã mạn, rồi sau đó không phải chỉ là vấp ngã mà còn có thể rơi xuống vực sâu. Sau nữa với tâm tàm quí như đã nói chúng ta sẽ có nhiều tinh tấn hơn để vượt qua. Trong đời thường cũng vậy, mỗi khi găp khó khăn ( vật chất, tình cảm,tinh thần hay tâm linh…) thay vì trở thành mềm như cọng bún thiu ; ta vẫn cứ là thanh sắt cứng cõi để vượt qua khó khăn đó.Về sự sám hối thi cũng có nhiều cấp độ để tu tập, từ thô tới tế . Thô là những gì có thể thấy rõ ràng.Tế thì khó hơn vì bị che giấu bởi mạt na thức ( tính chất hữu phú) . Mạt na thức luôn luôn vừa là luật sư biện hộ cho ta vừa là quan tòa xử cho ta thắng, là ta luôn có lý ( piston mạnh quá, thiệt là khổ). Trong thời Đức Phật có một tỳ kheo đặt câu hỏi : trong khi ngủ con nằm mơ thấy con hành dục, như vậy con có tội không ? Phật trả lời : Không có tội nhưng phải sám hối. Theo tôi giấc mơ có thể lưu xuất do những nguyên nhân sau : những chủng tử vừa mới huân tập, những chủng tử đã huân tập đang chờ duyên để hiện hành, những chủng tử đã hiện hành nhưng còn lưu giữ chút ít dấu vết trong tâm thức . Cũng cần lưu ý từ ngữ nghiệp chướng biểu hiện tất cả những gì ngăn che làm trở ngại trên con đường Đạo. Điều này có nghĩa kể cả những thuận duyên mà ta được hưởng hiện tại nhưng sẽ làm nẩy nở những phiền não tương lai (tham, ngã mạn…) thì càng phải sám hối . Thường thì người ta hay sám hối chung chung theo kiểu : từ vô lượng kiếp tôi quá nhiều tội lỗi không sao kể xiết nên xin được sám hối. Như vậy không phải là không tốt nhưng theo tôi công năng làm chuyển hoá ít và chậm. Sám hối một cách thực tiễn là sám hối những nghiệp xấu mà ta tạo trong cõi đời hiện tại thì ta sẽ chuyển hóa nhanh chóng tâm thức ; bởi vì chúng ta có đầy đủ dữ kiện để có thể quán chiếu sâu sắc về nguyên nhân phát sinh của nghiệp.Tuy vậy sự quán niệm thường xuyên về sự vô lượng tội lỗi của chúng ta qua rất nhiều kiếp sẽ giúp chúng ta tinh tấn hơn và nhận thấy một chút ít những công đức hay phước đức mà ta đã đóng góp thật là vô cùng nhỏ nhoi đối với ác nghiệp mà ta đã tạo.

Đối với các bạn theo pháp môn tịnh độ, có bạn cho rằng những người theo Tinh độ được ‘đới nghiệp vãng sanh’ tức là dù còn nghiệp nhưng vẫn được mang theo để vãng sanh về cõi Phật A Di Đà để tu tiếp. Không phải là không đúng ; nhưng tôi nghĩ thêm rằng thứ nhất những đới nghiệp này là những nghiệp ở những kiếp trước hoặc những nghiệp tạo tác trước khi biết đến Đạo Phật.Còn một khi đi vào Đạo thì phải tu tập để chuyển nghiệp và chỉ có thể đới nghiệp khi nghiệp xấu thật ít mà nghiệp tốt thật nhiều ( nhiều người làm nghiệp xấu mà không thấy do tác động của Mạt na thức như nói ở đoạn trên) .Ngoài ra theo ý riêng tôi có một phương cách sám hối thù thắng là hành bồ tát đạo. Dỉ nhiên đây là con đường rất khó đi và rất dài qua nhiều kiếp vì mọi hành động, lời nói, ý nghĩ đều vì lợi ich chúng sinh. Không thể độ tha nếu không tự độ được ( vì rằng nhiều chúng sanh mà mỗi lần ta gặp thì một là ta rụng rời chân tay chỉ muốn cao chạy xa bay hoặc hai là chỉ muốn đánh đá chúng thì làm sao mà độ chúng sanh cho nên phải bắt đầu bằng tự độ ; giảm từ từ tham sân si… và tăng từ từ sự phát triễn tâm từ , đại bi tâm,với tinh thần bi, trí, dũng…) Ý nghĩa sâu sắc ở đây là chúng ta vì chúng sinh mà sám hối chứ không vì gì khác. Nếu ta phát được tâm bồ đề với một tâm chân thực thì hễ tâm càng chân thực thì nghiệp chướng càng xoá bỏ nhanh chóng chừng đó. Nói cho cùng hành trì tâm bồ đề bằng tâm chân thật thì nghịch duyên cũng là thuận duyên vì nó có thể giúp ta tiến trên đường Đạo bằng chánh kiến ( vì lợi ích chúng sinh tức là đi vào con đường vô ngã). Khi viết tới đây bỗng ( actualité oblige) nhớ tới vụ thảm sát ở Paris mà ngậm ngùi. Và tôi bỗng cảm thấy là khi mình còn là chúng sanh và dù mình có tu tập đến mức độ nào khi đối diện với những thảm cảnh thì những giọt nước mắt vì những đau khổ chúng sinh cũng sẽ giúp mình tiến thêm trên đường Đạo chứ không làm mình yếu kém. Trong khi những người hồi giáo cực đoan bắt mọi người khác không được uống rượu, ăn cắp…và với những hình phạt khắc nghiệt như chặt tay vv… thì chính họ được làm mọi vi phạm đó với lý luận rằng để tránh khỏi những nghi ngờ của kẻ thù. Con đường bồ tát đạo chủ trương vì lợi ích chúng sanh nên có khi cần giết thì cũng phải giết nhưng giết vì tâm từ bi chứ không phải vì tâm thù hận hay oán ghét. Trong tiền kiếp cúa Đức Phật có lúc giết một bọn cướp trên một tàu buôn vì chúng muốn cướp của và sau đó sẽ đánh chìm tàu cho 500 người trên tàu sẽ chết . Nếu tên cướp còn sống thì nó sẽ còn tạo nghiệp ác dài dài và rồi 500 người chết sẽ tạo nghiệp báo thù rồi cũng trầm luân. Cứu sống 500 người này là tạo cho họ một cơ duyên thiện. Một bạn nói với tôi rằng Đạo Phật nói nhiều về từ bi và trí tuệ mà ít nói về Dũng, một yếu tố quan trọng. Nói vậy thì cũng không sai nhưng trong Đạo Phật danh từ trí tuệ nhất là trí tuệ bát nhã thì cũng đã bao hàm trong đó đại từ, đại bi , đại hùng, đại lực, đại dũng…Câu châm ngôn của Đại học Vạn Hạnh ngày xưa ‘duy tuệ thị nghiệp’ (chỉ có trí tuệ là sự nghiệp) là vậy. Vì trí bát nhã là trí hiểu sâu sắc về lý nhân quả, về tánh không…thì đâu còn gi để sợ hải và an nhiên trước mọi cái gọi là mất mát ( thân mạng, vật chất,tình cảm,tinh thần vvv.…). Tính vô úy đó là uy lực của Dũng khí và thể hiện ngay cả trong đời thường. Ta thường hay gặp từ tinh tấn trong khi tu tập ; tinh tấn đòi hỏi cái dũng vì phài đi ngược lại những thói quen không tốt và những giải đải nằm trong tận đáy của tâm thức. Đường đời bình thường thì nhắm vào chữ ‘thủ’ mà hành động tức là luôn luôn thủ đắc từ vật chất đến tình cảm vvv… càng có nhiều càng tốt ; trong khi con đường tu tập Đạo Phật thì ứng dụng chữ ‘xả’ tức là luôn luôn bỏ ra được cái gì thì tốt cái đó.Bỏ ra cũng không mang nghĩa quăng ném đi nhưng sử dụng chúng một cách ích lợi mà không bị dính mắc. Có thì tốt mà mất thì cũng không sao. Cần nhiều ‘dũng khí’ lắm chứ. Chúng ta cũng nên lưu ý một điều là khi đi vào Đạo chúng ta vẫn phải đi vào bằng tâm vọng Dù hành trì theo pháp môn nào (thiền,tịnh mật…) thì cũng bằng tâm vọng tưởng. Tạm gọi là mal nécessaire vì không có tâm vọng ( hoặc còn gọi là tâm phân biệt ) thì ta không thể nào tu tập hành trì và tiến tu được… Nhưng từ từ và ở một mức độ nào của sự tu tập thì tâm phân biệt bó tay không giải quyết được, cái tâm suy luận hoàn toàn bế tắc. Tâm phân biệt là hữu vi thì làm sao mà nắm bắt và hiểu được trọn vẹn những pháp vô vi ? Đây là chỗ mà trong thiền gọi là ‘đầu sào trăm trượng cần phải nhảy thêm bước nữa ‘Đó là lúc phải buông sào, buông tâm hữu vi để nhảy vào cái không cúa vô vi pháp ( thật là rùng rợn vì không có gì để núm níu được, không nương tựa vào đâu được ! !). Ngũ giả ‘tùy hỷ công đức’. Tùy là theo, hỷ là vui ; tùy hỷ công đức là vui theo công đức. Thường thì có sự phân biệt giữa hỷ và lạc ; hỷ là cái vui của tâm, lạc là cái vui của thân. Ngoài ra còn có sự phân biệt của công đức và phước đức ; một ví dụ rất phổ biến của sự phân biệt này là chuyện kể về tổ Bồ Đề Đạt Ma khi từ Ấn Độ sang Trung Quốc để hoằng hóa thì ngài gặp vua Lương Võ Đế là một vị vua rất sùng tín Đạo Phật và đã làm rất nhiều như nuôi tăng, cất chùa, tạc tượng …Vua Lưong Võ Đế hỏi ngài : « tôi làm rất nhiều Phật sự như vậy tôi có công đức nhiều không ? Tổ trả lời : ‘ Không có công đức gì hết ‘ và bỏ đi vào núi 9 năm ( cửu niên diện bích- chín năm đối diện vách đá ‘. Luận giải câu chuyện trên là vua Lương Võ Đế chỉ có phước đức mà không có công đức vì vua Lưong làm phật sự với một tâm thức kiêu hảnh và ham danh. Trong đạo Phật cũng cùng một hành động mà có thể là phước đức mà cũng có thể là công đức tùy theo tác ý tức là cái nguyên động lực thúc đẩy mình có hành động đó. Chẵng hạn làm nhiều phật sự với một tâm thức nghĩ là nhờ hành động tốt này ta sẽ có được nhiều ich lợi ( thế tục) như sẽ giàu sang, sẽ có địa vị , sẽ nhiều danh tiếng …hoặc được về cõi trời thì đó là phước đức. Nhưng nếu vẫn là hành động đó nhưng chỉ với ý niệm đơn thuần là làm cho Đạo Phật được phát triễn và trường tồn vì lợi ích chúng sinh thì đó là công đức. Nói một cách giản dị và dễ hiểu : hành động vì tự ngã hay có bóng dáng của tự ngã thì là phước đức và hành động mà không vì tự ngã , không có bóng dáng của tự ngã thì đó là công đức. Phước đức thường hay đi liền với từ hữu lậu tức là có rò rĩ (có fuite) . Điều đó có nghĩa là không trọn vẹn, khi chúng ta có nhìều phước đức thì kiếp sau nếu làm người thì sẽ được giàu sang,có địa vị vvv…hoặc nhiều hơn nữa thì được sinh ra ở cõi trời thì sẽ rất sung sướng khỏi phải ‘đi cày’ ,khỏe mạnh không hề bệnh tật, khỏi phải lo đi kiếm ăn ; tưởng y y chí ,tưởng thực thực lai ( nghĩ tới quần áo thì có liền, nghĩ tới thức ăn cũng có ngay). Thế nhưng nếu chỉ hưởng thụ mà không lo tu tập tiếp thì phước đức sẽ tiêu mòn dần và rồi dù có sống 100000 năm trên cõi trời thi khi phước đức hết sẽ phải rớt trở lại ở những cảnh giới thấp hơn. Bây giờ chúng ta bàn về tùy hỷ công đức. Luận giải cổ điển có nói khi một người khác làm công đức mà ta tùy hỷ vui theo thì ta nhận được cái quả bằng với người tạo công đức. Nói như vậy nếu với mục đích để sách tấn thí được nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Cũng có thể bằng, có thể nhiều hơn, có thể ít hơn hoặc tệ hơn nữa là nhận quả xấu. Bởi vì như trên đã bàn ; chính cái động lực bên trong mới quyết định về tính chất và phẩm chất của quả ; và dỉ nhiên động lực ở bên trong lại khác nhau tùy theo mỗi người. Bây giờ thí dụ mình có khả năng làm nhưng không làm , chờ người khác làm rồi tùy hỷ công đức với ý nghĩ là mình cũng được công đức ngang bằng với người kia thì chẵng những không có công đức, không có phước đức mà còn bị quả xấu vì động lực phát xuất từ lòng tham nên tăng trưởng thêm lòng tham , tự ngã càng củng cố thêm. Có khả năng làm mà không làm thì phải sám hối thay vì tùy hỷ công đức. Theo tôi tùy hỷ có thể có 2 mặt. Một mặt là tùy hỷ công đức của người khác. Tùy hỷ này phát xuất một cách tự nhiên chứ không phải cố ý. Sự tán thán công đức của người khác cũng là một hành động biết ơn công đức của người kia vì mình ở trong tình trạng không thể làm. Mặt khác là tùy hỷ công đức của chính mình. Ta vui vì đã làm được một công đức gì đó. Niềm vui này cũng giúp ta tự sách tấn, nỗ lực hơn và giúp ta vui sống trong Đạo . Trong thất giác chi ( 7 cành nhánh của giác ngộ) thì có 2 chi là hỷ và khinh an là 2 chứng nghiệm trên con đường tích lũy công đức. Ngoài những phật sự thông thường thì mỗi khi ta hành trì với một tâm thanh tịnh chẵng hạn một thời thiền định, thiền quán hoặc một thời tụng kinh, một thời niệm Phật ; ta cũng đã tạo được công đức. Và nói rộng ra, tôi nghĩ rằng tất cả những gì ta làm mà giúp ta tiến trên đường Đạo đều là công đức. Chẵng hạn như chuyển hoá con người mình, càng ngày càng hoàn thiện con người minh , càng ngày càng ít phiền não thì đó cũng là công đức.Công đức là nhân của giải thoát, phước đức là nhân của luân hồi dù là luân hồi tốt. Tuy vậy trên tiến trình tu tập, nếu ta có phước đức mà chúng ta biết phương cách sử dụng thì những phước đức này sẽ góp phần cho công đức của chúng ta hay chuyển hoá. được phước đức thành công đức. Và rồi thì như một dòng chảy, công đức càng ngày càng nhiều, công đức sản sinh thêm công đức…chúng ta sẽ nhập vào dòng chảy…gọi là nhập lưu. Tức là ta sẽ không bị thối chuyển nữa, chắc chắn sẽ được giải thoát nhưng mau hay chậm tùy theo sự tu tập cúa ta có tiến bộ nhiều hay ít, tinh tấn nhiều hay ít. 

Lục giả : Thỉnh chuyển pháp luân ( rằm tháng 12 Ất Mùi 24.1.2016.). Thỉnh là mời, chuyển là chuyển động là đi tới , Pháp luân là bánh xe Pháp ; luân chuyển và xoay vần. Thỉnh chuyển pháp luân là thỉnh mời bánh xe Pháp (chánh pháp) luôn luôn xoay vần đi tới, có mặt ở khắp mọi nơi. Pháp luân thường chuyển huệ tâm khai ( bánh xe Pháp luôn luôn xoay vần sẽ khai mở trí huệ ). Bánh xe Pháp xoay vần nghiền nát mọi phiền não (tham,sân,si,mạn, nghi, ác kiến…). Bánh xe Pháp hình vòng tròn. Vòng tròn được dùng nhiều trong những biểu tượng của Đạo Phật. Vòng tròn là hình tượng mà không có điểm nào được gọi là điểm khởi đầu mà cũng không có điểm nào được gọi là điểm kết thúc. Vòng tròn của bánh xe Pháp khi quay tất cả bánh xe quay nhưng trục ( trung tâm) thì vẫn đứng yên. Trung tâm điểm cũng là trung tâm lực,nhờ có sự bất động của trục xe mà có được sự vận chuyển của bánh xe. Trong đạo Phật, ta có thể coi trục xe là Phật tánh, là chân như, là chân tâm…còn bánh xe quay là tất cả pháp sinh diệt tức là tất cả nhũng sinh trụ dị diệt, thành trụ hoại không, sinh lão bệnh tử. Tròn tiếng hán việt là viên. Viên giác là sự chứng ngộ tròn đầy…đạt được chân như. Đại viên cảnh trí là trí của một tấm gương lớn tròn đầy là trạng thái đạt được khi a lại da thức mà trong đó tất cả những chủng tử đều được thuần tịnh, không còn thiện không còn ác không còn vô ký vì là tất cả nhũng yếu tố tạo ra luân hồi đều không còn và thức chuyển thành trí, A lại da thức chuyển hóa thành đại viên cảnh trí. Thỉnh chuyển pháp luân thì cũng có nhiêu mặt. Ta thỉnh chuyển pháp luân từ người khác ; chẵng hạn thỉnh mời chư tăng ni đến giảng pháp. Ta chuyển pháp luân từ chính ta bằng cách truyền đạt những gì ta hiểu biết về phật pháp hoặc những kinh nghiệm bản thân do hành trì cho người khác. Ta chuyển pháp luân trong ta bằng cách nghiền ngẫm chánh pháp hoặc so chiếu những ý nghĩ hay hành dộng của ta coi có hợp với chánh pháp để thích nghi hoặc để rút kinh nghiệm. Sự quán chiếu này sẽ giúp ta chuyển hóa mau lẹ tâm thức và cho dù có những nghiệp nặng khiến ta chưa chuyển hóa được thì cũng giúp ta hiểu được vì loại nghiệp nào mà ta còn nhiều phiền não.Sự quán chiếu này là một sự quán chiếu thường xuyên liên tục và càng ngày càng đi vào chiều sâu.Ban đầu sẽ tác động trên những trạng thái thô thiễn dễ nhận ra và từ từ sẽ đi vào những pháp vi tế khó nhận ra hơn. Ấn tống kinh sách,lưu truyền những băng giảng về chánh pháp cũng là thỉnh chuyển pháp luân. Góp sức xây chùa, xây phật học viện cũng là chuyển pháp luân.Tôi cũng muốn nhấn mạnh ở chỗ chuyển pháp luân là chuyển chánh pháp. Ở thời mạt pháp hiện tại, tà pháp rất nhiều mà chánh pháp thì khó gặp ; tà sư thì đầy rẫy mà minh sư thì hiếm hoi ; những bậc chân tu vô cùng quý hiếm. Chúng ta hãy cẩn trọng.Tôi dùng chữ’ tà sư ‘ trong một nghĩa rất rộng. Không phải chỉ là những người rao giảng hoàn toàn sai với chánh pháp với ý đồ lợi dưỡng mà kể luôn những vị thày thuyết giảng một phần lớn hợp với chánh pháp nhưng có vài hình thức tu tập và quán chiếu tư duy không phù hợp với chánh pháp . Nhiều khi chính những vị thày đó cũng không có chánh kiến để thấy mình sai lầm. Có khi do sự muốn là con đường mình đi phải có cái gì khác hơn các thày khác.Những phương cách tu tập không thích hợp như vậy làm trở ngại cho việc tiến tu trên đường Đạo. Thế nhưng ở một mức độ hành trì nào đó thì ta dễ dàng phân biệt không lầm lẫn tà pháp và chánh pháp. Trong kinh Đức Phật có cảnh báo là : ’ Đạo của ta không thể nào bị bại hoại bởi bất cứ ngoại đạo nào như con sư tử không thể bị xâm hại bởi những con thú khác nhưng sư tử sẽ bị ăn thịt bởi những con vi trùng sống trong chính thân thể của chính nó ( sư tử trùng thực sư tử nhục ). Phật ý muốn nói chính những người trong đạo phật mới có thể làm suy tàn đạo phật vì theo Đạo do lợi dưỡng vvv…mà không theo chánh pháp. Pháp luân phải luôn luôn được chuyển liên tục. Nhưng trong khi chuyển pháp luân thường cũng nên lưu ý đến khía cạnh khế lý, khế cơ ; trong khi hoằng hoá có nhiều lúc Đức Phật không trả lời những câu hỏi hoặc vì là những câu hỏi đó hoàn toàn không ích lợi cho việc tu tập hoặc là thời cơ chưa đủ nhân duyên nên chưa nên nói hoặc là chính người hỏi chưa đủ trình độ để hiểu câu trả lời vv…Đức Phật không bao giờ nói lời phù phiếm, khộng bao giờ nói lời vô ích không có giúp được gì cho việc hành trì. Nói pháp cho những ngưòi rất là nghịch đạo thì chẵng những không giúp ích được cho ngưòi đó mà còn có khi khiến cho ngưòi đó tạo thêm nghiệp xấu do sự bài bác và đả kích phật pháp. Nói pháp cho người đang đói thì không hợp khế lý,khế cơ ; phải cho người ta ăn trước đã. Khi đói thì ăn là chân lý tối thượng. Chính vì vậy mà có một lần có một người nông dân vừa cày xong thì tới thẵng nghe pháp mà chưa kịp ăn thì Phật cho người đó ăn rồi mới bắt đầu giản Thất giả : Thỉnh Phật trụ thế. Thỉnh Phật trụ thế không thể hiểu theo nghĩa đen là xin Phật ở thế gian bởi lẻ Phật ra đời là vì một đại sự nhân duyên ; chúng sinh không thể cầu mà được.Người ta thường nói rằng vị Phật xuất hiện trong tương lai sẽ là Đức Phật Di Lặc, có nghĩa là người có lòng từ. Đức Phật Di Lặc tu hạnh hỉ xả thường được biểu trưng qua hình dáng một người to béo đẩy đà có một cái bụng thật lớn và khuôn mặt rạng rỡ vui tươi. Đại đổ năng dung, dung thế gian nan nhân chi sự ( bụng lớn để chứa được những gì thế gian khó mà chứa). Dù là Phật nào thì trí huệ và từ bi cũng ngang bằng như nhau nhưng tôi nghĩ là trong thời Phật Di Lặc những kinh điển của ngài sẽ tán dương rất nhiều những công hạnh của tứ vô lượng tâm ( từ bi hỉ xả) là những công hạnh nổi bật của ngài từ khi hành đạo và cũng có thể là công hạnh tối cần thiết ở thời cực mạt pháp.Tượng Phật Di Lặc trong truyền thống Trung Hoa thường có 6 đứa trẻ tượng trưng cho sự bất động trước những quấy nhiễu lục căn hoặc có 18 đứa trẻ nít tượng trưng cho thập bát giới ( 6 căn mắt ,tai,mũi ,lưỡi,thân, ý ;6 trần xúc,thanh hương,vị,xúc pháp ;6 thức nhãn thức,nhỉ thức,tỉ thức,thiệt,thân thức, ý thức. Tất cả những sinh hoạt của chúng sinh đều không ra khỏi 18 giới này.Chừng nào đầy đủ nhân duyên thì Phật mới xuất hiện ; chẵng hạn lúc mà Đạo quá suy vi và cần một Đức Phật ra đời để truyền bá Đạo pháp. Người ta thường nói rằng Phật chỉ sinh ra ở những nước nghèo có một truyền thống tâm linh chẵng hạn như Ấn Độ nhưng tôi thì suy nghĩ như sau : có khi Phật Di Lặc sẽ ra đời từ một nước ở phương Tây vì rằng chế độ xã hội ở phương Tây được coi như là mẫu mực cho các nước khác noi theo ; những gì xảy ra ở phương Tây sẽ nhanh chóng tràn lan và ảnh hưởng toàn cầu. Môn học Duy Thức do ngài Di Lặc truyền thụ cho Vô Trước bao hàm những luận lý kiến giải có một phần tưong hợp với óc thực tiễn của phưong Tây nhất là ở những ý niệm căn bản chẵng hạn như chủng tử , sự tác động và tu tập qua chủng tử.Thế nhưng khi tới những ý niệm chánh báo( thân tâm của ta) và y báo ( môi trường chung quanh ta kể cả những chúng sinh khác và tất cả vạn vật ) là những hiện khởi ra từ tâm thức ta ( nhất thiết duy tâm tạo, tất cả đều do tâm tạo ra) thì thật là khó cảm nhận ; là duy thức nhập hoa nghiêm. Và từ 40,50 năm nay Phật giáo bắt đầu cắm rễ ở phương Tây và những phật tử ở nơi đây dù còn ít nhưng thuần thành và hiểu Đạo hơn những quốc gia truyền thống ở châu Á. Một chút hí luận chơi chứ thật ra những nhân duyên và trú xứ để một vị Phật ra đời nằm trong phạm vi bất khả tư nghì. Đó là phần sự của thỉnh Phật trụ thế. Về phân lý, thỉnh Phật trụ thế có thể hiểu là làm sao dể những gì là biểu tượng cho Phật được an trụ tại thế gian và ở trong tâm thức ta. Đó là ý nghĩa của tam bảo.Tam bảo là Phật-Pháp-Tăng. Ta có thể cảm nhận Phật là thể, Pháp là dụng và tăng là tướng và cả ba là một, không tách rời nhau. Và tam bảo thì cũng thể hiện ở ngoài thế gian và ở trong tâm thức của ta. Và trong một ý nghĩa nào đó thì lúc nào Phật cũng trụ thế, khỏi phải thỉnh.Vấn đề là ta có thể cảm nhận được Phật đang trụ thế hay không ?.Ta thường nói ngày hôm nay bầu trời đen xám xịt.Hoàn toàn sai rồi ; chỉ có mây đen xám xịt chứ bầu trời thì lúc nào cũng xanh lơ.Hoặc là chúng ta qua khỏi lớp mây mù đó, hoặc là nhờ gió làm tan mây thì ta thấy trời xanh luôn luôn xanh.Lớp mây che đó là ngũ ấm ( sắc,thọ,tưởng,hành thức),là phiền não tham sân si…Bầu trời xanh kia thì lúc nào cũng xanh,là biểu tượng cho thường,lạc,ngã (chân ngã),tịnh.Tôi nhớ có lần đọc ở đâu đó một câu chuyện như thế này : một chàng tài xế bị hư xe nên đem xe đến cho một người thợ máy nổi tiếng . Sau khi nghe kể về bệnh trạng của xe, người thợ máy lấy một cái búa gỏ mạnh vào một bộ phận thì sau đó xe chạy trở lại được. Người thợ máy đòi 100 euros tiền sửa xe.Chàng tài xế không bằng lòng vì cho rằng tiền công quá đắt ; chỉ có đập một búa mà đòi 100 euros. Người thợ máy trả lời rằng : 100 euros không phải vì đập một búa mà là cái biết phải đập chỗ nào ? Có thể trước khi trở thành expert người thợ máy đó đã đập tan nát rất nhiều xe. Chúng ta cũng vậy ; ta tạm coi xe như là cái thân tâm của mình ; xe bị panne bởi những phiền não không ngừng quấy nhiễu ta.Nhưng vấn đề là ta đập không trúng chỗ,không đúng bệnh nên tiêu hủy không biết bao nhiêu xe ( nhiều a tăng tỳ kiếp). Sự hành trì, tu tập giúp ta từ từ nhìn ra được căn bệnh để đập đúng chỗ. Chúng ta không mù nhưng chúng ta ưa nhắm mắt khi sờ voi, cho nên chỉ thấy voi là cái chổi,hay là cái quạt hay là cái cột đình vvv…Chỉ cần mở mắt ra là thấy ngay voi ra sao mà khỏi cần rờ. Nhưng một điều cực kỳ khó khăn là không nhận thấy rằng mình đang nhắm mắt. Trong tháng này có một đạo hữu đề cập với tôi về ‘ tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái trong kinh Dịch.Dù rằng không có liên hệ trực tiếp với ‘thỉnh Phật trụ thễ nhưng tôi xin phép các đạo hữu khác để trình bày kiến giải riêng của tôi về vấn đề này một cách rất sơ lược. Vấn đề này dù từ xưa có đặt ra nhưng chưa hề có lý giải rỏ ràng, đây là một vấn đề quan trọng trong kinh Dịch.Tiên thiên bát quát là để diễn tả lý ban đầu của sự hình thành vạn vật nặng về phần nguyên lý, phần tỉnh ; hậu thiên bát quái nặng về phần động,phần giao hoà của các vật thể. Cái khác biệt giữa hai bát quái nằm ở 2 điểm : thứ nhất là sự chuyển đổi vị trí của các quẻ và thứ hai là sự chuyển đổi tính chất âm dương của các quẻ. Sự chuyên đổi vi trí tác động do lực interdépendance và sự chuyển đổi tính chất âm dương vừa do lực interdépendance vừa do lực renversement des pôles. 

Bát giả : Thường tùy Phật học. Thường tùy Phật học là thường xuyên liên tục học Phật . Trong đạo Phật, học là phải luôn luôn đi đôi với hành, không thể tách rời. Với tâm thanh tịnh, đọc một thời kinh, ngồi một thời thiền ….là học Phật.Ta không thể suốt ngày ngồi thiền hay niệm kinh nhưng nhờ thiền quán thì lúc nào ta cũng có thể thường tùy Phật học.Khi khởi một vọng tưởng ta có thể soi chiếu ngay xem vọng tưởng có tương hợp với Đạo, và có thể thấy căn rễ của nó tức là từ đâu và tại sao chúng phát sinh.Dỉ nhiên thì sức thiền quán tăng trưởng qua thời gian tu tập,càng ngày thì thiền quán càng sâu sắc và chính xác.Và cũng nhờ đó mà ngay cả những quyết định trong cuộc sống thế tục cũng thật là nhậm lẹ, không phải mất thì giờ. Rồi thì ta thấy rằng những kinh điển trong đạo Phật như những faces khác nhau của một viên ngọc, luôn luôn gắn kết với nhau để hiển thị một chân lý chung.Vì học là hành nên thường tùy Phật học thì ta cần cố gắng làm những gì Phật dạy, tập làm những công hạnh của chư Phật và bồ tát trong tinh thần toàn triệt. Toàn triệt tức là hoàn toàn và tất cả. Vì rằng nhiều phật tử có tinh thần ‘tu lựa ‘ tức là lựa chọn công hạnh nào không trái với cái ngã của mình mới chịu làm. Chẵng hạn những người nặng lòng tham và bủn xỉn thì rất là khó bố thí nhưng có khi rất siêng năng tụng kinhvà cầu xin đủ thứ thoả mãn đời sống thế tục ; thay vì theo Phật và Bồ tát thì lôi kéo Phật và Bồ tát theo phe mình ; thật là tội nghiệp. Nếu vì nghiệp nặng mà mình còn chịu thua thì cần phải tự nhìn nhận sự còn yếu kém của mình để từ từ khắc phục hơn là tránh né hay dùng những lý lẻ đến từ mạt na thức. Tu tập hành trì mà không thành thưc với chính mình thì không tiến được xa trên đường Đạo ; lúc nào cũng đi lòng vòng lẩn quẩn như ‘ gà què ăn quẩn cối xay ‘. Có một điều tôi muốn nói thêm là khi hành trì dù là ngồi thiền, niệm Phật vvv.,ta nên có một nghi thức trước khi hành trì. Bởi vì thân và tâm của ta rất thường bị điều kiện hoá do vậy khi thực hành nghi thức trước khi hành trì cũng giống như một cảnh báo cho thân và tâm biết là hảy chuẩn bị để hành trì ; điều đó giúp cho việc hành trì có chất lượng hơn. Tôi có một kinh nghiệm riêng về sự điều kiện hoá này của thân tâm. Cách đây 5.6 năm tôi có tham dự một khoá thiền vipassana 12 ngày ; khi ngồi thiền thì phải nhắm mắt. Trước đó khi ngồi thiền thì tôi chỉ nhắm mắt 2/3 theo nhiều truyền thống của đại thừa.Và rồi tôi phải mất 5.6 ngày mới có thể nhắm mắt hoàn toàn được. Trong những ngày đầu tôi cũng nhắm mắt nhưng mỗi lần kiểm soát lại thì thấy chỉ nhắm mắt 2/3 ; hình như chỉ nhắm mắt hoàn tòan được 30 giây thì tự động mắt mở ra 1/3 mà mình không hề hay biết. Nhờ vậy mà bây giờ tôi có thể ngồi thiền nhắm mắt hoàn toàn hay nhắm 2/3 cũng đều được. Về phương diện nghi thức thì mỗi người có thể tự nghĩ ra cho mình một nghi thức riêng ; về phần tôi thì tôi bắt đầu bằng lạy 3 lạy để lễ kính chư Phật, xưng tán Như lai và quảng tu cúng dường, sau đó tôi niệm 10 đại hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, và trước khi vào thiền tôi mời tất cả chúng sinh cư ngụ trong thân tôi cùng thiền với tôi và tôi xin được nhập thiền với những chúng sinh khác đang ngồi thiền trong khắp các cõi. Hết thời thiền tôi xả thiền và lạy 3 lạy lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai,quảng tu cúng dường coi như là tri ân chư Phật, Bồ Tát , chúng sinh . 

Cửu giả : Hằng thuận chúng sanh. Đây là một công hạnh thật là khó làm. Hằng thuận chúng sinh là luôn luôn thuận theo chúng sinh vì rằng con đươờng của chư Phật và bô tát là con đường vì chúng sinh.Thuận theo chúng sinh trong mục đích để độ được chúng sinh chứ không phải tán thành tất cả những gi chúng sinh tạo tác. Cũng là ý nghĩa của câu ‘tùy duyên bất biến’; tức là tùy theo duyên, tùy theo hoàn cảnh và môi trường mà tạo tác và hành đông nhưng vẫn ôm giữ cái lý bất biến của Đạo. Đó cũng là ý nghĩa khác biệt của tùy duyên và phan duyên. Phan duyên là bị những duyên bên ngoài lôi kéo mình chạy theo nó.Nhìn bề ngoài thì tùy duyên có khi giống như phan duyên nhưng khác nhau vô cùng vì tùy duyên nhưng không đi lạc Đạo ( Vua Trần nhân Tông , tổ sư thiền Trúc Lâm , trong ‘ cư trần lạc đạo phú có 2 câu : Trong đời vui đạo hãy tùy duyên ; Đói đến thì ăn mệt ngủ liền…Ôi chao thật là khoẻ nhưng cũng thật là khó.Trong kinh Pháp hoa, phẩm phổ môn bàn vê những công hạnh của Đức Quán Thế Âm ta thấy ngài tùy thuận ước muốn của chúng sinh mà hoá thân khi là người nữ, khi là người nam , khi thì là loai người này, khi là loại người khác, thể hiện tất cả loại chúng sanh…và có khi cũng hoá thân trong loài thú,ngạ quỷ, địa ngục….như những chuyện vê tiền thân Đức Phật. Trong tứ nhiếp pháp (4 pháp để nhiếp được chúng sinh là bố thí, ái ngữ, đồng sự,lợi hành) có đồng sự tức là cùng làm một sự việc như chúng sinh nhưng trong tinh thần lợi hành tức đem đến sự ích lợi cho cả 2 bên; chính là thực hành con đường bồ tát. Hằng thuận chúng sinh thực là khó; ngay cả những người gân gủi với chúng ta nhất ( cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè…) mà nhiều khi ta con chưa hằng thuận được kia mà. Còn chúng sinh thì đủ hạng loại; nhiều ngươi can cường, đầy ắp những phiền não căn bản (tham,sân,si,mạn nghi, ác kiến…) thì ta thấy bực bội hơn là thương xót thì làm sao mà muốn cứu độ được. Mà sở dĩ ta thấy bực bội hơn là thương xót vì rằng ta cũng có nhiều phiền não nên các phiền não của người khác đụng với phiền não của chính ta.Bởi vậy một người ngã mạn thì làm chúng ta rất bực bội vì cái ngã mạn của chính ta bị va chạm. Chính vì vậy người hành giả muốn độ người thì phải tự độ mình trước…bằng sự tu tập và hành trì những hạnh lành như từ,bi, hỉ ,xả; bằng sự bào mòn liên tục ngã và ngã sở…Đừng mang ảo tưởng có thể giúp người khác tiến được trên con đường tâm linh mà chính ta không chuyển hoá được gì nhiều. Và vì nếu mỗi người tao tác và hành động bởi sự lôi kéo của nghiêp lực cho nên đừng mất thi giờ và năng lực phê phán nguời khác; đòi hỏi ai cũng hành xử như mình là điều không thể có được. . Đạo lực càng nhiều thì càng dễ độ chúng sinh và có thể độ được nhiều loại chúng sinh. Những dính mắc vào lợi hại, tốt xấu, phải trái…chỉ càng làm xa rời Đạo, dù rằng trong cuộc sống thế tục này hoặc ít hay nhiều ta cũng phải dính mắc vào những ý niệm nhị nguyên tốt xấu, lợi hại,phải trái…chứ nếu không thì làm sao nghiệp được thể hiện.Nhưng ta cũng nên thấy rằng cái tục đế ( chân lý của thế tục) là quan niệm nhất thời, chịu sự biến đổi qua không gian và thời gian. Lúc xưa ở những bộ lạc châu phi khi cha mẹ già thì những đứa con để cha mẹ trên cây cao và những đứa con rung mạnh cây. Nếu cha mẹ không bị rớt chết thì được đưa về nuôi tiếp. Đạo lý ở đây là tránh cho cha mẹ phải sống khổ sở, bệnh tật yếu đuối.;làm vậy là có hiếu. Thời nay làm vây thì bị đời nguyền rủa bất hiếu và phải đi tù rục xương.. 

Thập giả : phổ giai hồi hướng. Phổ là cùng khắp ; hồi là gom góp hướng là gởi đi, hướng về. Ý là tích lũy những công đức,những công hạnh mà mình thực hiện được để gởi về làm lợi lạc khắp chúng sinh hoặc nói một cách khác làm trang nghiêm pháp giới. Nói đơn giản là người hành giả không nên thủ đắc cho riêng mình bất cứ gì mà làm ở trong tinh thần ‘quảng tu cúng dường’.Mọi công hạnh đều không thành tựu nếu không làm trong tinh thần ‘phổ giai hồi hướng’. Và nếu nhìn bằng ‘tánh không’ thì có gì mà gom góp, có gì mà gởi đi dù rằng vẫn có chút ‘diệu hữu ‘ luân lưu. Và vì rằng ‘ 10 hạnh nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền’ đến từ Kinh Hoa Nghiêm ; trong kinh Hoa Nghiêm Bồ Tát Phổ Hiền xuất hiện trong nhiều phẩm và là vị Bồ Tát sau cùng mà Thiện Tài đồng tử gặp để viên thành con đường bồ tát đạo ( qua 53 vị bộ tát) chứng hậu đắc trí ; cho nên tuy phân biệt làm 10 hạnh nhưng mỗi một hạnh dều hàm chứa trọn vẹn 9 hạnh kia. Đó là tinh thần ‘ một là tất cả, tất cả là một ; trùng trùng duyên khởi ; lý sự vô ngại, sự sự vô ngại trong tinh thần hoa nghiêm. Có người hỏi tôi rằng sao mà đạo Phật lung tung nhiều pháp môn quá thật là khó cho việc hành trì ? Cũng là vì chúng sinh quá nhiều bệnh khác nhau nên cần có nhiều thuốc. Các đạo hữu chỉ cần thực tập một pháp môn hoặc phối hợp nhiều pháp môn cũng được nhưng cần nhất là thanh tịnh tâm ý của mình. Câu ‘ chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáõ (không làm điều ác, làm mọi điều thiện, tự thanh tịnh tâm ý, đó là lời dạy của chư Phật) nhấn mạnh tính chất sửa soạn đất tâm cho thanh tịnh trước khi hành trì dù theo bất cứ pháp môn nào và sau đó tâm sẽ càng ngày càng thanh tịnh ( trong tinh thần ‘ưng vô sở tru’ , không dính mắc ) giúp cho sự nẩy nở của mọi hạt mầm.Tâm không thanh tịnh thì không tiến xa được trên đường Đạo.Tâm không thanh tịnh thì có khi làm điều ác mà cho là mình làm điều thiện hoặc làm điêu bất thiện mà không thấy minh đang làm điêu bất thiện. Tâm thanh tịnh thì tương ưng với tâm bồ tát cho nên sự hành trì của hành giả có được cái gọi là cảm ứng đạo giao ; trên đường Đạo luôn luôn có sự gia hộ của các bồ tát ; càng thanh tịnh thì càng tương ưng với các đại bồ tát.Con đường Đạo là con đường rất dài, trải qua vô lượng kiếp nhưng một bước đi trên đường Đạo là đường dài đã ngắn lại được một bước. Điều quan trọng là thấy được con đường đi ; chính vì vậy mà người xưa nói là ‘kiến tánh khởi tu ‘ ; nhưng theo tôi thì đừng chờ kiến tánh vì có khi không bao giờ thấy ; hãy tu tập bằng tâm chân thật thì rồi từ từ sẽ ‘kiến tánh’ và lúc đó thì ta sẽ đi nhanh hơn và thanh thản hơn. Nhưng cũng có thể hiểu ‘kiến tánh khởi tu ‘ không có nghĩa khuyên ta chờ kiến tánh mới bắt đầu tu mà ý nói ‘chỉ khi nào kiến tánh thì mới có thể gọi là bắt đầu tu ‘ ; trước khi kiến tánh thì dù chúng ta có dụng công tới đâu đi nữa cũng chưa gọi là bắt đầu tu. Tôi đã trình bày sơ lược ‘thập đại hạnh nguyện’ của Bồ Tát Phổ Hiền. Tôi hy vọng các đạo hữu tâm đắc vài điều để tự đào sâu thêm. Tôi sẽ trở lại loạt bài viết khác vào tháng 9 ; chúng ta cùng đi nghỉ hè.

 
Thích Minh Không

Về Menu

mười hạnh nguyện lớn của bồ tát phổ hiền muoi hanh nguyen lon cua bo tat pho hien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cũng chùa tây thiên di đà la prajnatara tu sanakavasa Sống khỏe bằng xe đạp Sợi dây chuyền định mệnh steve vẫn hiểu đức đạt lai lạt ma thuyết giảng tại 5 tan o thai lan Vì sao tôi ăn chay 12 vấn đề xã hộidưới cái nhìn phật vạn sự trên đời đều bắt nguồn từ Những điều cần biết về dịch MERS Uống thuốc sao cho đúng Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ トO giua Thêm nhiều công dụng của thiền được thien phat giao PhÃp nay phÃp chớ phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao hay lua chon mot ton giao chan chinh cho chinh cau chuyen ve tam Tạp Làm Tết tÕa Ð Ð Ð màu sắc ca sa đàn Cảm băng hoãƒæ bàn tat ca chung ta xin truyen di nhung thong diep yeu ngẫm lời đức phật dạy la hầu la về giï niệm phật tổ thương Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh sÃƒÆ chua duyen ung Chùa Thơ Hoằng pháp ở vùng đất mới nhin Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung