Trước 1975, Sài Gòn chưa có ngày lễ Nhà giáo 20-11 nhưng sinh viên chúng tôi vẫn thường rũ nhau đi thăm Thầy Cô giáo vào các dịp lễ, Tết. Và, Thầy Cô cũng thương học trò mình như con em vậy. Nhất là vào các thập niên 60 - 70, sau các mùa pháp nạn 1963, 1966, SVHS thường nghỉ học, xuống đường biểu tình, hội thảo rần rần để cùng bà con Phật tử chống chế độ độc tàì đàn áp Phật giáo, thiếu dân chủ, chống chiến tranh do Mỹ đổ quân lên miền Nam Việt Nam và đòi hòa bình, độc lập dân tộc….

	Ngọn lửa của Thầy tôi

Ngọn lửa của Thầy tôi

HT.Thích Minh Châu và tác giả tại cuộc triển lãm tranh năm 2002 - Thiền viện Vạn Hạnh
Trước 1975, Sài Gòn chưa có ngày lễ Nhà giáo 20-11 nhưng sinh viên chúng tôi vẫn thường rũ nhau đi thăm Thầy Cô giáo vào các dịp lễ, Tết. Và, Thầy Cô cũng thương học trò mình như con em vậy. Nhất là vào các thập niên 60 - 70,  sau các mùa pháp nạn 1963, 1966, SVHS thường nghỉ học, xuống đường biểu tình, hội thảo rần rần để cùng bà con Phật tử chống chế độ độc tàì đàn áp Phật giáo, thiếu dân chủ, chống chiến tranh do Mỹ đổ quân lên miền Nam Việt Nam và đòi hòa bình, độc lập dân tộc….

Khoảng 1964-65, tôi học chứng chỉ Cử nhân Triết học Đông phương ở Đại học Văn khoa Sài Gòn. Nhờ duyên lành, tôi được học với các bậc tôn sư nổi tiếng trong và ngoài nước như thầy Nguyễn Đăng Thục làm Khoa Trưởng và dạy Triết Trung Hoa, thầy Thích Minh Châu dạy Triết học Ấn Độ và Sanskrit, thầy Thích Thiên Ân dạy Triết học Zen, thầy Thích Mãn Giác dạy thơ, kệ Pàli,… Và thầy Lê Mạnh Thát dạy Cao học Phật giáo ở Vạn Hạnh… Thầy Thục rất thương sinh viên, nhất là những khi đang hội thảo trong trường mà gặp khó khăn với cảnh sát thì thầy luôn bênh vực SV. Thầy Minh Châu thì SV thường gọi đùa là như “Ông Phật sống” với thái độ vô chấp, luôn giữ nụ cười từ bi, hỷ xả và rất thương học trò… Nhất là khi thầy làm Viện Trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, SV cứ kéo ra đường biểu tình như cơm bữa mà thầy vẫn vừa giáo dục nghiêm minh, vừa bảo bọc, che chở thương yêu học trò như đàn con dại.        

Một hôm, thầy giảng bài học về  Lời Phật dạy Ngài Ananda:

“Này Anan! Nếu có người mạ lỵ Thân ta, Pháp ta, Tăng ta… thì này Anan! Người chớ có nóng giận và phản ứng không hay mà hãy ôn tồn bảo rằng:

“Thầy tôi không chủ trương làm vậy, Pháp tôi không chủ trương làm vậy, Tăng tôi không chủ trương làm vậy"…

… Rồi sau khi Phật nhập Niết bàn, trong số các đệ tử kết tập tất cả lời Phật dạy thì Ngài Ananda là vị thị giả của Phật có trí nhớ tuyệt vời, đã nhớ gần hết những lời Phật dạy và luôn bắt đầu bằng câu “Như thị ngã văn”(Tôi nghe như thế này)…

Đám học trò ngồi nghe thầy giảng, giọng hiền lành, truyền cảm, cứ như thầy đang truyền trao ngọn lửa thiêng từ tâm Phật, và tâm trí chúng tôi cứ như nở hoa, sáng mắt, sáng lòng, thật hạnh phúc làm sao mới được học với thầy như một duyên lành quý hiếm.

Rồi đến các dịp Lễ Phật đản, Vu Lan, Tết Nguyên đán… Ban Văn nghệ SV Vạn Hạnh do nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ hướng dẫn, hợp tác với Đoàn SV Phật tử, chúng tôi, trình diễn ở các trường đại học hay rạp hát, thầy Viện Trưởng luôn cùng các thầy đến dự và thầy luôn ngồi xem đến hết để khích lệ SV, không bao giờ bỏ về sớm, dù thầy rất bận. Gần Tết 1967, tôi phải cải nam trang, đóng vai một thương binh què một chân, cà nhắc chống nạng về làng… trong nhạc kịch "Nhớ người thương binh" trên sân khấu Vạn Hạnh để kêu đòi hòa bình và lên án chiến tranh Việt Nam do Mỹ chủ trương leo thang ngày càng khủng khiếp. Các thầy nhận ra tôi, ai cũng cười vui, chỉ trỏ… Thầy Minh Châu rất vui với cái nội dung kêu đòi hòa bình cho quê hương.

Tôi không thể nào quên được, vào năm 1972, tôi đã lập gia đình và có 2 con còn nhỏ thì chồng tôi, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, bị bắt ở tù vì bị tình nghi hoạt động có lợi cho Giải phóng… Tôi bị Trường Bồ Đề cho nghỉ dạy các lớp 12, dù tôi đã dạy ở đây gần 10 năm, đành phải ở nhà làm bánh nuôi con. Một hôm tôi mang bao bánh vào bỏ mối cho CLB Vạn Hạnh thì gặp thầy Viện Trưởng Thích Minh Châu, thầy hỏi đi đâu mà mang gì khệ nệ vậy? Tôi đành thưa thiệt với thầy hoàn cảnh gia đình tôi như vậy, thầy hơi buồn và hỏi: “Rồi bỏ luôn cái Cao học sao?” Tôi chưa kịp trả lời thì thầy bảo: “Về viết đơn mai đem nộp văn phòng, thầy cho vô làm Giảng nghiệm viên, phụ khảo cho thầy Thục và tiếp tục cái Cao học đi”. Tôi nghe như bùng cả tai, vì không tin đó là sự thật nên chạy theo hỏi lại cho chắc… Thầy nhắc lại: “Mai đem đơn đến sớm đi…”. Tôi ứa nước mắt và nhớ mãi hình ảnh thầy hôm ấy, trong cái tâm Phật của thầy vừa có tình thầy trò, vừa có tình cha con…

Năm 1975, Đại học Vạn Hạnh giao lại cho Nhà nước như tất cả các ĐH tư sau ngày giải phóng. Gia đình Vạn Hạnh dời về Thiền viện Vạn Hạnh ở đường Võ Di Nguy (nay là Nguyễn Kiệm). Xong việc tôi chạy qua thiền viện thăm thầy xem có giúp được gì không vì thiền viện hồi đó chưa được khang trang như bây giờ… Thầy đã đưa các Tăng Ni nhân viên cũ của Viện Vạn Hạnh về đây gầy dựng lại thiền viện từ những ngày gian khó ban đầu như thế nào, chúng tôi mỗi lần đến thăm đều muốn khóc, muốn lao vào phụ giúp nhưng thầy không cho, cứ bảo chúng tôi về lo cho gia đình đi vì đất nước vừa mới hết chiến tranh, ai cũng phải chịu khó giai đoạn đầu là đương nhiên. Hòa bình được là vui rồi. Thầy nói mà cười vui như cái hồi đi coi chúng tôi trình diễn văn nghệ ở trường vậy. Chúng tôi đành nhìn nhau: “Thầy Minh Châu là như vậy đó… luôn cười vui và nâng đỡ học trò mình trong mọi hoàn cảnh”. Lời dạy và cách sống của Thầy lại như một ngọn lửa thiêng nhen nhúm sáng lên trong tâm tưởng chúng tôi để không bao giờ chịu lùi bước trước khó khăn mà luôn cố gắng để vượt lên chính mình. Lại một bài học mới về chữ “Nhẫn” cho người con Phật nữa đây phải không? Thưa Thầy!

Và chúng tôi đã lao vào công tác trong những ngày đầu Cách mạng đầy thách thức, mỗi khi nhớ đến thầy là cứ ráng lên. Về thăm thầy kể chuyện cho thầy nghe: “Con vừa làm nghiên cứu ở Viện Khoa học Xã hội, vừa làm Bào chữa viên (Luật sư) Tòa án, thụ lý ngay vụ án đầu tiên của Cách mạng ở thành phố, rồi sinh hoạt ở Hội Trí thức yêu nước nữa, nên có người hỏi “móc” con “Lửa ở đâu ra mà làm việc dữ vậy”. Con trả lời là “Lửa của thầy tôi truyền lại cho chúng tôi đấy”. Thầy cười.

Sau này, chúng tôi theo gia đình đi đoàn tụ ở nước ngoài, thường về thăm thầy, khoe với thầy là gia đình chúng con qua Canada, cùng 2 đứa con Thái Hòa và Thiên Nga thành lập Đoàn Văn nghệ Dân tộc Lạc Việt gồm SV đi giúp Chùa và lưu diễn các đại học nước ngoài, được hoan nghênh lắm. Thầy cười rất vui và bảo: "M.Đ. Thắng nó về nữa đó, rủ nó làm văn nghệ đi”… Thấy thiền viện khang trang, chúng tôi mừng lắm. Năm 2002, chúng tôi về thăm, thấy thầy hơi yếu nhưng vẫn rất vui khi cắt băng khai mạc buổi triển lãm tranh Thủy mặc và Thư pháp của các bạn Vạn Hạnh và tôi. Thầy vui lắm. Năm rồi tôi về thăm, kịp dự buổi lễ Mừng thọ thầy và các anh Võ Đình Cường, Tống Hồ Cầm. Thầy ngồi xe lăn, thấy tôi, thầy chớp mắt cười nhưng không nói được! Tôi đã bật khóc: “Trời ơi! Sao thầy lại như thế này?!”... Một chị bạn bảo tôi: “Mừng sinh nhật thầy không được khóc”. Tôi chỉ còn biết niệm Phật, cầu Phật gia hộ cho sức khỏe thầy tốt hơn. Thầy ơi! Con không thể nhịn khóc được. Chẳng lẽ thầy đã chia lửa cho mấy thế hệ sinh viên chúng con để lửa trong tâm trí chúng con luôn bừng cháy mà ngọn Lửa thiêng vô cùng quý hiếm của thầy lại lịm dần theo bệnh tật, sức khỏe và thời gian sao?! Chúng con đau lòng lắm! Nhưng không, hình như không phải vậy. Vì trong ánh mắt thầy hôm nay, tuy sức khỏe có sa sút, chúng con vẫn cảm thấy được ngọn Lửa thiêng trong tấm lòng thầy, một ánh Lửa từ bi của Huệ nhãn, của Đuốc Tuệ từ Tâm Phật đó. Thầy ơi! Ánh lửa đó sẽ soi sáng tâm trí chúng con suốt đời để nhớ lời thầy giảng mà ghi nhớ lời Phật dạy… không bao giờ quên, phải không? Thưa thầy! 

Trần Tuyết Hoa -TP.HCM, 11-2008.


Về Menu

Ngọn lửa của Thầy tôi

tiểu cây đức phật của tuổi thơ viễn Xuân có đi có đến Nỗi the Phượng trên trời mon no lon nhat doi nguoi la tinh cam Đâu inh cuoi nam don dep ban tho vao ngay nao chùa mãn nguyệt tạm Thiền hàn cong dai chua bao thien voi lich su dau don nÃÅ món chay lạ qua chế biến lon Thiên 5 tan o thai lan bÃ Æ cuÑi Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích Ä á t nhẫn ç Điện thoại thông minh làm hỏng Khoai Làm Phật giáo nhung van de can quan tam ve nghiep Nên giá trị của việc ở tam binh an va tinh lang cua mot nguoi tổng cần ï¾å nhung dieu can luu y khi thien tap ç¾ vai tro cua nguoi phu nua trong viec giu nep nha Có nên nhai trước khi cho trẻ ăn y nghia chùa phúc lâm noi gion co phai la khau nghiep tanh học cách đảnh lễ thiền sư thích nhất chÃnh hanh phuc va phuoc duc trong thien quan cai khong biet san giai nghi me tinh Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ tâm và tánh bai kinh ve nam la simsapa