Ý nghĩa chính trị, tôn giáo, đạo đức của sự hy sinh cao cả, thánh thiện của Bồ tát Quảng Đức, nhiều bản tham luận, sách vở, tư liệu đã nói khá đầy đủ rồi.

Nhân kỷ niệm ngày tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức

Những điều làm tôi suy nghĩ nhiều, là sức mạnh nội tâm, quyền năng nội tâm mà Hòa thượng Quảng Đức thể hiện trong toàn bộ cử chỉ của Ngài mãi cho đến nay ít người nói đến. Tuy rằng cũng có người nói, như Bác sĩ Huard, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám.

quangducbotat.gif

Tôi đọc bài của Huard khi tôi còn ở Hà Nội, công tác tại một cơ quan tập trung khá nhiều thông tin sách báo miền Nam và nước ngoài. Đây là vào năm 1963, sau khi vụ tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức gây một chấn động sâu sắc, lan rộng và kéo dài trong nước cũng như ở nước ngoài.

1. Bức ảnh tự thiêu của Morrisson và bài viết của giáo sư Huard

Tôi có bức ảnh chụp chàng thanh niên dũng cảm người Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Bức ảnh chiếm gần một trang tờ báo Match (Pháp). Đây là hình chụp một thanh niên đang chạy, với quần áo bốc lửa, hình ảnh này chắc chắn là đã gây xúc động nhiều ở Mỹ trong giới thanh niên, vì Morrisson là một thanh niên, nhưng không thể nào so sánh được với hình ảnh của Bồ tát Quảng Đức, ngồi thản nhiên bất động trong ngọn lửa cháy ngùn ngụt chung quanh Ngài. Một bên là hình ảnh một con người, một thanh niên dũng cảm. Một bên là hình ảnh một bậc Thánh, một siêu nhân. Có thể vì nét khác biệt đó mà sự hy sinh của Bồ tát Quảng Đức có một tầm cỡ thế giới, còn sự hy sinh của Morrisson có một tầm cỡ hạn chế trong nước Mỹ mà thôi.

Trong bài viết của giáo sư Huard lộ ra vẻ hoài nghi là con người chỉ có thể bình thản chịu đựng một sức nóng như vậy, nếu nhờ Thiền định mà mà làm tê liệt được trung khu thần kinh cảm giác! Phải chăng, đây là trường hợp của Bồ tát Quảng Đức?

2. Về cấp định “Diệt tthọ tưởng định”.

Trong Kinh tạng Nguyên thủy Pàli cũng từng đề cập  đến cấp định này gọi là “Diệt thọ tưởng định” hay “Diệt tận định”. Ở cấp định này, con người ngưng hơi thở, mọi cảm giác và tưởng đều ngưng chỉ, tuy rằng tinh thần vẫn sáng suốt.

Ngài Huyền Trang, trên đường đi Ấn Độ cầu pháp, có đi ngang qua nước Đại Hạ (Bactria, tức Apghanistan hiện nay), có viếng thăm một động đá gần Kabul (thủ đô Afghanistan), trong đó có hai nhà sư ngồi nhập định bất động từ rất nhiều năm. Thỉnh thoảng những người dân ở đây lại đến cắt tóc và cạo râu cho hai vị sư, chỉ có râu tóc là dấu hiệu sống của họ. Họ đã ngưng thở, trái tim họ ngưng đập, nhưng rõ ràng là họ vẫn không chết. Phải chăng, họ đã chứng được “Diệt thọ tưởng định”, cho nên họ có thể ngồi bất động hàng năm, không thở, tim không đập mà vẫn không chết. Tuy không chết, nhưng mọi cảm thọ, mọi tưởng đều ngưng chỉ.

Phải chăng, Hòa thượng Bồ tát Quảng Đức cũng đã nhập “Diệt thọ tưởng định”, ngưng chỉ mọi cảm xúc, kể cả cảm xúc nóng, cho nên Ngài có thể ngồi an nhiên bất động trong ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt.

Do đó, trong bài viết của mình, Bác sĩ Huard có thể đã nói đúng một phần, khi đoán rằng Ngài Quảng Đức có thể chủ động làm tê liệt trung khu thần kinh cảm giác. Nhưng Bác sĩ Huard không hiểu làm thế nào Hòa thượng Quảng Đức đạt tới được một trình độ tê liệt cảm xúc như vậy?

3. Thông điệp về một nền văn minh tâm linh hướng nội

Tuy nhiên thắc mắc của giáo sư Bác sĩ Huard chỉ là một vấn đề trong bức thông điệp mà Ngài Quảng Đức gởi đến nhân loại qua ngọn lửa tự thiêu của Ngài. Do là bức thông điệp về sức mạnh nội tâm, vượt hẳn sức mạnh của mọi thứ vũ khí, tiền bạc và quyền lực. Con người vũ trang bằng khoa học và công nghệ cao, tưởng có thể chinh phục làm chủ thiên nhiên và vũ trụ, nhưng kết quả là nó không làm chủ được bản thân nó, còn thiên nhiên thì cũng quật lại nó với những đòn kinh khủng mà thảm họa sóng thần ở Nam Á vừa rồi là một điển hình tiêu biểu ?  Nhà bác học Einstein đã từng cảnh cáo rằng, chế tạo bom khinh khí và bom nguyên tử không khác gì trao cái búa cho một thằng điên. Thằng điên tức là con người nó đập phá lung tung. Như chúng ta thấy, các cường quốc nguyên tử ý thức về nguy cơ này cũng muốn hạn chế sự phổ biến của bom nguyên tử nhưng rất là khó khăn.

Nền văn minh hướng ngoại một chiều của phương Tây tạo ra những mẫu người mất cân đối, không hài hòa, tạo ra xã hội cũng mất cân đối và hài hòa, với tệ nạn xã hội tràn lan. Máy móc càng tinh xảo bao nhiêu thì con người càng thoái hóa bấy nhiêu. Chúng ta không nên lấy làm lạ, khi chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện và phát triển ở Đức, là một nước khoa học tiên tiến, chứ không phải ở một nước lạc hậu.

Ngọn lửa tự thiêu ở Bồ tát Quảng Đức là một cảnh cáo đối với nền văn minh quá thiên về vật chất, không chú trọng sức mạnh và quyền năng nội tâm. Sau khi chế độ Diệm - Nhu bị sụp đổ, có tờ báo ngoại quốc đã viết: “Vụ tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức có giá trị bằng sức mạnh của 30 sư đoàn”.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng bài học và bức thông điệp của Bồ tát Quảng Đức để lại vẫn còn giá trị thời sự nóng bỏng. Ý nghĩa chính trị của nó được bàn đến nhiều rồi. Nhưng ý nghĩa tâm linh của nó vẫn chưa được đề cập đến một cách sâu sắc. Đáng lẽ người ta phải đặt câu hỏi :

Sức mạnh gì đã giúp cho Hòa thượng Quảng Đức ngồi an nhiên tự tại giữa ngọn lửa ngùn ngụt cháy? Rõ ràng đó chỉ có thể là sức mạnh tâm linh, sức mạnh nội tâm, mà nếu có được, con người có thể chiến thắng tất cả. Nhưng đáng tiếc là do ảnh hưởng của văn minh Tây phương hướng ngoại chạy theo vật chất, nhiều thanh niên Việt Nam hiện nay cũng hướng ngoại, cũng chạy theo vật chất.

Đó là vấn đề mà Phật giáo Việt Nam hiện nay đang và phải quan tâm.

Trong một nước như nước Việt Nam, có một truyền thống Phật giáo gần 2000 năm. Kho tàng thực nghiệm tâm linh chắc là rất phong phú đa dạng. Nội dung kho tàng ấy như thế nào? Làm sao để kho tàng đó hỗ trợ cho sự nghiệp giác ngộ và giải thoát của mỗi người Phật tử chúng ta? Làm sao để kho tàng đó được khai thác có hiệu quả, tạo ra được những mẫu người có cuộc sống nội tâm phong phú, làm chủ được bản thân mình, có cuộc sống hạnh phúc, an lạc, sống thật sự vì lợi ích của mọi người, mọi chúng sinh.

Hiện nay, phương Tây đang hướng về cái gọi là kho tàng tâm lý phương đông, chủ yếu là tâm lý học Phật giáo. Xu thế này, chúng ta thấy rõ trong tư liệu mang đầu đề tiếng Anh “Khoa học về tâm thức” (Mind science) thuật lại nội dung cuộc hội thảo ở Harvard (trường đại học nổi tiếng ở Mỹ) với sự tham gia của giáo chủ Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tâm lý học phương Tây, trong số này có nhiều chuyên gia về Thần kinh sinh học (neuro biology) một số người đã từng đến châu Á, tìm hiểu tại chỗ các trung tâm thiền định Phật giáo. Tôi dẫn chứng sau đây lời thú nhận của Francisco Varela, chuyên gia Thần kinh sinh học, một trong các giám đốc ở Trung tâm Quốc gia nghiên cứu khoa học của nước Pháp (CNRS) :

“Chúng tôi cho rằng, sự tái phát hiện nền triết học phương Đông, đặc biệt là truyền thống Phật giáo, sẽ là một phong trào phục hưng lần thứ hai của lịch sử văn minh phương Tây và ảnh hưởng của nó cũng không kém phần quan trọng so với sự tái phát hiện tư tưởng Hi Lạp trong phong trào phục hưng ở châu Âu. . .”
(Trích dẫn từ cuốn “Le moine et le philosophe (Tu sĩ và triết gia)” bản Pháp văn – XB Nil trang 30)

Như chúng ta biết, đạo Phật cho rằng tâm thức con người có những lớp tâm thức thô và vi tế khác nhau, người bình thường chỉ biết và sống với lớp tâm thức thô, kết hợp với hoạt động của não bộ. Còn các lớp tâm thức vi tế và siêu vi tế thì hoạt động không cần dựa vào não bộ. Các nhà Thần kinh sinh học phương Tây không biết gì về lớp tâm thức vi tế và siêu vi tế này. Phát hiện và khai thác được những lớp tâm thức vi tế và siêu vi tế này, quyền năng con người sẽ được tăng trưởng rất nhiều. Con người sẽ làm chủ được bản thân mình, tiến tới làm chủ được sự sống và chết, thành tựu được giác ngộ và giải thoát. 

GS. Minh Chi (Hội thảo Bồ tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam năm 2005)


Về Menu

Nhân kỷ niệm ngày tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức

chuong bon phap bac hộ Nhà sư thi sĩ Đời Lý Äác 泰卦 Nắng lam the nao de thuyet phuc bo me cho con di tu huy Chè hột sen phan ung cua phat giao truoc cuoc tranh cu tong Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy Thiền sư ở đâu giá trị thực tiễn của triết lý xã an chay bốn điểm cốt yếu trong phật quan diem cua phat giao ve tinh duc từ bi là nền tảng của hòa bình thế NhÃÆ TrẠn Д ГІ トo TIỂU SỬ Hòa thượng THÍCH HUÊ HẢI tuổi trẻ ngày nay với góc nhìn phật ÐÐÐ quán sổ tức Ăn uống lành mạnh để giảm bệnh tim Thiền ấn 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi con nguoi vi dai tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương Cuối Thiền Tăng thiet mùa hoa loa kèn làm giàu như thế nào để không mất giup cho mot nen dao duc toan cau cần Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài cua Phật giáo nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai Món chay ngon cho ngày cuối tuần bổn Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất dép 真言宗金毘羅権現法要 Những ngón chân đóng phèn của chị chương bốn pháp 不空羂索心咒梵文 nguoi yeu rot cuoc la ai bói nuong theo hanh nghuyen cua ngai to su hue dang de Đổ nghiệp 正信的佛教 thả đừng hiểu đạo phật như là một tôn Ti đức phật dạy về nhân quả đẹp 白骨观 危险性 háºnh Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ 22 Mở đa