Đức độ, giới hạnh bị bào mòn thì đương nhiên nghịch duyên có cơ hội ập đến Trước khi lên án những ai thoái chí và những phật tử trời hỡi thì trước hết nên tự nhìn lại mình, sự hướng dẫn, làm gương chỉ là ra lệnh và ỷ lại ý thức theo kiểu thế gian
Ngôi báu Tăng - Thách thức lớn của Phật giáo

Đức độ, giới hạnh bị bào mòn thì đương nhiên nghịch duyên có cơ hội ập đến. Trước khi lên án những ai thoái chí và những phật tử trời hỡi thì trước hết nên tự nhìn lại mình, sự hướng dẫn, làm gương chỉ là ra lệnh và ỷ lại ý thức theo kiểu thế gian “sống lâu lên lão làng".
Trong cách nhìn của một bộ phận xã hội, có một thực tế ai cũng phải công nhận rằng giới tăng sĩ là những thành phần "đi tu" có lý do, buộc phải khổ hạnh, ép xác, vừa đáng kính vừa chừng mực chỉ để gật đầu chào qua đường; khác với cách nhìn và hiểu của những phật tử có cầu học là kính trọng vì là một trong ba ngôi báu do chính đức Phật truyền để lại. Như vậy có hai cách nhìn bài viết này xin được tạm gọi là cách nhìn thứ nhất và cách nhìn thứ hai.

Với cách nhìn thứ nhất, dường như họ muốn đặt để giới tăng sĩ Phật giáo chúng ta vào một khuôn mẫu do chính kiến thức và trình độ của họ tạo ra. 

Tu hành là phải thế này thế nọ, không được sung sướng hơn người thế tục, chả thế mà cách nhìn ấy đã đi sâu vào văn học thơ ca. Ca ngợi (theo cách nhìn của họ) cũng có mà châm biếm cũng có, tạo nên sức mạnh vô hình, cung cấp thêm năng lượng cho thành phần này sinh trưởng, tồn tại lâu dài đến mức tưởng như đó là chân lý hiển nhiên. 

Từ đó có cái nhìn méo mó về tăng sĩ, về chân lý Phật giáo ngày càng trầm trọng. Những ai có nghiên cứu văn học và lịch sử dễ dàng nhận ra điều này nhiều nhất. Khi muốn lên án ý nghĩa và mục đích tu hành của giới xuất gia thường nghe họ rêu rao "Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu", mà không biết rằng do đâu chữ Hiếu được đề cao và sánh ngang hàng với quả vị Phật, bất hiếu sẽ là tội trọng nhất trong đời người! Thậm chí xúc xiểm giới xuất gia là thành phần thất học, chán đời và lười lao động. trốn thuế vua.v..v...  Cách nhìn đó hiện vẫn còn đang là mối thách thức rất lớn của Phật giáo mà trách nhiệm tiên phong, đè nặng lên vai là của hoằng pháp và văn hóa Phật giáo. 

Hơn 30 năm qua đã làm được những gì? Tất nhiên nếu cho rằng cách nhìn thứ nhất đã là một thành tố lịch sử thì không một sớm một chiều đánh tan được thì lịch sử hoằng pháp và văn hóa Phật giáo trước đây lại càng phải chịu trách nhiệm lớn hơn. Thế mà đáng buồn thay, đã có không ít nơi lại vẫn còn dùng những tư tưởng lệch lạc ấy một cách vô thức trong việc giảng giải cho quần chúng phật tử, không thấy đó là mối nguy hại lớn nhất trong mọi lúc, mọi thời của Phật giáo Việt Nam.

Với cách nhìn thứ hai, việc hiểu tường tận và kính trọng ngôi Tăng bảo luôn là trách nhiệm đương nhiên, nhưng không hẳn đã đồng bộ và nhất quán. Còn lại, trong cách nhìn này vẫn có những phát sinh kỳ quái, lệch lạc mà nếu phân tích kỹ ra sẽ thấy không kém phần nguy hại. Họ đặt vị trí tăng ni vào chỗ nhất định và phải cố định, bất chấp tính cách ái lụy đã luồn lách vào đấy tự bao giờ. Từ đó phát sinh ra hàng lọat quan niệm thầy tôi, thầy anh, chùa tôi, chùa anh.v...v...có khi tạo nên làn sóng ngấm ngầm chống đối nhau chỉ vì quan niệm ấu trĩ đó, đạo tràng tan rã, huynh đệ ly tán, cá biệt còn có vụ việc phải đưa nhau ra pháp luật giải quyết. Không đẹp chút nào!

Dư luận đã một thời lên tiếng cảnh báo về sự gọi là tôn kính quá mức này bằng câu đúc kết hết sức nhức nhối: “Phật tử nào tăng ni đó. Tăng ni nào Giáo hội đó!” Quả thật không sai. Như vậy với hai thành phần cách nhìn, Phật giáo trước mắt nên chấn chỉnh ngay cách nhìn thứ hai vì đó là căn bản giữ vững giềng mối giữa tăng ni chân chính và phật tử chân chính. 

Tức là bảo vệ một trong ba ngôi báu mà thoáng nhìn ai cũng tưởng đã lắm ấm êm với nhiều vỏ bọc và tiếng kêu lảnh lót nhất. Với cách nhìn thứ nhất, vì là một thành tố lịch sử không vui của Phật giáo Việt Nam nên sẽ là cuộc đấu tranh lâu dài trước hết phải đòi hỏi từng cá nhân hoằng pháp và văn hóa Phật giáo phải có đầy đủ bản lĩnh cũng như kiến thức nhất định.

Trong các vụ việc xảy ra thời gian qua, đặc biệt vụ "truy sát trong chùa" mà báo chí đã đặt tên nửa mỉa mai nửa cay cú, do hung thủ Ngô Văn Huy gây ra khiến một người chết ba người bị thương, tất cả đều là tu sĩ trong chùa Bửu Quang. Lần này Giáo hội đã lên tiếng, có hơi nuộn nhưng vẫn còn kịp trong quá trình điều tra giữa cơn bão dư luận còn ồn ào khắp chốn. 

Trong cách nhìn nhận và giải quyết vụ việc, phần lớn chúng ta đều thực hiện phương pháp loại trừ hầu giảm nhẹ tai tiếng chung cho chùa, cho Phật giáo chừng nào hay chừng đó. Thí dụ từ chi tiết hung thủ ngoài Bắc mới vào, xuất gia chỉ có 5 tháng và đi về giữa hai chùa trực thuộc tông môn thì nói rằng hắn ta chỉ xuất gia gieo duyên theo truyền thống tông phái, để từ đó khẳng định: Không phải là tu sĩ! Chưa kể chi tiết có bệnh tâm thần nhẹ cũng đã được chú ý tới. 

Như vậy hình ảnh của một tập thể ngôi báu đã có phần lung lay do chính kiến thức thực hành giới luật, pháp luật và hoằng hóa cho quần chúng phật tử của chúng ta còn quá lỏng lẻo, có phần tự mãn và ỷ lại. Qua từng vụ việc, thói thường người ta hay nhắc đến ngôi chùa của nhân vật đó, thầy Tổ, huynh đệ và phật tử của họ ra sao để...soi! Đây cũng sẽ là những dịp để cách nhìn thứ nhất thêm năng lượng để tồn tại, tiếp tục gây giông bão cho chúng ta. 

Trong tuyệt tác "Thoát vòng tục lụy" của tác giả Tinh Vân, nhân vật hòa thượng bổn sư của Ngọc Lam có dạy người đệ tử xuất chúng của mình mình rằng: "Các con chớ nên tự hào về ta mà hãy để ta tự hào về các con, những nguời đệ tử xuất chúng". Có ai chắc rằng ngày nay trong bản kê khai lý lịch, văn bằng danh tính thầy bổn sư và chức vị sẽ chẳng làm lung linh độ sáng, bổ sung sức mạnh không nhỏ! Các phật tử của mình cũng dựa vào đấy mà khơi dậy niềm tự hào lóng lánh về thầy mình, chùa mình. Từ đó thường rêu rao mình chọn chùa và Quy y đúng ông thầy có đức có tài toàn vẹn! 

Trước đây khi còn nằm trong Ban biên tập "Danh Tăng Việt Nam", mỗi lần họp trao đổi, tất cả đều nhận ra chân lý vô thường - thịnh suy rất rõ nét trong các sử liệu của các danh tăng mà chúng tôi từng đọc và biên tập qua. Một vị tôn đức tài giỏi nào đây khi viên tịch rồi thì dường như hành trạng và công ơn các Ngài đều dứt mạch nối tiếp, có chăng chỉ là sự "kế thế trụ trì" trong vỏ ngoài của sân chùa - Tổ đình êm thắm. 

Nếu trong sử liệu, hành trạng và công lao các Ngài to lớn, tích cực dấn thấn bao nhiêu thì sau khi viên tịch tất cả chỉ được trang trọng nằm trong những bộ sách được tài trợ và in ấn rất trang nhã, đồ sộ, đẹp mắt mà thôi. Rất đau lòng!

Với hai cách nhìn, một bên ngoài và một bên trong, giá trị Tăng bảo vẫn chỉ là giá trị của sự tôn vinh yếu ớt từ bên trong và hình ảnh méo mó vẫn cứ tiếp diễn từ bên ngoài. Nay lại cộng thêm vô số sự tai tiếng, dù chủ quan hay khách quan, thì đó có phải đức độ của chư tăng ni hành giả đã quá kém với sự gìn giữ giới luật lỏng lẻo, buông lung? 

Phải chăng cuộc hành trình tiến tu để hóa đạo và giải thoát trong thời hiện đại đã phải nép sang bên vệ đường nhường phần lớn mặt lộ ấy cho những bước chân thực dụng, danh vọng, chức vụ chi phối, không còn thời gian thực hiện chí nguyện cao cả?

Đức độ, giới hạnh bị bào mòn thì đương nhiên nghịch duyên có cơ hội ập đến. Trước khi lên án những ai thoái chí và những phật tử trời hỡi thì trước hết nên tự nhìn lại mình, sự hướng dẫn, làm gương chỉ là ra lệnh và ỷ lại ý thức theo kiểu thế gian “sống lâu lên lão làng". 

"Chánh pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết chừng nào"
 
(trích Tâm Ảnh Lục- Tập II, trang 212-214 Trí Quang dịch).
Dương Như Tâm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

ngôi báu tăng thách thức lớn của phật giáo ngoi bau tang thach thuc lon cua phat giao tin tuc phat giao hoc phat

Ä đừng nên tham vọng xoay chuyển người đời người là cuộc hành trình có đi Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả Đức Phật đối với quan hệ anh em Làm thế nào để ngăn ngừa chứng đau Táo tàu vị thuốc quý Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho Làm gì để nâng cao hiệu quả của hóa Đừng làm vong nhân chờ xá cần chuẩn bị gì trước lúc lâm Bất ổn tinh thần làm tăng nguy cơ bệnh nuoc lòng từ bi và vấn đề công lý Tuyệt Ç Bi trí Quan Âm trong kinh Pháp hoa và kinh Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở gặp được phật là một phước duyên phật lam the nao de ven toan le nghia Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương Người vi Hoi 10 điều tuổi trẻ thường lãng phí Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu gieo y nghia le via duc phat a di da Leo Đường cũng độc hại như thuốc lá Tóm Hoa Daisy chÒ cùng chiêm nghiệm những lời dạy sau Chất xơ ngăn ngừa huyết áp cao Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy Củ hành và những công dụng tuyệt vời biết yêu là đau nhưng sao vẫn cố Nghiện chụp ảnh tự sướng có Những mẹo vặt để nấu khoai tây ngon SÃ c Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức những điều nên biết về tam tai và cúng dao duc va van hoa tu Khổ qua có nhiều công dụng tốt chua shwedagon câu hỏi về sự chứng ngộ niết bàn to ma 5 tan o thai lan thanh tuu cao ca cua trai tim Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm