Cuộc sống ở đời, chỉ cần bạn hiểu được mình và người, đem những điều không đương nhiên biến thành điều đương nhiên, thì có vấn đề gì là không thể giải quyết
Nấc thang cuộc đời

?  
1. NẤC THANG CUỘC ĐỜI
Trong xã hội hiện nay, y học phát đạt, sinh hoạt vật chất thăng cao. Trong một quốc gia tiên tiến, người dân tuổi thọ bình quân sống đến khoảng 80 tuổi. Nếu đem cuộc đời 80 tuổi ấy so dụ như một tầng lầu cao 80 tầng cấp thang, thì con người từ khi cất lên tiếng khóc chào đời, tức một tuổi bắt đầu. Thế rồi mỗi năm, mỗi năm thêm một tuổi, một tuổi. 

Đời người cứ thế từng bước, từng bước đi lên cho đến tận đích. Trong bước đi từng bước, từng bước  của đời người, bằng cách nào mới có thể lên đến được tầng cao nhất thứ 80? Tức đạt đến đỉnh cao của tuổi thọ, đỉnh cao của cuộc đời.

Câu chuyện thần thoại kể rằng: Xưa có hai anh em nhà nọ xuất ngoại leo núi. Sau khi xuống núi trở về ngôi nhà 80 tầng lầu, họ định dùng thang máy để lên lầu, không may thang máy bị trục trặc không thể kéo lên được. Hai anh em cảm thấy không có vấn đề gì trở ngại, khi phải chuyển sang cách từng bước, từng bước leo lên từng nấc thang; bởi vì lúc thường nhật họ đã từng kiên chí luyện tập leo núi, khiến cho họ có được sức lực dẻo dai. Nhờ vậy, mặc dầu phải leo đến nấc thang cao nhất của tòa đại lầu rất vất vả, nhưng họ vẫn duy trì được tinh thần phấn khởi, cố gắng hướng từng bước leo lên.

Khi họ đã hướng lên đến nấc thang của tầng lầu thứ 20, họ không những không cảm thấy mệt nhọc, mà còn tự giác rằng, mình phải leo cho thật nhanh, và thật vững chắc, không sợ bất cứ một nấc thang nao. Thế là họ hăng hái đặt bước hướng lên. Đến khi leo lên đến tầng lầu thứ 40, bỗng nhiên họ cảm thấy thân thể xuất hiện trạng thái mệt mỏi. Họ cảm thấy cái vali hành lý của họ càng lúc càng trở nên nặng nề vô cùng. Thế là hai anh em thương lượng, quyết định đem hành lý để lại nơi tầng lầu thứ 40, đợi khi có thang máy sẽ trở lại lấy.

Bằng tín tâm và dũng khí, họ tiếp tục hướng lên leo cho đến tầng lầu thứ 60. Lúc này họ cảm thấy sức lực đã suy yếu hẳn đi. Khí đã suy, lực đã mòn, dường như không còn đủ sức lực để tiếp tục leo lên đến tầng lầu thứ 80. Nhưng trong khoảng khắc suy nghĩ: mình đã lên được đến tầng lầu thứ 60 rồi; cự ly chỉ còn 20 nấc thang, còn có gì không thể vượt khó? Thế là họ không quản ngại muôn vàn khó khăn, mệt nhọc trong khí lực suy yếu của tầng tuổi 60; cho dù phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt với chân mỏi gối chùn. 

Cuối cùng họ đã lên được đến đích thang của tầng lầu thứ 80. Toại nguyện chí hướng, họ nở nụ cười sung sướng. Nhưng khi người anh định mở cửa bước vào nhà, đột nhiên la lớn: “Chết rồi! Chìa khóa mở cửa để trong vali hành lý, chưa đem lên được.” Người em nghe thấy như vậy, tâm hồn tràn ngập nỗi thất vọng, thân thể rã rời như bong bóng xì hơi, đầu óc mênh mang mờ mịt.

Câu chuyện trên chỉ cho chúng ta rõ rằng: Sinh mạng của con người, trong 80 tuế nguyệt của đời người, tầng tuổi thứ 20 là lứa tuổi thanh xuân cường tráng, tràn đầy sức sống hạnh phúc, tươi vui, tuyệt đẹp vô cùng. Đến tầng tuổi 40, vì sinh kế gia đình, con cái..., hai vai gánh vác những trách nhiệm nặng nề như gánh một vali hành lý nặng.

Ở thời tuổi ấy, có người đem gánh vali hàng lý nặng đó đặt để nơi tầng tuổi 40, rồi tiếp tục nỗ lực leo lên cho đến nấc thang của tầng lầu 60. Vào tuổi 60 của đời người, đã cảm nhận rõ mình thế lực không còn dẻo dai để tiếp tục gánh vác trọng trách, nhưng vẫn không ngừng nỗ lực bước trọn lên đến chung đích; cho dù chỉ là đem theo cái thân thể yếu mòn để tiếp tục bước lên những nấc thang còn lại của cuộc đời. 

Và khi đã đặt chân đến nấc thang của tầng tuổi 80, ngoái đầu nhìn lại quá trình mình đã vượt qua, một chùm chìa khóa để lại dưới tầng lầu thứ 40, tức sự nghiệp gánh vác trọng trách mình đã không còn đủ sức lực và dũng khí để bước trở xuống lấy nó mở cửa vào nhà hạnh phúc.

Bạn đọc thông minh thân mến, bạn cũng có một cuộc đời của 80 tầng cấp lầu, bạn đã có quy hoạch cho mình nên làm những gì chưa?

2. LẤY XẢ LÀM ĐƯỢC

"Xả , được", "được, xả", lấy buông xả làm thu hoạch, đó là mối quan hệ thực tiễn nhân duyên qủa báo. Nếu chúng ta không hiểu rõ về hệ thống sinh hoạt triết học đó thì không dễ gì hiểu được diệu dụng của việc làm "lấy buông xả làm thu hoạch".

Trên mảnh đất ruộng, nếu không gieo trồng hạt lúa giống, làm sao có được sự thu hoạch? Đối với bạn bè thân thích, nếu bạn không cùng họ quan hệ qua lại giao cảm; bình thường không lấy lễ vật tặng biếu nhau tỏ lòng tình thân giao kết, thì làm sao thu hoạch được nhân duyên vật nghĩa hồi tặng hỗ tương?

Buông xả, xem ra dường như là bỏ ra cho người khác; nhưng trên thực tế là thu về cho mình đó thôi. Tặng người một lời nói tốt đẹp,thiện cảm, tức thời sẽ thu nhận được người hồi tặng mình lời tán dương tràn đầy thiện cảm tốt đẹp. Tặng người một nụ cười, mình sẽ nhận được ánh mắt reo vui hồi đáp! Mối quan hệ "xả"và "được", tương đồng với mối quan hệ giữa "nhân" và "qủa". Đó là hai mối quan hệ hỗ tương mật thiết đồng đẳng trong đời sống triết học.

Người có năng lực thực hiện buông xả, nhất định nội tâm của người đó vốn đã có tài sản giàu có cao quý. Nếu như nội tâm của người đó không hàm chứa lòng biết ơn, và nhân cách kết duyên làm sao người đó dám buông xả cho người khác; và làm sao có thể khiến cho người đó có được vốn thu nhận? 

Nội tâm có tràn đầy hoan hỷ thì mới có thể đem niềm hoan hỷ hiến tặng cho người. Nội tâm có ẩn chứa vô hạn từ bi, thì mới có thể đem tâm từ bi làm bóng cây che mát cho người. Tự mình trong túi có tiền mới dám đem tiền ra bố thí cho người khác. Tự mình có đạo tâm mới có thể đem đạo để dẫn dắt người cùng đi trên đường quang minh lợi lạc.

Nếu trong tâm chúng ta chỉ có tham sân si, thì đương nhiên khi cho người khác cũng sẽ là tham sân si. Thế nên, chúng ta khuyên người không nên đem phiền não, sầu muộn truyền nhiễm cho người khác; bởi vì buông xả cái gì, tức thời sẽ thu được cái đó. Đó là quy luật tất nhiên.

Nhân gian Trung Quốc có câu chuyện kể rằng: Có một gia đình nọ, người cha vui thích làm việc thiện bố thí, thường hay đem vật bố thí cho người khác. Thật lạ thay! Càng làm việc bố thí, gia sản của ông ta càng giàu có sung túc. Song thật đáng tiếc, con của ông ta tánh tình tham lam, keo kiệt, bủn xỉn. Sau khi người cha qua đời, người con ấy lên kế vị nắm quyền quản lý tài sản; lập trăm phương ngàn kế đục khoét tài sản của người khác. Cuối cùng, thiên tai nhân họa đến, gia đình người con đó không những không có được một chút may mắn nào mà ngay cả một vật nhỏ cũng không còn. 

Qua câu chuyện này cho chúng ta thấy rõ tánh cách, phẩm chất của hai con người: một cho ra và một gom vào; kết qủa giá trị của sự được mất, thành hoại sai biệt như thế nào là do chính mình tự tạo tác, mà tự thọ nhận. Thế nên "lấy buông xả làm thu hoạch"là việc chúng ta cần nên tin tưởng và thực hành là vậy.

"Buông xả" trong Phật giáo có nghĩa là bố thí! Bố thí giống như gieo giống Ni câu đà thọ (Ni câu đà thọ tiếng Pali dịch là Nigrodha, tên gọi theo khoa học là Ficus indica. Đây là giống cây có xuất xứ từ Ấn Độ. Giống cây này to lớn, tán rộng, nhiều cành; bốn mùa đều sản sanh hoa qủa - tham khảo Phật Quang Đại tự điển, quyển thứ 2, trang 1885).

Vì vậy trong Phật giáo thường lấy loại giống cây này để dụ cho sự thu hoạch hưng thạnh; trồng một, thu hoạch mười; trồng mười thu hoạch một trăm, kết qủa có thể là hàng ngàn hàng vạn. Vì vậy trong đời sống nhân gian mong muốn trường thọ, vinh hoa phú qúy, quyến thuộc hài hòa, danh dự cao sang, thông minh tài trí; trước nên tự hỏi mình: Thời tiết xuân có gieo hạt giống tốt? Bằng không thời tiết thu làm sao có sự thu hoạch tốt đẹp; làm sao có được công thành danh toại!

"Buông xả" cần nên lấy từ bi và trí tuệ làm năng lượng để đúc kết nên thiện pháp lợi ích hiến tặng cho người. Trong kinh "Tứ Thập Nhị Chương" đức Phật dạy rằng "Ngửa mặt lên trời phun nước miếng, thì nước miếng không đụng đến trời mà sẽ bay ngược lại làm dơ thân mình; ngược gió quét bụi, bụi không những không đến bờ đất kia, mà ngược lại làm dơ thân mình." Thí xả là đem lễ vật biếu tặng người. 

Nếu chúng ta đem lễ vật biếu tặng cho người không thích đáng, khiến đối phương không dám tiếp nhận, thì vật kia sẽ tự mình thu hồi lại. Từ đó mà suy việc mà mình không muốn, vật mà mình không ưa thích thì chớ đem biếu tặng cho người.

Ngày tiết đông, mọi người đều yêu thích mặt trời, bởi vì mặt trời đem nắng ấm sưởi khắp thế gian. Chúng ta yêu thích cây đại thọ, bởi vì cây đại thọ cho chúng ta bóng mát. Cha mẹ thương yêu con ái, là vì con cái cho mình sự hiếu dưỡng. Chúng ta yêu mến bạn bè, vì bạn bè đem lại cho chúng ta sự hỗ tương giúp đỡ. Nếu mặt trời, đại thọ, con cái, bạn bè…không đem lại sự lợi ích cho mình, thử hỏi làm sao chúng ta yêu thích họ?

Nếu ái tình là mối dây trói buột, thì hãy buông xả ái tình, rất tự nhiên thân tâm sẽ tự tại. Nếu ngã mạn là phiền não chướng ngại đạo nghiệp, thì chúng ta không quản ngại buông xả nó, phải chăng chúng ta đã nhận được sự mát mẻ thanh thản? Nếu vọng tưởng là hư vọng, chúng ta buông xả vọng tưởng, thì chẳng phải là chúng ta đã tự thu được cuộc sống chân thực rồi sao? 

Nếu sự quái ngại là thống khổ, bạn xả bỏ nó đi, chẳng phải là bạn đã thu được khinh an rồi sao? Do vậy chúng ta có năng lực thực hiện buông xả bao nhiêu, tất nhiên sẽ thành tựu kết qủa thu được bấy nhiêu. Đó là đạo lý tất yếu.

Khi đi đường, nếu không buông bước đi phía sau, thì vô phương đặt được bước đi phía trước. Khi viết văn, không xả bỏ đi những câu văn rườm rà, dài dòng, thì cũng vô pháp đúc kết ra được những đoạn văn tinh giản, súc tích. Cây cối hoa cỏ trong sân đình, những cành khô lá úa, nếu không cắt tỉa đi, thì cây cỏ kia làm sao có không gian đâm chồi nảy nụ. Kiến trúc đô thị nếu không buông bỏ đi những kiến trúc thô thiển trái qui định thì không thể nào kiến thiết ra được hình thể một đô thị hiện đại, trật tự, ngăn nắp, mỹ quan.

Hàng tăng lữ, với danh nghĩa xuất gia, nếu không cắt ái buông xả người thân thích, làm sao xuất gia học đạo, làm sao có thể tự tại vân du bốn biển hoằng pháp lợi sanh? Các bậc cổ thánh tiên hiền "trước ưu tư với nỗi ưu tư cuả thiên hạ, sau an vui với niềm an vui của thiên hạ"; Nếu không thể xả mình vì người, thử hỏi làm sao có thể lưu danh sử thiên cổ.

Chư Phật "việc khó làm, làm được; việc khó nhẫn, nhẫn được"là vì ngài hiểu được tầm giá trị của sự buông xả mà đúc kết nên sức mạnh vô úy thí, "cắt thịt mình mớm cho chim ưng, xả thân mình cứu cọp đói" thành tựu Phật đạo. Ngài Tuyết sơn Đồng Tử, chỉ do một câu kệ: "Chư hành vô thường, thị sanh diệt pháp,sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc"mà dám bỏ thân vì đạo, và cuối cùng ông đã đạt được như nguyện đắc thánh đạo quả.

Chúng ta nếu không buông xả đi những thói hư tật xấu, thì đời sống làm sao có thể tiến bộ, cho dù có tiềm năng tốt cũng vô phương sanh trưởng. Học phật chính là học tập "xả mê nhập ngộ, xả tiểu hoạch đại, xả vọng quy chơn, xả hư hành thật." Thế nên lời mà bậc cổ đức tuyên huấn: ”phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật” là vậy; phóng hạ, nghĩa là buông xả, không buông xả, làm sao thành phật được?

Tóm lại, "lấy xả làm được"diệu dụng vô cùng; chúng ta cần nên học tập tánh cách buông xả. Tiền tài vật chất, tri thức, kỹ năng, chúng ta biết buông xả đem hiến tặng cho người làm lợi ích thì cái giá trị tài sản đó mới thật sự là kết qủa thu được của chính mình vững chắc. Cũng vậy, khi chúng ta biết buông xả tất cả những phiền não vô minh bi thương, vọng tưởng v.v…thì rất tự nhiên sẽ đạt được cuộc sống mới với cảnh giới trong sáng, tươi mát, hạnh phúc, tràn đầy niềm tin yêu hy vọng.

3. NHẬN BIẾT CHÍNH MÌNH

Thông thường chúng ta có hai con mắt, có thể nhìn thế gian, nhìn vạn vật, nhìn người khác chính xác, rõ ràng. Nhưng lại không nhìn được chính mình.

Nói rõ hơn, con người có tầm thức phân biệt, có thể nhận thức người khác, nhận thức sự vật, nhận thức thế giới, nhưng không nhận thức được chính mình. Lại nữa, con người chúng ta có thể nhìn thấy được lỗi lầm sai trái của người khác rất rõ ràng, nhạy bén, nhưng lại không nhìn thấy được khuyết điểm của chính mình. 

Nhìn thấy được sự tham muốn của người khác mà không nhìn thấy được các tập khí, các tiểu khí của chính mình. Nhìn thấy được tà kiến của người khác, nhưng không thấy được cái ngu si của chính mình.

Chúng ta có thể nhận thức được sự hoạt động của thế giới; có thể nhận thức được lịch sử, nhận thức được xã hội, nhận thức được thân thích bằng hữu, nhưng rồi cũng không thể nhận thức được chính xác chính mình.

Làm người nếu chúng ta biết tự mình soi gương quán sát. Trong gương có thể nhìn thấy được mắt, tai, mũi, lưỡi, ngũ quan của chính mình, Nhìn thấy tường tận đường nét xinh đẹp hay diện mạo xấu xí của thân mình, nhưng nào có thể soi thấy được nội tâm của chính mình. Nếu có được mặt gương tinh vi mà có thể soi chiếu thấy được nội tâm của chính mình, thì tâm tham, sân, si, tật đố, tình sầu oán khúc v.v... kia chắc hẳn sẽ rùng rợn khó coi đến cực điểm!

Người, có người hiền lành, Từ Bi; có người hung ác nham hiểm. Người, có người luôn luôn sống với tâm bao dung, Hỷ Xả; nhưng lại có người luôn sống với tâm tham thủ, ích kỷ chỉ biết đòi hỏi được người khác bao dung, cung phụng. Bạn đã tự nhận ra bạn thuộc loại người nào chăng? Người, có người biết vì người quên mình, nhưng cũng có người chỉ biết tổn hại người, lợi mình. Bạn có thể tự xét ra được mình là thuộc chủng người nào chăng?

Làm người cần phải có lễ nghĩa, có tàm quí, có tín nghĩa hòa bình, có trung hiếu, nhân ái, có từ bi hỷ xả. Bạn đã kiểm tra qua chính mình chưa? Bạn kiểm điểm chính mình xem có được những điều kiện làm người đó chưa?

Làm người chúng ta cần phải biết tự bồi dưỡng năng lực đảm đang gánh vác trách nhiệm. Đầu tiên, cần phải tự nhận thức được chính mình, nhất là không sợ đối diện với những lời “trung ngôn nghịch nhĩ”, hoặc lẫn trốn khuyết điểm xấu dở của chính mình, thì mới có thể tiến bộ nhanh, và mới có thể tự mình trưởng thành.

Trong Phật môn thường nhắc nhở chúng ta câu: “Nhận thức bản lai diện mục của chính mình.” Chúng ta đã nhận thức được bản lai diện mục của chính mình chưa?

Trong cuộc sống nhân gian, biết bao người ngày ngày chỉ có bận rộn với những tính toán so đo về sự được mất, sự hơn thua của người khác, rồi chỉ biết chê trách người khác là vô ý thức, vô giáo dục mà quên mất quan tâm về sự khởi tâm động niệm của chính mình. Con người chúng ta đối với lý tưởng, trách nhiệm xứ mạng của chính mình là luôn luôn trái ngược với sự thật, trái ngược với tương lai. Do nhân đó mà làm chướng ngại pháp thân huệ mạng của chính mình. Chúng ta học Phật chính là để khai phát chơn tâm của chính mình. Và lột bỏ đi cái mặt nạ của chính mình, thành khẩn phân giải chính mình, nhận thức được chính mình.

Nhận biết được chính mình, chính là một đề tài lớn của xứ mạng, đâu thể xem thường, hoặc buông lung tùy tiện!

4. CON ĐƯỜNG XỬ THẾ

Câu chuyện cười: “Mèo bắt chuột” kể rằng: Có một chú mèo đi rình bắt chuột, chuột con biết được, nhanh nhẹn trốn vào động kín. Chú mèo đến nơi liền giả giọng chó sủa. Chuột con nghe thấy tiếng chó sủa, quyết đoán: Chú mèo kia chắc chắn là đã bị chó dọa nạt chạy mất dạng rồi. Thế là chuột con ung dung bò ra khỏi hang. 

Không bỏ qua cơ hội, mèo ta lập tức túm ngay chuột con. Chuột con không chịu thua liền hỏi: “Rõ ràng là tôi vừa nghe thấy tiếng chó sủa gầm vang, thế tại sao bác còn đứng ở đây?”  Gã mèo đắc ý đáp: “Năm nay thèm muốn ăn hỗn món ăn, vì thế nếu không tìm cách học ngôn ngữ thứ hai, làm sao tiến hành được!”

Con người muốn sanh tồn, tất nhiên cần phải dự bị cho mình một số điều kiện sanh tồn. Đó chính là phương án ứng xử thế . 

Liên quan đến “phương án ứng xử thế” có 4 điểm sau để chúng ta cùng thảo luận.

1. Nhẫn nại: Lực lượng nồng cốt để thành tựu nghệ thuật ứng thế.

Trong cuộc sống nhân gian, nhẫn nại là sức mạnh tuyệt vời nhất. Nhẫn nại không phải là thua thiệt, cũng chẳng phải là không có năng lực ứng đối; Ngược lại, khi đối diện với những sự kiện bị hủy báng, người có tính nhẫn nại liền biết vận dụng tâm chánh trực để lý giải vấn đề sao cho xứng tình hợp lý. Và trong thế giới tâm, đức nhẫn nại hoàn toàn không tiềm ẩn một chút hận thù, một tật đố nào, mà chỉ có hòa bình và bao dung. 

Nhẫn nại là pháp ứng đối xử thế cao thượng. Đại địa (đất) do sức nhẫn chịu sự giẫm đạp của tất cả mọi loài mà huân đúc nên sức mạnh nhẫn nhục cao thượng vô hình. Chúng ta làm người cần nên học tập đức nhẫn của đại địa, mới có thể thành tựu được đức hạnh nhẫn nại, và mới chân thực có đủ sức mạnh ứng xử thế.

2. Bao dung: Pháp tu dưỡng hạnh làm người cao cả.

Hư không do có đức bao dung vạn hữu, mà trở thành cao rộng vô tận. Chúng ta trong cuộc sống giao tiếp, cần nên học tập và tu dưỡng đức bao dung rộng lượng như hư không, thì mới được người khác tôn kính và tin yêu. Hạnh bao dung là một trong những pháp tu dưỡng thiết yếu hoàn thiện nhân cách làm người.

Làm người nếu đối với sự lợi lạc của người khác mà chỉ có từng phần cân ly so đo tính toán, hoặc giả, người khác có một điểm nhỏ sai trái không những không thể bỏ qua mà còn khuyếch đại (tầm thường biến thành trọng đại). Hoặc ngược lại, đòi hỏi người khác phải bao dung mình, phải đối đãi với mình rộng lượng. 

Không cần thuyết minh, chúng ta đều biết người đó đã tự hiện lộ ra tâm tánh nhỏ nhen, ích kỷ. Một tách trà có thể dung nạp 500cc nước; một căn phòng với diện tích 100m2 dung chứa được 300 người; căn phòng với diện tích 500m2 tất nhiên sẽ dung chứa được 1000 người. Thế nên tâm người có lượng khoan dung bao nhiêu, tức đã thành tựu đức bao dung quảng đại bấy nhiêu.

3. Nhu hòa: Pháp đối đãi cư xử thành công trong nghệ thuật ứng thế.

Trong pháp ứng xử, tính nhu hòa mềm dẻo sẽ khắc phục được tính thô cứng. Nước do có bản chất nhu nhuyến mà thành tựu được năng lực xuyên thủng suốt tảng đá to cứng. Thế nên, trong cuộc sống, nếu chúng ta biết ứng dụng tính nhu hòa, an nhẫn để đối đãi thì tất cả mọi khó khăn trở ngại đều có thể hóa giải dễ dàng. 

Hiện nay lưu hành quản lý học, pháp quản lý tuyệt vời vẫn là trực diện quản lý bản chất tâm của chính mình. Bản chất tâm của chính mình nếu quản lý được trọn vẹn chu đáo từ hạnh đức từ bi, nhu hòa, nhẫn nại, cho đến thành tựu quản lý “nhân ngã nhất như” mình và người là một, thì đó chính là pháp quản lý cao đỉnh nhất.

4. Nhớ ơn và báo ơn: Tích lũy tư lương phước điền.

Người có đức hạnh nhớ ơn và báo ơn, người đó sẽ trân quý tất cả sự vốn có của chính mình, và không ngừng nỗ lực đem tài năng phụng hiến đền đáp người khác đã hy sinh biết bao sự nghiệp xương máu, tâm trí để đem lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc; sao cho xứng đáng với lời cổ nhân truyền dạy “uống nước nhớ nguồn, báo đáp thâm ân”. Vì vậy nhớ ơn và báo ơn chính là cuộc sống phú quý nhất.

Người biết quản lý lấy ba nghiệp thân, khẩu, ý của chính mình sẽ không bị phiền não quấy nhiễu, và không có sự tranh chấp, chiến tranh trong bất luận hoàn cảnh nào, trụ xứ nào. Cuộc sống “Thường, Lạc” an trú trong  “Từ, Bi, Hỷ, Xả”  chính là diệu pháp ứng xử thế theo bốn điểm như trên.

5. LẼ ĐƯƠNG NHIÊN
 

Những sự phải trái tốt xấu trong đời, có cái là đương nhiên nhưng có cái không phải đương nhiên; Điều đương nhiên thì không cần đem ra bàn luận. Bằng ngược lại, nếu không phải là điều đương nhiên, sẽ bị bẻ gãy, hoặc oán trách, hờn giận, khiến cho tâm trí không được an nhiên, tự tại. Thuận cảnh, đương nhiên là tốt đẹp; nhưng nếu là nghịch cảnh, thì đương nhiên là không dễ dàng như ý muốn.

Thế nhưng, nếu chúng ta thấu hiểu được điều mà gọi là “nghịch đến, thuận nhận”. Đem điều không đương nhiên đó, xem nó như là đương nhiên, thì mọi sự đều trở thành xuôi buồm thuận gió, vui tươi, hạnh phúc vô hạn.

Trong thế giới tự nhiên, mưa thuận, gió hòa, làm cho vạn vật sanh trưởng; sương tuyết làm cho vạn vật tươi nhuận. Trong quá trình cuộc sống của đời người, cha mẹ quản giáo con cái vạn nghiêm là điều đương nhiên thôi, bởi vì cha mẹ muốn con cái mình trở nên người tốt lành, có tương lai tươi sáng. Thầy cô giáo huấn, nghiêm khắc ép buộc học sinh dụng công học tập là điều đương nhiên, bởi vì thầy cô giáo mong muốn giúp học sinh có được thành tích tốt. Giữa các bạn đồng học có sự cạnh tranh cũng là điều đương nhiên thôi, bởi vì có cạnh tranh mới có sự tiến bộ. 

Cuộc đời thế thái nhân tình cũng là đương nhiên thôi, bởi vì thế nhân mong muốn bạn phát huy cuộc sống đủ tình, trọn nghĩa. Quân đội đòi hỏi người quân nhân phải nghiêm minh tuân thủ kỷ luật, luyện tập muôn phần nghiêm khắc dụng công là đương nhiên, bởi vì trên chiến trường không thể có một phân hào sai xuất. Ông chủ yêu cầu bạn làm thêm công việc, đó cũng là điều đương nhiên, bởi vì có tăng năng suất, mới có được thu hoạch lợi ích lớn.

Con cái đòi hỏi cha mẹ sự giáo dưỡng, học hành, thì cũng là điều đương nhiên, bởi vì giáo dưỡng là trách nhiệm của cha mẹ. Người bạn nghèo thường đến vay mượn, cần cầu sự giúp đỡ của bạn thì cũng là điều đương nhiên thôi, bởi vì anh ta nghèo khó mới mong cầu bạn hợp lực giúp đỡ phần khốn khó đè nặng trên vai.

Vì vậy, trong cuộc sống, nếu chúng ta biết khéo chuyển hóa cái nhìn tầm thường nông cạn, thành cái nhìn quảng đại; nghĩa là đem những điều không đương nhiên, hoán chuyển nhìn thành điều đương nhiên, thì rất tự nhiên, bạn sẽ cảm nhận được tâm bình, khí hòa, không hề có sự oán trách, giận hờn. Từ đó mới rõ tiết xuân ấm áp, khiến cây lá đâm chồi nảy nụ khai hoa. Tiết hạ nóng nực; tiết thu mát mẻ; tiết đông tuyết rơi lạnh lẽo, cô tịch... tất cả đều là lẽ đương nhiên.

Người bạn kia giàu có bởi vì họ biết cần cù, kiệm ước cho nên họ giàu có là đương nhiên. Người bạn nọ phát đạt nhanh chóng, đó là nhân duyên phước đức của anh ta. Hơn nữa, trong cuộc sống anh ta biết quảng kết thiện duyên, đương nhiên anh ta sẽ thành tựu được vinh quang hiển đạt. Người nhà hàng xóm lân cận an lạc, hòa thuận, đó cũng là điều đương nhiên, bởi họ có sự giáo dục, tu dưỡng tốt. Người bạn nọ được thăng quan tiến chức, nhận lãnh bổng lộc, thì đó cũng là điều đương nhiên, bởi vì họ có đủ điều kiện tốt, kết hợp cùng thời vận.

Trong cuộc sống thọ nhận sự khổ khó thì cũng là điều đương nhiên, bởi vì cuộc sống nếu không trải qua sự ngậm đắng nuốt cay, nằm gai nếm mật, thì làm sao thành bậc thượng nhân? Gặp phải khó khăn thì cũng là điều đương nhiên thôi, bởi vì cuộc đời nếu không từng đi qua đoạn đường giá rét buốt xương, thì làm sao có được ngày hoa mai nở rộ, tỏa ngát hương thơm? Thọ nhận sự đổi trắng thay đen, hoặc bị người khinh khi, chán ghét... thì cũng là điều đương nhiên thôi. 

Suy cho cùng, nghĩ cho tận thì trong sự “đương nhiên” ấy. Có biết bao là hương vị kỳ mỹ, thành tựu công đức. Trong “Phật Quang Bổ Thần Ngôn” có câu:“Trong biển người chìm nổi, thọ khổ, thọ nạn là điều đương nhiên, chỉ cần tùy hỉ, tùy duyên là có thể tìm ra được thông lộ. Trên cuộc sống thế gian, cho người sự an vui là điều cần đương nhiên; chỉ cần thấu rõ việc cần làm, và nên làm tất sẽ thành tựu được khả năng cống hiến." 

?
 
Đại Sư Tinh Vân
Việt dịch: Thích Nữ Huệ Phúc

Về Menu

nấc thang cuộc đời nac thang cuoc doi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

má Ÿ co duoc thi at se co mat ngài kyabjé taklung tsetrul rinpoche viên M០chùa long tiên Xử chất Chẳng Trà Sự 5 thuoc do can ban ve phuong phap luan phat giao bạn anh hai thÃÆ Phật giáo tuong mao cua mot nguoi la su phan chieu tam hon phat a di da tuÇ chua phu dung hieu khởi nguyên của giáo lý tịnh độ trong cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của cÃƒÆ y 欲移動 轉識為智 tuc Tinh thần Thiền Tông ngoi nha hoa nang Cồn Lạng 不空羂索心咒梵文 Chư Đức Phật đản sanh trong từng sát Gió lÃƒÆ là Štho de thay chinh minh cau ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri Phật mua xuan trong dao phat Gần hoà åº song phà Æt the gioi quan cua phat phap món ăn tinh thần không thể thiếu của Trung thu hoài ức và trăn trở Đóa vì sao bạn bị chóng mặt Tăng 00 Chữa Mắt Ð Ñ Ñ thiếu Ð Ð³Ñ 泰卦 bÃÆ hoi huong 真言宗金毘羅権現法要 Sống phÃ Æ dung day va tim tuong lai cho minh em nhe trì chú