Trong bài viết này, tác giả chia sẻ với chúng ta cách làm thế nào để từng bữa ăn trong đời trở nên vui vẻ, ngon lành và bổ dưỡng với lòng tri ân
Ngày Tết bàn về chuyện Ăn

.
Trong thiền định, chúng ta được học rằng: “Khi đói ta ăn; khi khát ta uống”. Khi ăn hoặc uống, chúng ta có cơ hội tập trung vào chính giây phút hiện tại và thưởng thức món ăn thay vì chỉ đơn thuần là dung nạp thức ăn và tiêu hóa.

Thông thường chúng ta ăn uống một cách qua loa cho nhanh, cho xong. Ta lại vừa ăn vừa làm nhiều việc khác cùng một lúc như là nói chuyện qua điện thoại, chơi game hoặc làm việc trên máy tính…

Thời khắc hiện tại mới là lúc chúng ta thực sự sống. Phật tánh không hiện tiền ở một nơi nào đó xa xôi, vào một lúc nào đó mà chính ngay ở giây phút này, tại đây. Tục ngữ Tây Tạng có câu: “gần quá thì khó thấy, đơn giản quá thì khó tin”.

Chúng ta càng dành nhiều thời gian cho việc sống trong giây phút hiện tại này thì bản thân sẽ càng cảm thấy an lạc và hài lòng với cuộc sống. Ăn trong chánh niệm giúp ta ngon miệng và sống tỉnh giác ngay trong giây phút hiện tiền.

Khi ăn trong chánh niệm, chúng ta sống trọn vẹn giây phút ấy trong sự tỉnh giác. Ta trải nghiệm các cảm thọ của ngũ quan và những cảm xúc xuất hiện trong khi ăn. Điều quan trọng nhất là cần là phải giữ tâm trung dung bình đẳng, không phân biệt hay phê phán mà chỉ đơn thuần là tập trung vào việc ăn với tâm hồn rộng mở đón nhận các màu sắc và hình dạng, hương thơm của món ăn, kết cấu và âm thanh trong miệng khi ta ăn món ấy.

Ăn uống cũng là cánh cửa mở ra cho ta thấy được sự vĩ đại của pháp hiện tiền. Đây chính là nguồn dưỡng chất vô tận đích thực cần thiết cho thân tâm của ta. Sau đây là năm bước thực hành ăn trong chánh niệm:

1. Bắt đầu với lòng biết ơn

Hãy bắt đầu bữa ăn của bạn với lời tạ ơn truyền thống mà gia đình thường làm khi bạn còn bé. Hoặc bạn có thể dành một khoảnh khắc im lặng để tưởng nhớ đến công lao của tất cả những người, những vật đã góp phần làm nên thực phẩm mà ta đang dùng; từ  bác nông dân, người đóng gói, người bán thực phẩm, người kiểm phẩm; cùng các chúng sinh đã góp phần vào việc tạo nên thực phẩm cho ta như các loài ong, bướm và các côn trùng chăm chỉ giúp cây thụ phấn, chú giun đất giúp làm cho đất tơi xốp và màu mỡ… tất cả những chúng sinh đã góp công sức để hình thành bữa ăn cho chúng ta đều xứng đáng cho ta nhớ ơn.

Trong tâm tưởng của mình, chúng ta nghĩ nhớ đến các vị ân nhân ấy và cảm ơn họ. Các nghiên cứu cho thấy việc tạ ơn chân thành trước khi ăn sẽ giúp chúng ta ăn với chánh niệm và tiết kiệm hơn, tránh lãng phí.

2. Chăm sóc cho hệ tiêu hóa

Đã rất nhiều lần chúng ta cư xử tệ với cơ thể mình như thể đó là một người xa lạ. Ta hay quên việc các cơ quan trong cơ thể đã chăm sóc cho ta chu đáo như thế nào, siêng năng chăm chỉ làm việc như thế nào để giúp ta sống khỏe mạnh hàng ngày. Trước khi ăn, hãy nhớ đến anh bạn dạ dày thân thương trong cơ thể của chúng ta. Nghĩ xem lượng thức ăn nào là vừa với sức làm việc của bạn ấy; một chén, hai chén hay ba chén.

Khi đã định lượng rồi thì bạn chỉ dung nạp 2/3 số lượng ấy mà thôi. Sau khi dùng xong lượng thực phẩm ấy, kiểm tra lại dạ dày của bạn xem như vậy là đã đủ chưa. Đôi khi “mắt to hơn bụng”, vị giác đang hưng phấn bảo bạn nên ăn thêm nữa; nhưng bạn nên tỉnh giác xem xét như vậy có tốt cho dạ dày hay không? Chúng ta nên học cách đưa ra những quyết định hàng ngày dựa vào trí huệ và chánh niệm thay vì đáp ứng cho những áp lực hay ham muốn nhất thời. Sự tỉnh giác giúp bạn chọn lựa đúng và nhờ đó bạn có được tự do.

3. Ăn trong chánh niệm

Bạn nên dành vài phút để thưởng thức miếng ăn đầu tiên hoặc ngụm nước đầu tiên. Bạn nhắm mắt lại và thưởng thức trong tỉnh giác vị ngon của thức ăn. Chú ý đến cảm giác của thức ăn khi được đưa vào miệng, lúc chúng được nghiền nát, hương vị của chúng hòa quyện với nước bọt và cảm nhận của vị giác. Vào giữa bữa ăn, bạn nên dừng lại một chút, uống một ngụm nước cuốn trôi hết thức ăn và làm mới khẩu vị. Điểm dừng này khiến khẩu vị của bạn trở nên tươi mới để tiếp tục thưởng thức các món ăn.

4. Ăn chậm rãi

Phải mất 20 phút để các dây thần kinh truyền đạt cảm giác no từ dạ dày lên đến não; giúp bạn hiểu rằng bạn đã no. Việc ăn chậm rãi sẽ giúp cho não đủ thời gian nhận ra bạn đã ăn đủ và kết thúc bữa ăn.

Hãy thử dùng bữa với bàn tay không thuận (vd như bạn thuận tay phải thì dùng bữa với tay trái và ngược lại). Điều đó rất vui và thú vị. Hoặc bạn thử bỏ đũa xuống khi đang nhai. Sau khi nhai nuốt hết rồi thì mới ăn miếng tiếp theo. Trong khi ăn, bạn nên nhai kỹ, chậm rãi, thưởng thức món ăn và nuốt. Nếu bạn muốn ăn ít hơn và tận hưởng vị ngon nhiều hơn, hãy ăn chậm rãi.

5. Nuôi các người bạn cộng sinh

Số lượng chúng sinh sống trong ruột của bạn còn nhiều hơn số tế bào trong cơ thể của bạn. “Ông chủ thứ hai” trong cơ thể này vào khoảng 100 nghìn tỷ chúng sinh có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe của chúng ta, bao gồm chức năng miễn dịch, sự tăng cân quá mức, sức khoẻ tim, và thậm chí cả sức khoẻ tinh thần. (Lưu ý: vi khuẩn hữu ích và bản thân chúng ta sẽ mạnh khỏe khi dùng các loại thực phẩm tự nhiên và lành mạnh, chứ không phải là thực phẩm chế biến với rất nhiều hóa chất từ hương vị, màu, mùi, chất bảo quản…)

Vì vậy, sau khi ăn, bạn nên nghĩ đến tất cả những chúng sinh nhỏ bé đang cùng sống trong cơ thể mình, gửi tình yêu thương và chúc các bạn ấy mạnh khỏe, tiếp tục hoạt động để hỗ trợ cơ thể, thân và tâm của bạn.

Cuối cùng, hãy mở rộng cánh đồng của lòng nhân ái bằng lời cầu nguyện "Nguyện tất cả chúng sinh đều được nuôi dưỡng no đủ như nhau, cả với thức ăn vật chất và thức ăn tinh thần pháp thực".
 
Bài viết: "Ngày Tết bàn về chuyện Ăn"
JAN CHOZEN BAYS Việt Dịch: Diệu Liên Hoa/ Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ngày tết bàn về chuyện ăn ngay tet ban ve chuyen an tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ý 佛教中华文化 五痛五燒意思 thiền sư thich nhất hanh Nước có cồn 加持 gioi luat la nguon sinh luc cua tang gia ảnh quê phat giao dem lai loi ich gi cho tuoi tre ç¾ Tha thứ giúp sống vui sống khỏe 妙蓮老和尚 vua dau bep yan can cook chia se ve am thuc chay những lời phật dạy cải thiện cuộc Văn hóa uống trà Nét đẹp truyền Khi sóc si pháp luật triều lý chịu ảnh hưởng 04 phan 1 song an chay de bao ve moi truong song miên Vấn vua luong vu de vi bac si thay doi quan niem ve thien sau khi 白佛言 什么意思 Thư truye n nga n 7 buoc den mien cuc lac Bảo kiếm kim cang Kinh lùi một bước để thấy hạnh phúc người tu phật là người tìm về nguồn Thể quá trình hình thành đại tạng kinh chữ di Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động từ 涅槃御和讃 Loạn yoga phẠt ap 四大假合 不空羂索心咒梵文 ngÒ dẠu Vài luâ n cơn thầy thích thiện thuận mặt han quoc buc hoa phat giao duoc dau gia cao nhat thành tịnh xá ngọc nguyên Lumbini Nói với chính mình để có coi thien duong rac Khuyên cảm nhận về tịnh độ tông doi Vitamin C quan trọng đối với sức khỏe LÃm tăng sĩ và chiếc áo cà sa bí quyết dạy con thông minh của người Ð Ð Ð Táo