GNO - Khủng hoảng tinh thần là biểu hiện phổ biến ở người mắc các bệnh mãn tính đe dọa tính mạng...

	Người mắc bệnh gì muốn tự sát nhiều nhất?

Người mắc bệnh gì muốn tự sát nhiều nhất?

Trước khi có ý định tự tử, người ta thường bị trầm cảm do lo lắng, buồn phiền vì những bất như ý trong cuộc sống - Ảnh minh họa

GNO - Khủng hoảng tinh thần là biểu hiện phổ biến ở người mắc các bệnh mãn tính đe dọa tính mạng như ung thư. Theo một nghiên cứu gần đây, có một loại ung thư có liên quan đến nguy cơ tự sát cao, đó chính là ung thư phổi.

Báo cáo cho thấy rằng, bệnh nhân ung thư phổi có thể có nỗ lực tự sát cao hơn một người bình thường đến 420 lần.

Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị Quốc tế 2017 của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ - ATS, cho biết các bệnh nhân ung thư có nguy cơ tự sát cao hơn 60% so với người bình thường và người bị ung thư phổi có nguy cơ cao đáng kể nhất trong việc tiến hành tự sát so với nhóm người mắc các ung thư khác.

Nguy cơ tự sát do ung thư phổi ở người châu Á cao hơn 13 lần so với các chủng người khác và nguy cơ tự sát ở nam giới cao gấp 9 lần so với người nữ. Ngoài ra, các yếu tố khác thúc đẩy nguy cơ tự sát là: do cao tuổi, đời sống góa bụa, người từ chối các điều trị y khoa và người mắc dạng ung thư phổi khó điều trị.

Báo cáo còn cho thấy nguy cơ tự sát là 40% ở người bị ung thư đại trực tràng, 20% với ung thư vú và 20% với ung thư tuyến tiền liệt.

“Chúng tôi muốn tìm hiểu tác động của những sự biến gây khủng hoảng nhất đến bệnh nhân. Nhiều bác sĩ không nhận thức được nguy cơ tự sát ở các bệnh nhân ung thư. Kết quả này giúp các bác sĩ nhận thức được nguy cơ tự sát cao nhất ở nhóm bệnh nhân ung thư nào để chăm sóc và động viên họ tốt hơn”, chia sẻ của nhà nghiên cứu Mohamed Rahouma.

Trong nghiên cứu nói trên, nhóm chuyên gia thuộc trường Y khoa Weill Cornell (New York) phân tích số liệu từ 3.640.229 bệnh nhân để tìm hiểu số ca tử vong do tự sát ở các bệnh nhân ung thư và loại ung thư nào mà các bệnh nhân muốn tự sát đang mắc và điều trị. Nghiên cứu này kéo dài trong 40 năm.

Dù nghiên cứu không lý giải được tại sao bệnh nhân mắc một số loại ung thư nhất định có nguy cơ tự sát cao hơn các loại bệnh khác nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kết quả trên sẽ thu hút được sự quan tâm của mọi người đến thực tế này và có thể giúp đỡ nhiều hơn cho bệnh nhân.

Dù tư vấn chẩn đoán ung thư là phương thức đã được thiết lập, đặc biệt cho các bệnh nhân có biểu hiện khủng hoảng tinh thần nhưng sự hỗ trợ tâm lý và tư vấn sau đó không được tiếp tục. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cũng đánh mất cơ hội lớn lao để giúp bệnh nhân vượt qua bệnh ách này.

Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 tại Hoa Kỳ, với hơn 44.000 người chết mỗi năm bằng cách tự tử. Cũng tại quốc gia này, tự tử là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba trong nhóm dân số từ 10-14 tuổi; là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai ở nhóm dân số trong độ tuổi 15-34.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

* Tin, bài liên quan: TT.Thích Nhật Từ lý giải nguyên nhân của tự tử || Có ý định tự tử vì thủ dâm ám ảnh ||


Về Menu

Người mắc bệnh gì muốn tự sát nhiều nhất?

Thuc tuyet tac ton dung duc phat che tac tren bo 禮佛大懺悔文 西南卦 tuyết メス chùa pháp hải lam rong 有人願意加日我ㄧ起去 Ăn nhiều muối gây hại cho cơ thể cuộc chiều tháºn dem thap nen tri an ve cha me nhieu cam xuc ï¾ï½ vung ben trong giao phap cua phat duc phat day ve bay hang vo o doi CÃn bat nha va tinh tri soi mat kiên Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường Những bất hợp lý trong nội dung bản tin tuc phat giao tội Nhà tuyệt tác tôn dung đức phật chế tác Gi盻 tham kiếp thay đổi cách nhìn phiền não bằng con Luyện 四比丘 Bưởi ban giao huong coi so hai huong van hanh cua tam ly an trú nơi cô tịch là thực hành của thuong trống thien phat giao c½u với thẩm hÓi Chua quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau đời người là cuộc hành trình có đi tho vì sao lễ hội văn hoá lại biến thành nhà tam nguyen gioi dan tay nguyen món 自悟得度先度人 tu tanh di da 2 tấm nuoc tu bi húy ngam loi duc phat day la ha u la ve long chinh khÕ Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu chua phi lai Ä cua âm