Khi chúng ta muốn nói về Phật pháp, không phải lúc nào cũng có thể thốt lên thành lời, điều này còn tùy thuộc vào nhân duyên có được, tùy thuộc vào mức độ trung thực với chính mình, cho dù tâm đạo lúc ấy là xấu hay tốt Vì khi mình nói lên những điều theo
Nhân nhớ về thi sĩ Bùi Giáng và những bài thơ Haiku, viết thơ cho bạn

Khi chúng ta muốn nói về Phật pháp, không phải lúc nào cũng có thể thốt lên thành lời, điều này còn tùy thuộc vào nhân duyên có được, tùy thuộc vào mức độ trung thực với chính mình, cho dù tâm đạo lúc ấy là xấu hay tốt. Vì khi mình nói lên những điều theo hướng này, nhưng tâm thức và hành động lại đi theo một hướng khác, thì có thể hiểu, đó là ta đang dối lòng, ta không có chánh ngữ, ta sẽ đi tiếp đến những sai lầm khác lớn hơn.
 


T  thân mến

Lời đầu tiên xin được nhận lỗi với bạn vì sự phúc đáp có phần chậm trể, sở dĩ như vậy là vì những lý do sau: Một là bởi những việc riêng tư bề bộn phải lo toan, hai là vì muốn cho thời gian giữa hai lần thông tin, đôi khi cần được kéo dài hơn để thêm phần ý vị.

Nhưng thật ra những lý do trên chỉ là phụ, mà chủ yếu là do tôi muốn nhân khi viết thư thăm hỏi bạn mình về cuộc sống đời thường, thì tiện thể trao đổi thêm về chuyện tu tập, khi mà chúng ta đang nổ lực để thể hiện nếp sống theo chánh pháp vào cuộc sống thường nhật, vốn không những nhàm chán, mà còn trôi đi, cuốn ta đi sao quá đổi nhanh chóng, để làm gì ? đi về đâu ? ta không hề biết.

Khi chúng ta muốn nói về Phật pháp, không phải lúc nào cũng có thể thốt lên thành lời, điều này còn tùy thuộc vào nhân duyên có được, tùy thuộc vào mức độ trung thực với chính mình, cho dù tâm đạo lúc ấy là xấu hay tốt. Vì khi mình nói lên những điều theo hướng này, nhưng tâm thức và hành động lại đi theo một hướng khác, thì có thể hiểu, đó là ta đang dối lòng, ta không có chánh ngữ, ta sẽ đi tiếp đến những sai lầm khác lớn hơn.

Vừa qua, tôi dành phần lớn thời gian cho 2 việc:

Một là tìm hiểu về Chương Mười Một Pháp, Kinh Bộ Tăng Chi. Đây là Bộ Kinh mang tính tổng kết, nhưng lại không thiếu những chi tiết cần thiết, nên rất quan trọng cho việc thực hành tu tập.

Hai là viết lên những hoài niệm về thi sĩ Bùi Giáng, người mà tôi rất kính trọng về tài năng, lòng nhân hậu và dũng lực, đã làm một cuộc dấn thân độc hành dị kỳ hy hữu nơi chốn hồng trần sa mù giông bảo mịt mờ trong buổi hoàng hôn điên đảo dị thường hổn độn bơ vơ, để lịch tận Tại thể phù du dâu bể của con người, trên con đường tìm về Tính thể (Tính thể gì? Hiện thể gì? Cội nguồn của thi ca và tư tưởng, Sơ đầu Uyên nguyên, hay Nguyên uyên căn để, hay Phật tính, hay là Không tính, hay Hư vô tính, Vật thể tính, hay Khổ, Vô thường, Vô ngã tính . . . ?).

Tôi viết lên những cảm nhận của mình về một góc nhỏ nào đó, là rất nhỏ, trong khoảng trời mênh mông lồng lộng mà Trung niên thi sĩ đã lịch hành, để qua đó thể hiện lòng chân thành biết ơn Người sau những lần được cơ duyên hạnh ngộ.

Thời tiết tại Boston lúc này rất lý tưởng, không còn lạnh như trước, không khí dịu mát, nhất là về đêm. Ban ngày nhiều ánh nắng hơn mọi khi, như để thúc dục các loài hoa nhanh chóng phô bày muôn hương sắc vì thời gian không còn nhiều, chỉ hơn tháng nữa thôi, những tia nắng chói chan sẽ rút vào không gian xa thẳm, nhường chổ cho bầu trời nhiều mây và mưa, vì bấy giờ là mùa thu.

Ban ngày nhiều ánh nắng đến độ tận hơn tám giờ tối mà như năm giờ chiều tại Việt Nam, và chỉ mới bốn giờ sáng, mà những tia nắng đầu tiên dường như muốn lấn át cả ánh đèn đường chưa kịp tắt. Không hiểu sao cây cối tại đây nhiều bông hoa quá, có lẽ là do nó đã không hoang phí năng lượng trong suốt thời gian dài, để giờ đây những nhân duyên tốt đẹp đó được trổ quả, khi hội đủ điều kiện trợ duyên nơi thời tiết.

Cây nào cũng phủ đầy hoa, đủ cả xanh, đỏ, vàng, tím . . . từ cây cổ thụ ven đường cho tới loài cỏ dại bên vệ đường, và đến những hàng dậu cùng đám cây cối trong sân vườn, chúng đều như nhau cả, như cùng nhau thi đua mà khoe vẽ đẹp.

Không những thế, cả những chú chim, nào là Hoàng oanh, nào là Quạ đen, nào là Sáo, là Se sẽ là Bồ câu cùng nhiều loài nữa mà tôi không biết tên, tất cả cùng hòa điệu hót vang những âm thanh thật dể chịu làm cho những ai đang khi ưu phiền, dù một lần nghe thấy, cũng được phần nào thanh thản tâm hồn.

Rồi còn phải kể đến các chú sóc với chiếc đuôi uốn cong thật ngộ nghĩnh, xinh đẹp, dể thương. Chúng chạy nhảy lúc thì tung tăng, lúc thì nhởn nhơ khắp chốn, từ hàng dậu thưa đến buội cây rậm; từ đám cỏ xanh tươi trước những ngôi nhà, đến những con đường lớn, nhỏ đang dập dìu người bộ hành cùng xe cộ. Chúng luôn hồn nhiên, hồn hậu như thể đã lắm lần cùng con người cận kề thỏ thẻ hàn huyên.

" Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khi oanh"

" Thu về hoa cúc vàng lưng dậu
Xuân ấm Hoàng oanh hót đầu cành"


(Viên Chiếu thiền sư)

Hôm nay tôi đi đến chổ học Anh văn, lớp học là ngôi nhà thờ Tinh Lành, không lớn lắm, có kiến trúc cổ kính, chỉ cách nhà hơn hai km. Con đường từ nhà đến lớp đi qua một khu phố khá đông đúc, rồi đi tiếp qua một khu dân cư với các ngôi nhà kiểu biệt thự.

Lớp học thoáng rộng, nhưng chỉ có ba người, hai cô gái trẻ và một bà già, họ là người Hoa, ở đây gọi là Tàu, gồm: Tàu Chợ lớn, Tàu Việt, Tàu Hồng Kông, Tàu Đại lục, Tàu Đài Loan . . ., cô giáo cũng người Tàu, nhưng là Tàu Mỹ. Người ít, phòng ốc rộng rải, nhưng học phí chỉ tượng trưng để chi cho phần sách vở.

Những ngôi nhà gần lớp học, như các ngôi nhà khác tại Boston, đều có sân rộng phía trước, phía sau và hai bên. Bây giờ là mùa hè nên hầu hết chúng đều được bao phủ bởi những bông hoa rất đẹp, thoang thoảng mùi hương rất dể chịu. Nhưng có một điều thật kỳ lạ, là có nhà không trồng hoa thay vào đó là những cây cà chua, ớt, cải, kể cả bầu và bí. Có điều gì bất thường chăng? không có, vì đó là nhà của người Hoa.

Người Hoa ở Quincy rất đông, (ít người Việt) phần lớn giàu có, họ sở hữu những ngôi nhà to đẹp, nhưng lại trồng rau. Tuy nơi đây không phải là khu Chinatown ở trung tâm Boston, nhưng có rất nhiều người Hoa đi bộ trên đường mà phần lớn là trẻ em và người già, đa phần họ thuộc diện mới nhập cư, nhìn vào cách ăn vận là có thể nhận ra. Không biết chắc chắn trong vài chục năm nữa dân châu Á (nhất là Tàu) và dân Xì ( Mỹ La Tin) tại Boston sẽ trở thành đa số so với dân da trắng hay không? nhưng khả năng thì có.

Tôi đi bộ từ nhà đến lớp học trên con đường vĩ hè rộng rải và thẳng tắp, mà tưởng chừng như con đường này được dành riêng cho mình, con đường sao lại sạch sẽ, bằng phẳng, yên tĩnh, vắng lặng đến vậy, bên đường thoảng xuất hiện những đám cỏ cùng hoa dại, những đóa hoa nhỏ nhắn, khiêm tốn nép vào bên vệ đường, nhưng vẫn không che dấu vẽ đẹp thật thanh khiết, nhẹ nhàng, đưa đến cho tôi một cảm giác thư thái, như thể vừa êm đềm lại vừa yên bình, tĩnh lặng, để rồi bất chợt trong tôi hiện lên bài thơ Haiku mà tôi vô cùng yêu thích trong những tháng năm tôi hãy còn là sinh viên.

" Đứng yên bên hàng dậu

Em mĩm nụ nhiệm mầu

Lặng nhìn em kinh ngạc

Vừa lắng nghe em hát

Lời ca em thiên thu

Ta sụp lại cuối đầu"

(Quách Thoại)

Và bài Haiku này nữa

"Nhìn kỹ

Tôi thấy đóa Nazuna

Bên hàng dậu"


(Basho)

Thật là chốn trần gian tĩnh tại, an bình nơi chốn trần gian điêu linh, thống khổ !

Trên đường về nhà, ngang qua chổ ở dành cho người già, đó là một building to rộng, có một ông già người Mỹ ngồi trên băng đá trong sân cỏ hướng ra đường, có lẽ để ngắm nhìn năm tháng đang dần trôi. Tôi đến gần và lựa lời thưa hỏi làm quen, chủ ý là để thực tập cho phần vốn liếng tiếng Anh của mình. Cuộc trò chuyện khá thân mật, nhưng cũng chóng qua vì chỉ là sơ ngộ.

Tôi từ giả ông Mỹ già để trở về nhà, đi một đỗi tôi bắt gặp một bà tuổi chỉ độ trung niên, có lẽ là người Tàu, bà ấy đang moi rác từ những thùng rác đặt trước các ngôi nhà, ở đây chỉ đổ rác mỗi tuần một lần. Thì ra ở Mỹ không chỉ có đi lượm lon bia, vỏ chai mà cũng có người chuyên nghề moi thùng rác như ở VN.

Thật là cõi trần gian thống khổ, điêu linh nơi cõi trần gian an bình, tĩnh tại.

Định luật nhân quả không lệ thuộc vào không gian và thời gian. Không những thế, nó không chỉ dừng lại nơi phạm trù khoa học thực nghiệm, mà còn là một điều thật lạ lùng, kỳ bí, diệu huyền, mà trí óc của phàm nhân không sao khám phá được.

Cái vĩ đại nhất, cái đẹp nhất, cái hạnh phúc nhất, mầu nhiệm nhất, chưa hẳn là những gì lớn nhất, chưa hẳn là những gì rực rở nhất, chưa hẳn là giàu sang nhất, chưa hẳn là phải sở hữu nó mới có được.

Những bông hoa bé nhỏ sao mà đẹp và tinh khiết đến lạ lùng, nếu như tôi có nó, nó mọc nơi sân vườn nhà tôi, nơi chậu hoa trong phòng khách, nơi phòng ngủ, hay ở một nơi đâu đó thuộc về một ai đó thì chắc hẳn rằng nó không đến với tôi bằng những cảm xúc khác thường như thế.

Giàu có như người Mỹ rồi cũng buồn lo theo tháng ngày trôi đi, rồi cũng phải già bệnh chết, và tại xứ Mỹ không thể có người đói, chớ nói gì có người chết vì đói, nhưng vẫn có người tự mình thích (?) đi moi thùng rác.

T thân mến. Bây giờ xin được kể về cuộc sống thế tục của mình. Tôi hiện đang đi học Anh văn, điều kiện để học tập nơi đây rất tốt, đầy đủ về nhiều phương diện, đặc biệt dành rất nhiều ưu đãi cho trẻ em và người già. Nhưng nó cũng khiến tôi suy nghĩ nhiều về quê nhà, rồi thấy thương các em nhỏ của mình quá, nhất là nơi những vùng thôn quê hẻo lánh, mà khi còn ở Việt nam tôi đã từng trãi qua thời gian dài làm việc nơi đó.

Tôi không biết khi nào VN mình mới có được những điều kiện giáo dục như thế, vì bởi không nói đến điều kiện vật chất, chỉ riêng về các phương diện: phương pháp dạy khoa học; sự nhiệt tình, nhẫn nại, lịch sự của người dạy; sự tôn trọng người đi học dù là người học rất kém. . . Những phẩm chất trên chỉ có thể có được, khi đã hội đủ rất nhiều yếu tố được hình thành từ một quá trình lâu dài. Dù vậy, nhưng tôi vẫn hy vọng về một ngày mai tốt đẹp hơn, trong một thời gian không xa lắm.

Thư đã dài, trước khi tạm dừng, xin được chia xẽ cùng T về những mục tiêu vươn tới của chúng ta trên những bước đường phía trước.

Tôi không thể bổng chốc sáng ngày thức dậy là thông thạo, nói năng lưu loát tiếng Anh được, điều này chắc chắn không xảy ra. Dù tôi có cố gắng nổ lực, siêng năng học tập, nhưng nếu chỉ bằng kiến thức và sách vở mà không nổ lực thực hành giao tiếp, nói chuyện với người bản xứ thì khả năng Anh văn của tôi cũng không thể nào có kết quả tốt đẹp được.

Thì cũng vậy, nếu như chúng ta thuộc lòng rất nhiều bộ kinh điển, mà không thực hành trong tu tập, không trở về quán xét ngay chính nơi tâm thức mình, thì e rằng sẽ rất khó có được các thành tựu.

Việc nhìn ra hiện trạng tâm thức mình đang là, đó là việc vô cùng, cực kỳ khó khăn, thế nên thiển nghĩ, việc giác ngộ Bản lai diện mục càng khó gấp vạn lần, nếu không muốn nói là không thể, khi mà chúng ta hãy còn là một phàm phu với quá nhiều tham, sân, si.

Bây giờ thì tạm dừng hẹn thư tới mình sẽ trao đổi về Chương 11 pháp, Kinh Bộ Tăng Chi và bài viết về thi sĩ Bùi Giáng.

Thân chúc T thường tinh tấn

 

L- NN

 

Về Menu

nhân nhớ về thi sĩ bùi giáng và những bài thơ haiku viết thơ cho bạn nhan nho ve thi si bui giang va nhung bai tho haiku viet tho cho ban tin tuc phat giao hoc phat

Mùa lê ki ma cau chuyen nguoi mu so nà Biết Linh ứng hay nhiệm mầu Linh ứng hay nhiệm mầu nhung cau noi hay dang de suy ngam Ai ngua Làm gì để giảm nguy cơ ung thư Làm gì để giảm nguy cơ ung thư tổ đề 5 điều cần biết về ung thư vú tầm ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t chua ngó Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Mùa hoa Tết Ä om vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Phố lan canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao Nhậ Dịch dong nghia voi loai vat Nữ ban An láÿ hiểu quán quÃÆ mà về Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo le chí cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Phiền chênh Hữu tình nghĩa Chiều Nhất đây cổ Thức khuya dễ bị tiểu đề Gánh hóa Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa bà o