(GNO-Nam Định): Ngày 2-5, tại chùa Mỹ, xóm Mỹ, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức Đại lễ tuần lâm tưởng niệm nhân lễ húy nhật cố Đại lão Hoà thượng Thích Kim Cương Tử.

	Nam Định: Đại lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử

Nam Định: Đại lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử

(GNO-Nam Định): Ngày 2-5, tại chùa Mỹ, xóm Mỹ, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã long trọng tổ chức Đại lễ tuần lâm tưởng niệm nhân lễ húy nhật cố Đại lão Hoà thượng Thích Kim Cương Tử. 

Chứng minh buổi lễ có HT.Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ GHPGVN, chư tôn đức Thành viên HĐCM: HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Như Niệm – Uỷ viên Thường trực HĐTS, Phó ban TT Ban Từ thiện xã hội TƯGH; chư tôn đức Phó Chủ tịch HĐTS: HT.Thích Giác Toàn, TT.Thích Thanh Nhiễu, TT.Thích Quảng Tùng, TT.Thích Bảo Nghiêm; TT.Thích Gia Quang – Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng I TƯGH cùng chư tôn đức HĐTS, BTS Thành hội Phật giáo  TP.Hà Nội, tỉnh Nam Định, TP.Hải Phòng, tỉnh Thái Bình và các tỉnh thành phía Bắc.

Về phía quan khách có ông Bùi Hữu Dược - Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ, ông Lê Văn Cửu – Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo TP.Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thảo – Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cùng lãnh đạo các cơ quan chức năng T.Ư, địa phương, HĐND, UBND, UBMTTQ xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định và đông đảo bà con Phật tử các tỉnh thành về tham dự.

Chư tôn đức cùng quý vị đại biểu làm lễ dâng hương  cúng dàng Giác linh cố Đại lão Hoà thượng Thích Kim Cương Tử   TT.Thích Bảo Nghiêm thay mặt TƯGH cung tuyên tiểu sử HT.Thích Kim Cương Tử   I. Thân thế:   Đại lão Hoà Thượng Kim Cương Tử, thế danh Trần Hữu Cung, sinh ngày 16-10 năm Giáp Dần 1914 tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nơi đất thành Nam, phủ Thiên Trường nổi danh với chùa Tháp. Ngài sinh trưởng trong dòng họ Trần có danh đức nổi tiếng nhiều đời. Ngài là con trai độc nhất trong gia đình, thân phụ là cụ ông Trần Hữu Tạo, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Quy...   Ngay từ thuở thiếu thời, trước khi đến trường học tập, Ngài đã được thân phụ truyền dạy Nho học và chữ Quốc ngữ, tham học các nghề như thợ may, thợ mộc, nghề y, dạy học... Ngài đã học nửa khoá Tổng sư tại địa phương.   Năm 15 tuổi, Ngài đã sớm nhận thức được cảnh trần gian ảo mộng, cuộc đời giả huyễn vô thường.   Năm 19 tuổi (1939), Ngài chính thức xuất gia đầu Phật tại chùa Cả, thành phố Nam Định, đầu sư học đạo với Sư tổ pháp hiệu Chính Đản.   Năm 1937, Ngài trở về chùa Cả, tỉnh Nam Định phụng Phật, sự Sư. Ngài được Sư tổ đăng đàn trao truyền giới Cụ túc tại Tổ đình chùa Cả.   Năm 23 tuổi (1938), tại hạ trường chùa Cả, Ngài đã học thông suốt cả bộ luật Tứ phần. Năm 24 tuổi (1939), Ngài tham dự khoá thi đầu tiên tại Trường Trung học Phật giáo Bắc Kỳ và giành giải nhì tại kỳ thi đó.

III. Thời kỳ hành đạo:   Năm 1953, Ngài giảng dạy tại Trường Trung học Phật giáo Bắc Việt và dạy ở một số trường lẻ như Vân Hồ, Linh Đường Bồ đề, trường Bái Trạch chùa Cả Nam Định và Hải Phòng.   Năm 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc, Ngài đã tham gia phong trào Phật giáo yêu nước. Năm 1956, Ngài giữ chức Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo Thủ đô.   Từ năm 1957 đến năm 1983, suốt 26 năm công tác Phật sự tại Hải Phòng, trải qua không biết bao nhiêu gian nan vất vả, Ngài đã có công lớn trong việc xây dựng phong trào Phật giáo yêu nước, đã sớm thành lập được Chi hội Phật giáo Thống nhất tại các địa phương khác trên miền Bắc.   Trước khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, Ngài đã về quê, theo bản nguyện chí công vô tư, hoá gia vi tự, Ngài đã xây dựng toà Kim Cương bảo tháp trên đất hương hoả của tổ tiên để lại, từ đó quê hương Ngài mới có 1 ngôi chùa và được gọi là chùa làng Mỹ.   Tại Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước ngày 7 tháng 11 năm 1981, Ngài được suy cử làm Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng ban nghi lễ TƯGH, đồng thời là giảng viên dạy môn Luật học tại Trường Cao cấp Phật học Việt Nam khoá I tại chùa Quán Sứ - Hà Nội.   Từ 1982-1983, do đảm trách nhiều trọng trách của Giáo hội, Ngài được Trung ương Giáo hội bổ nhiệm về trụ trì chùa Trấn Quốc, TP.Hà Nội, tham gia lãnh đạo Phật giáo thành phố Hà Nội. Ngài được Tăng Ni thủ đô suy cử giữ chức Phó ban Trị sự kiêm Ủy viên Giáo dục Tăng ni Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội từ năm 1987 đến ngày viên tịch.   Năm 1985, Ngài được suy cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN.   Năm 1990, Ngài được cử giữ chức Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên Cứu Phật Học.   Năm 1988, Ngài được Giáo hội cử tham gia đoàn đại biểu Phật giáo Việt Nam đi thăm hữu nghị Phật giáo các nước Liên Xô, Mông Cổ, Campuchia, góp phần thắt chặt tình hữu nghị đoàn kết thông cảm hiểu biết lẫn nhau với Phật giáo các nước bạn.   Ngài đã trụ trì Tổ đình Trấn Quốc là một di tích lịch sử văn hoá tín ngưỡng lớn của dân tộc. Trên cương vị trụ trì từ năm 1983, Ngài đã tận tâm trong việc hoằng dương chính pháp, ngoài việc giảng dạy cho Tăng Ni tín đồ Phật tử tu học,    IV. Tham gia công tác xã hội:   Năm 1958 Ngài đã tham gia Uỷ viên UBMTTQ thành phố Hải Phòng. Từ năm 1983 là Uỷ viên UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khoá 10 và khoá 11. Năm 1985 tham gia Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá II và khoá III và Uỷ viên UBTƯ MTTQ Việt Nam trong nhiều khoá, là đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khoá 9, 10, 11. Là đại biểu Quốc hội khoá 8, 9, 10.   Đại lão Hoà thượng đã được Hội đồng Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân" của UBTƯ MTTQ Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen của Giáo hội, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội.   V. Thời kỳ lâm bệnh và viên tịch:   Ngài đã an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 16 giờ 54 ngày 23 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 1 tháng 4 năm Tân Tỵ) trụ thế 88 năm, hạ lạp 60 năm.   Cả cuộc đời hơn 80 mùa sen nở, Đại lão Hoà thượng hiến dâng trọn đời cho Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, cuộc đời hành đạo và hoá đạo của Ngài rất bình dị chân tu thực học, nghiêm trì Thi la tịnh giới, luôn khơi đèn trí tuệ Văn Thù và thể hiện hạnh nguyện Phổ Hiền Bồ tát tốt đời đẹp đạo. Ngài thật xứng đáng là một Luật sư giáo thọ của Tăng Ni, Phật tử GHPG Việt Nam, là bậc cao tăng thạc đức của thế kỷ XX và đầu XXI. Đức hạnh và trí tuệ của Ngài mãi mãi là ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho hàng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam.

HT.Thích Giác Toàn thay mặt BTS THPG TP. Hồ Chí Minh đọc lời tưởng niệm  

TT.Thích Quảng Tùng thay mặt Thành hội Phật giáo Hải Phòng  đọc lời tưởng niệm

TT.Thích Thanh Nhã – Uỷ viên HĐTS, Phó BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội, Chánh đại diện Phật giáo quận Tây Hồ, Trưởng tử đại diện Môn đồ pháp quyến kính dâng lời cảm niệm

Đại diện thân quyến dâng lời cảm niệm

Ông Trần Tất Tiệp - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định phát biểu

Ông Trần Xuân Thanh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Thắng phát biểu  

HT.Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ GHPGVN ban đạo từ

TT.Thích Quảng Hà - Uỷ viên Thường trực  HĐTS, Phó ban Thường trực BTS Tỉnh hội PG Nam Định thay mặt Ban tổ chức phát biểu cảm tạ

Tin, ảnh Cẩm Vân


Về Menu

Nam Định: Đại lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão Hoà thượng Kim Cương Tử

con đường học phật và tu phật thảnh thơi trong bước chân trở về vuon Hấp thụ đủ potassium để phòng đột cơn Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả Sơ lược tiểu sư Tổ Huệ Đăng Gương Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch thi canh mai van no giá trị và nhân cách sống trong từng Yoga giúp trị đau lưng hiệu quả y nghia tinh do Chữa bệnh bằng trái tim và tâm linh uống suy nghi ve kiep nguoi khoa tu mot ngay sinh ven huong ve phat phap 2016 Tưởng niệm cố Ni trưởng khai sơn cua yeu Lễ Đại tường khánh tạ bảo tháp ra chỉ trăm bước nữa là thành công số nhung bai hoc quy gia tu cuon sach cach song tu vi boi Tản mạn chuyện khai bút đầu năm chùa long quang hieu Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi 轉識為智 Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất con quy vo thuong Những cơn đau không nên bỏ qua tình sử mỵ châu Đừng làm vong nhân chờ xá giữ một thăng bằng thành đạo theo tinh thần thiền tông Người còn nhìn lại thân mình cai tao va xay moi cac cong trinh tin nguong mua bao nua lai ve hàm ý phẩm phổ môn trong kinh diệu pháp loi xin loi doc dao cua ba me voi nguoi da mang Béo phì tác động xấu đến não Thiêng liêng những sắc màu luãƒæ n Lai