1. Lúc bé có lần nghe các cụ bảo nhau, đời là bể khổ, rằng sống gửi thác về. Cuộc sống ở nhân gian chỉ là tạm, còn cái chết mới thực là cõi của con người.

Ngẫm ngợi cuối tuần: Sống gửi thác về



Nghe thế không hiểu. Cuộc sống đáng quý chứ sao người ta lại chê nó để ca ngợi cái chết.

Rồi cũng ngờ ngợ, vì thấy từ nhà mình đến hàng xóm, bữa ăn đạm bạc rau dưa, áo vá vai rách nách. Mùa rét không đủ ấm. Mùa hè gió táp, đeo cái áo tơi chằm lá cọ trông như con bù nhìn, mà cũng không tránh được hạt mưa sa. Chung quy lại có phải suy nghĩ đó xuất phát từ chỗ quá nghèo khổ?

Cho đến bây giờ tôi cũng vẫn không hiểu câu ấy là giáo huấn nhà Phật hay là sự tổng kết một đời người mà các cụ nghiệm ra rồi truyền vào tai con cháu?

2. Tôi lớn lên và ra trận. Cuộc sống ngấp nghé cái chết mấy lần nhưng đều thoát. Bây giờ hòa bình rồi, nhìn lại thấy gian khổ nhưng không đến nỗi như các cụ nghĩ về cuộc đời là “sống gửi thác về”. Cuộc sống vẫn còn có một ý nghĩa nào đó, sự hi sinh cho đất nước. Thiếu thốn khó khăn nhưng có sự chia sẻ đùm bọc và nhất là có hy vọng vào ngày mai tươi sáng.

Rồi đất nước chuyển mình mở cửa, bỏ qua tem phiếu mà vẫn sống khỏe, thấy mừng. Chẳng ai trong hoàn cảnh ấy lại nghĩ đến suy nghĩ tiêu cực “sống gửi thác về” như các cụ.

3. Thế rồi đổi mới, đầu tư nước ngoài, rồi dự án này dự án nọ. Thế rồi những miếng đất công được gọi đầu tư xây lên khách sạn dăm sao bảy tầng. Cảm thấy có chút sắc hồng trên khuôn mặt bợt bạt của cô gái, hứa hẹn cho một ngày mai tươi sáng. Mừng. Đến khi những vùng đất “thượng đẳng điền” ven đô được lấp cát để xây chung cư và làm sân golf thì trong lòng mơ hồ gợn lên mối lo, đất ruộng mất đi thì lấy đâu hạt lúa mà ăn. Nhưng được khuyến cáo là xây nhà cho người nghèo, thì cũng có chút hi vọng vỗ về. Rồi hàng chục năm qua, sau bao nhiêu cái quyết định giao đất làm nhà cho người nghèo đầy sự nhân ái đó mà vẫn chẳng thấy mấy người nghèo nào mua được nhà mới. Chỉ có người giàu vào được. Dự án chỉ mới cắm lô định tầng thì các căn hộ trên giấy đã có chủ. Người nghèo vẫn sống chen chúc, trong khi số người khác thì có vài chục căn hộ chờ được giá là bán.

Đâu đó tiếp tục sầm sập các dự án triệu đô, tỉ đô từ nông thôn đến ven biển hết rì-sọt (resort) lại địa ốc sân golf. Chuyện phá hàng trăm ha cây trồng làm cả trăm hộ dân bơ vơ tưởng đã là ghê, vậy mà có chỗ xua đuổi cả người chết, san phẳng cả nghĩa địa để làm nhà. Tất cả đang say tiền như say sóng. Thấy có sự bất công nhưng không biết làm thế nào, ai bênh vực người nghèo trước sự tác quái của đồng tiền...

Sống gửi thác về... Chẳng lẽ là thế ư?

Bài và tranh minh họa: Đỗ Đức (Thể Thao&Văn Hóa)


Về Menu

Ngẫm ngợi cuối tuần: Sống gửi thác về

àn Để ý nghĩa tuyển phật trường 5 tan o thai lan công vinh đãi tiệc chay trong đám cưới Tản mạn chuyện khai bút đầu phạm hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm phat giao viet nam duoi thoi ngo Quảng Trị Giỗ Tổ khai sơn chùa Sắc Ăn uống chánh niệm để nuôi dưỡng Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 48 1963 Myanmar Ký sự mùa xuân Phần 3 Bagan hãy dạy con rằng cổ tích không chỉ là Trái tim bất tử Kỳ cuối Bí mật trái Tiền Giang Tưởng niệm Thánh tổ Kiều Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam Ð Ð³Ñ con duong dua den tai sanh tot dep phát Có thể ngăn ngừa chứng mất trí nhớ Trở về với thiên nhiên y học của diễu Gỏi trái sung bẠÂm no luc thuc tap phap phat đa kumarata chÍn cõng hải mọi gioi luat la nguon sinh luc cua tang gia Bàn tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn Nguy phÃÆt Giá hã æ huy Thiên hạt cơm này con xin dâng Tỳ Sa Môn Thiên Vương suy nghiệm lời phật luyến ái buộc Món ngon Đâu vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao ß thành Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ hoang tÕ la 霊園 横浜 gioi luat la mang mach cua phat phap loi phat day ve tri tue con nguoi thách thức giữ gìn