Ðức Phật dùng lời dạy nầy, bởi vì A Nan Ða có bẩm tính trụ tâm rất nhanh, và mặc dù ông chưa nhập cao vào thánh giới
Nhân vật phật giáo thế giớiCuộc Đời Thánh Tăng Ananda (phần 2)

 Thánh Tăng Ananda 

, nhưng bản chất định tâm tự nhiên, cộng với sự thấm nhuần Pháp Bảo của ông, đã khiến ông phát ra một số hành vi cử chỉ, giống như một bậc thánh.

Ðức Phật cũng biết rằng: Ðối với A Nan Ða, ngài chỉ cần nêu lên những pháp kích thích là A Nan Ða có thể bước vào Chánh Ðịnh. Do đó, mấy lời dạy có liên quan đến Bát Chánh Ðạo nói trên, chính là để hướng dẫn ông, áp dụng Pháp Bảo nào thích hợp nhất, từ đó ông có thể hành trì tròn đủ Bác Chánh Ðạo, mà không có một pháp nào làm cho ông cố chấp!

Ðối với những người tầm thường thì Chánh Kiến là bước đầu, là căn bản của Bác Chánh Ðạo! Rồi khi thân khẩu ý được thuần thục xuyên qua Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, họ mới bắt đầu sử dụng CHÁNH NIỆM để giữ vững con tâm bước vào Chánh Ðịnh, mà không thể trở thành cố chấp, khi đạt đến bậc thiền!

Nhưng đối với A Nan Ða, một người có trí nhớ phi thường, một người có bộ óc chứa nỗi hầu hết tám mươi bốn ngàn Pháp môn của đức Phật, thì Chánh Niệm là cánh cửa mở đầu, hễ ông bước vào (thuần thục) là ông có thể đắc được các Pháp Phá Chấp, vượt lên trên tất cả mọi khái niệm, mọi hình thức hay danh xưng, mọi phẩm cách hay lằn mức tận cùng!

Ngoài ra, đức Phật còn kích thích tính từ bi quảng đại của A Nan Ða, nhất là lòng từ ái đối với đức Bổn Sư, và Ngài xác nhận rằng:

"Lòng từ ái ấy không phải chỉ phát hiện với điều kiện A Nan Ða trở thành đệ tử hầu cận của Phật!"

Chúng ta có thể nhận thấy ở đây rằng, đức Bổn Sư đã đặc biệt hướng dẫn A Nan Ða, bước vào Thánh Ðạo, bằng hai phương diện Công Pháp và Biệt Pháp, hầu giúp ông ta chặt đứt mọi ràng buộc thế-gian, dứt khoát một lần sau cùng.

Do đó, khi kết luận, Ðức Phật đã nhắc lại mối quan hệ giữa Ngài và ông (tức Biệt Pháp hay Biệt Nghiệp!) để củng cố niệm lực của ông như sau:

Nầy A Nan Ða! Ðã từ nhiều kiếp quá khứ và ngay cả bây giờ, giữa ông và Như Lai chỉ có một tình bạn, tình thân thuộc và tình thầy trò, chứ không bao giờ có ác nghiệp hiềm thù hay ghét bỏ! Mối quan hệ vô lượng ấy đã làm cho chúng ta hưởng được phúc lành trong vô số kiếp xưa thì kiếp chót phẩm hạnh giải thoát của ông, không thể nào tách rời đạo quả tuyệt đối của Như Lai được!

" Nầy A Nan Ða! Nếu ví Như Lai là người thợ gốm và ông là tác phẩm, thì người thợ gốm ấy (ám chỉ đức Phật) đang hoàn toàn thỏa mãn vì đã đem hết khả năng của mình để nắn ra một tác phẩm vừa ý nhất (ý nói đức Phật không xem A Nan Ða như một đệ tử mà thánh tâm chưa được vững chắc!)

Và bằng những lời giáo huấn, khuyến khích và "xác nhận đạo quả sẽ đến" như thế, đức Phật đã cũng cố niềm tin và niệm lực của A Nan Ða, cho đến phút chót, trước khi Ngài nhập Niết Bàn!

Giai thoại về tiền kiếp sau đây sẽ làm cho chúng ta nhận thức mối quan hệ giữa đức Phật và A Nan Ða một cách sâu sắc hơn:

Ðó là câu chuyện số 40 trong Túc-Sinh truyện:

Khi ấy tiền thân A Nan Ða làm vua, đã lìa bỏ ngôi báu, để cùng với đức Bồ Tát (tiền thân Phật) xuất gia sống đời sống đạo sĩ. Giống như Thái tử Sĩ Ðạt Ta đã làm trong kiếp chót ở vườn Lộc Dã, trước khi thành Phật vậy!

Một hôm đức Bồ Tát biết rằng bạn mình (tức tiền thân A Nan Ða), vì gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thực phẩm, đã để dành muối nêm thức ăn. Một hành động trái ngược với luật tu trì của các hàng đạo sĩ.

Ðức Bồ Tát liền khiển trách rằng:

"Nầy bạn! Bạn đã can đảm buông bỏ cả ngôi báu, buông bỏ tất cả sự giàu sang của một vương quốc, tại sao bây giờ bạn lại bắt đầu để dành từng hạt muối?!"

Lời chỉ trích nầy đã làn cho tiền thân A Nan Ða buồn lòng. Ông trả lời rằng:

"Nầy đạo hữu! Những lời phê bình của đạo hữu đã làm cho tôi khổ tâm rất nhiều. Các lời chỉ trích ấy khiến tôi cảm thấy chua chát, buồn phiền chẳng khác nào bị ai đâm chém bằng một lưỡi dao cùn!? (ý nói dao cùn chém, thì nạn nhân trước khi chết bị đau đớn rất nhiều. Còn dùng dao bén để chém thì nạn nhân chết tức khắc, sự đau khổ cũng theo đó biến mất).

Nhưng đức Bồ Tát (tiền thân Phật) vội thẳng thắn trả lời:

'Nầy đạo sĩ! Giữa những người bạn chân thành, lời nói ngay thật, không cần dè dặt, vị nễ, như một người thợ gốm cẩn thận trước những chiếc bình chưa đuợc nung chín! Người bạn tốt là người có thể thốt ra lời phê bình bất cứ lúc nào. Vì chỉ nhờ những lời khê bình xây dựng cùng những câu khuyến khích liên tục như thế, mà một kẻ sống đời sống phạm hạnh, mới rèn luyện được một thánh tâm vững chắc. Ví như chất đất sét trắng tinh, được uốn nắn và nung nấu trở thành những đồ sứ thượng hạng!"

Sau đó, đạo sĩ tiền thân A Nan Ða đã xin lỗi đức Bồ Tát (tiền thân Phật) và yêu cầu Ngài, vì lòng từ bi, hãy tiếp tục hướng dẫn ông ta.

Thuở bấy giờ, những công phu tu luyện, được so sánh với sự gạn lọc đất sét tinh khiết, rồi nắn đúc thành những đồ sứ trang trọng tốt nhất, đã được xã hội thông dụng nên rất thích hợp để so sánh cái tính đa cảm, hay dễ giận của con người với cái tính dễ hư của những bình sứ mỏng manh chưa được nung chín!

Một người thợ gốm bao giờ cũng nâng niu những chiếc bình đất tinh vừa nắn xong, còn ướt, chưa khô, một cách e dè, thận trọng, vì sợ làm vỡ. Rồi sau khi đã nung qua lửa thứ nhất, họ lại cẩn thận tìm đi, tìm lại, những vết nhăn hay những lằn nứt, trước khi cho vào lò, nung chín lần sau cùng. Người thợ gốm rành nghề còn biết thử những tác phẩm của mình, khi ra lò bằng cách gõ nhiều lần để nghe tìm ra những "tì vết" trong âm thanh. Khi âm thanh ngân vang, trong, đều, và luôn luôn giống nhau, thì họ mới yên tâm đưa nó ra thị trường để bán.

Tương tự như thế, một người trở nên trọn lành chỉ khi nào họ đã trải qua tất cả những sự thử thách, và đạt được những phẩm cách cao nhất, xứng đáng nhất, để bước vào Thánh Ðạo! ( Trong Phật Giáo có 2 từ ngữ là Thánh Ðạo và Thánh Quả. Người đắc Thánh Ðạo là người không những chỉ đã dứt trừ mọi hoài nghi trong Bác Chánh Ðạo, mà chính họ còn biến thành thuần thục, để sống một đời sống đúng theo Bác Chánh Ðạo, với một tâm hồn luôn luôn an lạc, hướng thiện)

Rồi kiếp quá khứ đó, tiền thân A Nan Ða đã hưởng được quả lành, tái sinh vào cõi trời Phạm Thiên (Theo Jàtaka n.406 = Túc Sinh truyện số 406). Và trong những kiếp quá khứ khác, ông cũng đã nhờ sự hướng đạo của tiền thân đức Phật, mà gặt hái được nhiều phúc lộc (Theo Majjhima Nikàya n.122 = Trung A Hàm số 122). Tất cả những gì tiền thân A Nan Ða hưởng được, không phải do nhờ phép lạ, mà chính là do ông có một tinh thần hướng thiện cao độ, bền bĩ, luôn luôn nghe những lời đức Bồ Tát (tiền thân Phật) chỉ dạy, và ghi khắc những lời vàng ngọc ấy vào tâm, để thực hành một cách vui vẻ.

3. Xứng Ðáng Với Vai Trò Hầu Phật
Một trong những đức tính của A Nan Ða là nết hạnh hết lòng hầu cận Phật. Chính đức Bổn Sư cũng đã xác nhận như thế nhiều lần, và Ngài còn thêm rằng: "A Nan Ða là đệ tử xứng đáng nhất trong những người đã phục vụ Như Lai. Bất cứ lúc nào Như Lai cần điều gì, thì ông là người có mặt trước tiên, không để Như Lai chờ đợi" (Theo Anguttara Nikàya I.19 = Tăng Nhất A Hàm số I.19).

Thực ra ba chữ "hầu cận Phật" không rõ nghĩa cho lắm. Vì từ ngữ thế gian khó mà diễn tả chính xác cái vị trí của A Nan Ða trong cộng đồng phạm hạnh, dưới sự hướng dẫn của đức Phật. Nếu chúng ta gọi A Nan Ða là vị bí thư hay viên phụ tá của đức Phật thì đúng hơn, nhưng lúc bây giờ, cái khía cạnh từ ái, tôn thờ, phủ phục, sẵn sàng hy sinh của A Nan Ða đối với đức Phật không được diễn đạt. Còn nếu chúng ta gọi ông là một đệ tử hầu hạ Phật, thì cái vai trò tổ chức, và nhiều lần đại diện Đức Phật lãnh đạo giáo hội, một cách khéo léo của ông, lại bị bỏ quên!

Rồi khi vượt ra ngoài phạm vị Phật Giáo, chúng ta cũng không thể tìm ra, trong các kho tàng văn chương triết học nào khác, một nhân vật tương tự, nghĩa là một nhân vật có thể vừa là đệ tử hầu hạ vừa là viên phụ tá của vị giáo chủ, đồng thời nhân vật đó cũng có khả năng trở thành một giáo chủ, như A Nan Ða!

Sự hầu hạ chuyên cần của ông dành cho đức Phật trong 25 năm trường thì nhiều lắm. Chúng ta chỉ mô tả tượng trưng một số những công tác hàng ngày mà thôi. Chẳng hạn như mỗi sáng và mỗi tối, A Nan Ða phải mang nước rữa mặt và dụng cụ đánh răng cho đức Phật. Rồi ông phải chuẩn bị tọa cụ trước khi dâng điểm tâm đến Phật. Buổi trưa, A Nan Ða đi khất thực phải về trước, để rước bát đức Phật. Nước trong, ông phải chuẩn bị sẵn, để rửa chân cho Phật. Khi ngọ thực, ông luôn luôn ăn sau đức Phật, và khi Phật dùng bữa xong, ông có bổn phận xin vật thực còn lại trong bình bát của đức Phật, để chia sớt cho các tỳ khưu kém phúc hay bố thí đến những dân nghèo. Y phục, tịnh thất và bình bát của đức Phật, A Nan Ða luôn luôn dọn quét, giặt rũ và rửa lau sạch sẽ. Khi đức Thế Tôn mệt mỏi thì ông xức dầu, xoa bóp hay tìm thuốc cho đức Phật. Thậm chí đến giấc ngủ, A Nan Ða cũng nằm gần Phật, nhất là lúc Phật đau ốm, để khi Phật cần điều chi, không phải chờ lâu.

Theo Mahàvagga, III, 16 (Kinh Ðại Phẩm, chương III, đoạn 16) thì ngoài những công tác dành riêng cho đức Phật kể trên, A Nan Ða hằng ngày còn đích thân trông nom tất cả các sinh hoạt của chư tăng, đặc biệt là những tỳ khưu mới xuất gia. Thậm chí đến khi mọi người ai nấy đã lui vào tịnh thất (buổi trưa cũng như buổi tối) ông còn quán xuyến khắp nơi trong chùa, xem có tỳ khưu, sa di nào bỏ quên vật gì hay không, để đem cất vào một chỗ, sau trao lại cho họ.

Mỗi khi đức Bổn Sư cần truyền đạt lời dạy gì đến tăng chúng thì ông chính là viên thông tin đem lời dạy ấy đến tận tai mọi người (Theo Cùlavagga V.20: Tiểu phẩm số V.20).

Nhiều lúc ngay nửa đêm mà Ðức Phật muốn gặp tất cả tăng chúng, A Nan Ða cũng vui vẻ triệu tập đầy đủ (Theo Jàtaka 148).

Một lần nọ tăng chúng thờ ơ trước một sa môn ngã bệnh trầm trọng. Đức Phật và A Nan Ða đã đích thân tắm rửa cho bệnh nhân, và khiêng bệnh nhân đặt nằm nghĩ gần A Nan Ða để ông chăm sóc (Theo Mahàvagga VIII.26).

Cứ như thế, A Nan Ða đã chu toàn rất nhiều công việc hằng ngày, hầu mang lại sự an vui thân thể cho đức Phật (và cũng là người anh thúc bá đã giác ngộ của ông), đồng thời mang lại niềm tin cho cộng đồng tăng chúng, như một người mẹ hiền chăm sóc, kính yêu đứa con trưởng đức hạnh hoàn toàn (ám chỉ Ðức Phật) cùng con mới khôn lớn, không phân biệt tánh nết, tài năng (ám chỉ cộng đồng tăng chúng).

Nhưng công tác nổi bật hơn hết, là A Nan Ða đã đóng vai một viên bí thư xuất sắc nhất của đức Phật. Ông có khả năng chuyển đạt mọi giáo huấn, mọi mệnh lệnh của đức Bổn Sư đến hàng ngàn tăng chúng một cách rất nhã nhặn, nhanh chóng và hợp thời, khiến cho mọi việc hấp hành của giáo hội, lúc nào cũng thống nhất, trật tự, ít khi bị sơ sót.

Về phương diện đối ngoại, A Nan Ða đã khéo léo hợp tác với Xá Lợi Phất (Sàriputta) và Mục Kiền Liên (Moggallàna) để giải quyết những vấn đề, nhiều khi rất phức tạp và tế nhị trong mối liên hệ giữa con người với con người, cũng như giữa tăng già Phật Giáo và Xã Hội.

Theo Anguttara Nikàya IV, 249 (Tăng Nhất A Hàm số IV, 249) thì khi cuộc tranh luận của cộng đồng tỳ khưu ở Kosambi xảy ra, cũng như khi Ðề Bà Ðạt Ða mưu toan chia rẽ tăng già Phật Giáo (Theo Udàya v,8 và theo Cùlavagga VIII ), A Nan Ða đã đóng vai trò điều động hai cuộc giải độc rất hữu hiệu. Nhờ đó, về sau toàn thể tăng chúng đã hòa thuận trở lại.

Mặt khác, A Nan Ða cũng là một trong những đệ nhất Như lai sứ giả của đức Thế Tôn để liên lạc với các tôn giáo khác. Mỗi khi đức Phật bảo ông đi liên lạc với ai, dù khó khăn đến đâu, ông cũng không bao giờ từ chối. Và khi thi hành những nhiệm vụ như vậy, A Nan Ða không có cảm tưởng là mình chỉ đơn giản là người thông tin, mà ông ta còn tỏ ra đầy đủ tư cách của một nhà ngoại giao.

Quay về sinh hoạt nội bộ, nhiều lần tăng chúng không tránh được làm ồn trong tu viện. Ðức Phật hỏi A Nan Ða tại sao, thì ông đã mạnh dạn cắt nghĩa rành mạch lý do cho đức Phật rõ (Theo Mahàvagga 67, Pàcittiya 65 và Udàya III.3). Nhờ vậy, đức Thế Tôn mới biết chắc duyên cớ mà ban bố những lời giáo huấn thích hợp.

Một trường hợp làm ồn đáng kể lại như sau:

Có một mhóm tỳ khưu đã quên mình nói chuyện lớn tiếng, gây ồn aò trong tu viện. Ðức Phật hay tin, bèn bảo A Nan Ða khiển trách.

Nhóm tỳ khưu đó, sau khi được A Nan Ða nhắc nhở, khiển trách, bằng những lời lẽ xây dựng, ai về chỗ nấy chăm chỉ hành thiền. Họ tinh tấn tu luyện đến độ trong mùa nhập hạ năm ấy, tất cả đều đạt đươc ba Tuệ-giác biết được tuổi thọ của mọi chúng sinh và Tuệ-giác biết mình còn ít hay nhiều tham sân si.

Vào một buổi tối, nhân được Phật gọi, nhóm tỳ khưu nầy liền đến hầu Phật. Nhưng lúc họ tới nơi thì Thế Tôn đang nhập định. Theo chú giải khi ấy tâm Phật đang an trú tại một cõi thiền hữu sắc, tên là Anãnja Samàdhi (có nghĩa là An-trụ trên thiền sắc Vô-tướng!) Những nhà sư nầy tức khắc nhận ra thiền Tịnh-sắc của Ðức Phật, bèn tất cả ngồi xuống rồi nhập định...

Thời gian yên lặng trôi qua, trong Phật thất, hai canh đầu của đêm trường, khung cảnh chợt im lìm phăng phắc.

A Nan Ða hiểu lầm là các tỳ khưu ấy thấy Phật nhập định, nên kiên nhẫn ngồi chờ. Và muốn giúp họ sớm được Phật tiếp, ông vội lên tiếng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Có chư đệ-tử đến yết kiến!" Nhưng tất cả vẫn yên lặng...

Rồi hai canh giữa đêm cũng trôi qua, A Nan Ða lại nhắc Phật: " Bạch đức Bổn Sư! Chư đệ tử đã đến!" Nhưng sau lời trình lần thứ hai của A Nan Ða, bầu không khí tại Phật thất, càng chìm sâu trong tịch tịnh. Mọi vật đều bất động...

Lúc A Nan Ða lên tiếng trình Phật lần thứ ba thì bên ngoài, trời đang hừng sáng, Ðức Thế Tôn đã xả thiền, và phán với A Nan Ða rằng:

"- Nầy A Nan Ða! vì ông chưa chứng được thiền sắc vô tướng, nên suốt đêm ông đã không biết rằng Như Lai và các tỳ khưu đáng khen nầy đã nhập định! Và không có một âm thanh nào có thể khuấy động nhĩ thức của Như Lai hay của họ được!"

Thuật sự nầy chứng tỏ rằng A Nan Ða lúc đó chưa đạt tới những bậc thiền cao. Nhưng tính kiên nhẫn của ông rất đáng quí, vì túc trực, trọn đêm để hầu Phật, khi có chúng tăng đến yết kiến như thế, ông quả thực là người duy nhất đã làm được một cách vui vẻ và dễ dàng.

Rồi Phật lại khen ngợi A Nan Ða:

'- Nầy A Nan Ða! Những tỳ khưu nầy trước đây ham thích tranh luận, chễnh mảng việc tu hành, thì ngày nay, sau lần khuyến cáo của ông, họ đã trở thành những sa môn tinh tấn hành thiền, đắc được ba tuệ giác!"

A Nan Ða nghe đức Phật tiết lộ kết quả của sự biết sửa mình và tinh tấn tu hành của nhóm tỳ khưu do ông khuyến cáo, bèn lấy làm thỏa thích. Từ đó, A Nan Ða chăm chỉ hành thiền, mặc dù trên vai còn nhiều nhiệm vụ khác.

Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy thường nhắc đến hai lần A Nan Ða hỏi Ðức Phật về các đề mục thiền định đòi hỏi hành giả phải thực hành trong rừng vắng.

Ðức Bổn Sư đã dạy cho A Nan Ða lần thứ nhất rằng:

"- Hãy quán tưởng về ngũ uẩn, tức là quán tưởng về Sắc-Thọ-Tưởng-Hành và Thức" (Theo Samgutta Nikàya 22.158 = Tạp A-hàm số 22.158)

Và lần thứ hai, Ngài dạy rằng:

"- Hãy quán tưởng về lục-căn, gồm: Nhãn-căn, Nhĩ-căn, Tỉ-căn, Thiệt-căn, Thân-căn và Ý-căn!"(Theo Samyutta Nikàya 35,86)

Còn nói về công lao phụng sự chư huynh đệ, thì tên tuổi của A Nan Ða được ghi rõ trong kinh Anguttara Nikàya n.60 ; XI 58 (Tăng Nhất A Hàm số 60 ; XI.58) như sau:

"Khi sa môn Girimananda và sa môn Phagguna bị bệnh trầm trọng, A Nan Ða là người tới lui chăm sóc thường xuyên nhất. Ông còn theo dõi tâm bệnh của hai nạn nhân, để thỉnh cầu đức Phật ban diệu pháp hầu cứu độ họ trải qua những giây phút nguy kịch.

Ngay cả ngôi chính điện lộng lẫy Kỳ Viên tự, (khi ông bá hộ Cấp Cô Ðộc tỏ ý muốn xây lên trong vườn Kỳ Ðà, để dâng đến Phật giáo) cũng do A Nan Ða yêu cầu Ðức Phật nhận lời. Ngôi chùa nầy về sau trở thành tổ đình đầu tiên của Phật giáo (theo Jàtaka số 479).

Nghĩa là bằng cách nầy hay bằng cách khác, A Nan Ða đã tỏ ra là một sa môn sốt sắng xây dựng giáo hội. Ông luôn luôn phục vụ cộng đồng với đầy đủ các đức tánh của một người mẹ hiền, hay một người cha lành tròn hạnh kiểm, hằng chu toàn cho con cái.

Biệt tài tổ chức, thuyết phục và hướng dẫn nhiều ngườì của A Nan Ða cũng đã biểu lộ trong một kiếp trước. Khi ông sinh làm vị Phạm Thiên phụ tá của vua trời ÐếThích (Sakka).

Theo những kinh điển nói về tiền kiếp của A Nan Ða trên các thiên cảnh, thì có một kiếp nọ, ông là vị tiên phụ tá duy nhất có hào quang sang bằng hào quang của vua trời. Ông đã được đức vua trời Ðế Thích giao cho cai quản toàn bộ Thiên Xa và được điều khiển Long Xa mỗi khi vua ngự đi đâu (theo các Jàtakàs số 31, 469, 535 và 541)

Riêng trong Jàtaka (Túc Sinh truyện) số 489 thì tiền thân A Nan Ða là vị tiên kiến trúc sư tên Vissakamma. Hoặc trong hai Túc Sinh truyện (Jàtaka) khác số 75 và số 450 thì một trường hợp, tiền thân ông là vị thần mưa tên Pajjuma, còn trường hợp kia: tiền thân ông là vị thần Ngũ-Nhạc tên Pãncasikha.

Nhưng tấm lòng hy sinh và bảo vệ đức Phật của A Nan Ða có lẽ phải cần đề cao hơn hết. Khi Ðề bà Ðạt Ða (Devadatta) thả một con voi hung dữ để hãm hại Ðức Phật, A Nan Ða đã can đãm xông tới đứng chắn ngang trước mặt Phật, sẵn sàng hy sinh thân mạng để che chở cho đấng Toàn Giác. Thà ông chịu để con voi điên và Ðề Bà Ðạt Ða phạm tội giết ông, chứ ông không muốn họ phạm trọng tội sát hại, hay làm tổn thương một vị Phật.

Ba lần Ðức Thế Tôn bảo ông lùi lại, nhưng ông đã không làm theo, cho đến khi ông bị đức Phật dùng thần thông nhấc bổng ông lên, nhẹ nhàng đặt ông nơi khác, thì chừng ấy ông mới yên trí là sự hy sinh cứu Phật của ông không cần thiết. Và tinh thần hy sinh ấy đã làm cho danh thơm của A Nan Ða lớn rộng về sau (theo Jàtaka số 4533).

Nhân đó, Ðức Phật đã nhắc lại, trước các hàng tăng chúng rằng: "Trong những tiền kiếp A Nan Ða đã từng hy sinh tánh mạng để cứu vị Bồ Tát là tiền thân Như Lai đến bốn lần!"

Còn trong hai kiếp khác rất xa xưa, giữa vòng luân hồi thăm thẳm: Khi cả tiền thân Ðức Phật và tiền thân A Nan Ða sinh làm hai con chim Thiên Nga, rồi hết tuổi thọ sinh làm hai con nai (theo các túc sinh truyện số 502, 533, 534 va 501). Từ Thiên Nga đến nai tiền thân A Nan Ða đã không chịu bỏ rơi bạn mình là tiền thân Phật sinh làm thú tương tự bị sập bẫy. Kết quả cả hai đã chịu chết với nhau dưới bàn tay tàn ác của một ngưòi thợ săn.

Nhưng theo túc Sinh truyện số 222 thì tiền thân đức Phật là một con khỉ hiếu thảo, đã hy sinh tính mạng để cứu mẹ là tiền thân A Nan Ða. Mặt khác, trong những lần luân hồi cộng nghiệp như thế, tiền thân của đức Phật và tiền thân của A Nan Ða thường đã nhờ tính thông minh đặc biệt và thận trọng tự nhiên đã cứu mạng lẫn nhau một cách dễ dàng.

Trên đây là những mẫu chuyện liên quan đến các đức hy sinh và duyên nghiệp luân hồi song song của tiền thân A Nan Ða và tiền thân đức Phật vậy.

4. A Nan Ða Ðáng Gọi Là Kho Tàng Pháp Bảo.
Kỳ công và biệt tài nổi bật, đã nâng A Nan Ða lên hàng một trong những đệ tử thông thái nhất của Ðức Phật, là khả năng nhớ nhanh, nhớ nhiều và nhớ dai của vị tông đồ nầy!

Mặc dù Ðức Phật còn tại tiền, A Nan Ða chưa đắc quả A La Hán, nhưng ông đã được xem tương đương như một trong những thinh văn của cộng đồng Thánh Nhân. Ông xứng đáng để được toàn thể Phật tử lúc bấy giờ tặng cho danh hiệu "một tông đồ xuất chúng"! Bốn chữ "Tông đồ xuất chúng" nầy có nghĩa là ông có đủ khả năng và đức tính của một bậc giải thoát.

Ngoại trừ hai đại thinh văn, có hai năng lực phi thường , là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, thì A Nan Ða là một trong 75 đại đệ tử nổi tiếng khác của đức Phật.

Trong khi 74 vị kia có những xuất sắc chuyên biệt thì A Nan Ða đã nổi tiếng nhờ bốn trong năm "nền tảng trí thức thượng thừa".

- Nền tảng trí thức thứ nhất là ông đã nghe nhiều hơn ai hết, nghe gần như toàn thể những lời Phật dạy.

- Nền tảng trí thức thứ hai là ông đã nhớ nhiều hơn ai hết, nhớ đầy đủ những lời Phật dạy.

- Nền tảng trí thức thứ ba là ông đã hiểu nhiều hơn ai hết, hiểu cả hệ thống Pháp Bảo, kể luôn ý nghĩa súc tích khi phối hợp các Phật ngôn dạy trước với các Phật ngôn dạy sau, một cách song đối hay thứ tự.

- Nền tảng trí thức thứ tư ông là người tin tuởng nơi Pháp Bảo của đức Phật, tin tuởng chắc chắn nhất, trên tất cả mọi học thuyết (theo Anguttara Nikàya n.I, 19 = Tăng nhất A-Hàm I,19)

(Riêng nền tảng trí thức thứ năm là "sự cần cù, dẻo dai, nhiều nghị lực trong việc hầu hạ một bậc Toàn Giác của A Nan Ða", không nên kể đến. Vì thuở bấy giờ, mà đề cập đến nền tảng trí thức ấy, đối với A Nan Ða là một chuyện thừa! Chẳng khác nào như ta khen "nước biển là chất lỏng mặn nhất" trên thế gian nầy!)

Khi nghiên cứu kỹ trong kinh đìển Phật Giáo chúng ta sẽ nhận thấy rằng những nền tảng trí thức vừa nêu trên thuộc về một công phu rất tiêu dụng, từ đó có thể sinh ra đức tính cảnh giác, tiếng Pali gọi là Sati. Cái công phu mà sức mạnh và ảnh hưởng của nó hằng giúp cho hành giả có một tinh thần trong sáng, vững chắc, đủ khả năng để phân biệt mọi cảm giác trong thân cũng như mọi khái niệm ngoại thân, hầu không để coi ý thức bị tham, sân, si lôi kéo.

Và cũng nhờ cái công phu tuyệt diệu ấy, mà khả năng sử dụng trí nhớ của hành giả, ở bất cứ lúc nào, và đối diện với tất cả các vấn đề, đều luôn luôn thanh tịnh, không bị chính cái trí nhớ của họ dẫn họ vào nẻo ngã mạn cố chấp.

Nói cách khác dễ hiểu hơn: Ðức tính cảnh giác là hạt nhân sẽ đem lại thực quả là sự biết mình. Rồi nhờ sự biết mình ấy mà hành giả nhận rõ mọi hiện tượng xung quanh, phân biệt pháp lành với pháp ác, cái nào đang phát động trong tâm tư mình ; hầu tự thu thúc lục văn, sống đúng theo Chánh Pháp.

Thực ra, chữ Pali "Sati" có nghĩa là thông thường là "trí nhớ" (tức khả năng tự "biết lại" những cái gì đã trôi qua!) Chính nhờ cái "trí nhớ" ấy mà quá khứ và hiện tại mới được nối liền với nhau bằng những chuỗi truyền cảm ký ức.

Nhưng đối với A Nan Ða, trong kiếp chót, trí nhớ (sati) đã biến thành sự biết mình (sampa janna). Tức là ông không phải chỉ nhớ suông đến những điều ông đã học thuộc lòng, mà ông còn cảm thấy, cái tác dụng của nó nữa!. Ðể khi lập lại, ông biết tùy theo trình độ trí thức của mỗi người nghe mà diễn đạt từ thấp tới cao, từ nông cạn đến sâu sắc, từ thô kệch đến vi tế, chứ ông không phải nhắm mắt lập lại, một cách hổn độn, loạn xà ngầu.

Còn về phương diện nhớ nhanh và nhớ chắc thì A Nan Ða có thể xem là vô địch! Nhờ thiện hạnh tồn trữ từ nhiều đời trước, kiếp nầy ông chỉ nghe qua một lần là ông có thể lập lại nguyên văn một bài Pháp của Ðức Phật gồm 60000 chữ một cách dễ dàng. Một lần khác, A Nan Ða đã tụng lại 150 ngàn bài kệ, mỗi bài bốn câu của Ðức Phật dạy.

Kỷ lục ghi nhớ tức khắc, và ghi nhớ đầy đủ của A Nan Ða, khiến ta có cảm tưởng, như ông đã dùng phép lạ, mới thực hiện nổi một kỳ công như thế! Nhưng theo Phật Giáo thì phép "lạ" của A Nan Ða không có gì khác hơn là ông không để cho tâm trí của mình bị vướng mắc bởi những ý tưởng vô ích. Những ý tuởng vô ích nầy vốn có hàng trăm, ngàn thứ và luôn luôn "choáng hết chỗ" trong đầu óc con người, thì còn đâu tiềm lực để cho trí nhớ của họ được phát triển!?

Ðức Phật dạy rằng: " Nguyên nhân duy nhất khiến cho một người hay quên là sự có mặt của năm pháp chướng: tham dục, ác tâm, hôn trầm, vọng tưởng (phóng dật) và hoài nghi!" (theo Anguttara Nikàya V 193)

A Nan Ða lúc ấy tuy chưa đắc quả A La Hán nhưng nhờ ông vâng lời Phật dạy lấy Chánh Niệm làm nền tảng tu luyện, đồng thời nhờ phúc duyên tu nhiều kiếp trước, nên mỗi khi ông tập trung tâm trí để nghe pháp, là năm pháp chướng ấy không thể nào khuấy nhiểu ông được.

Ngay cả ngày nay, nhiều cao tăng Phật Giáo ở Miến Ðiện, chỉ nhờ thành công phần nào trong việc loại trừ năm pháp chướng ấy, mà cũng có thể nhớ nằm lòng Tạng Luật, Tạng Kinh hay Tạng Luận một cách dễ dàng. Có vị còn đủ khả năng nhớ cả tam tạng gồm 45 quyển in đầy cả chữ nữa.

Khi A Nan Ða nghe Pháp, ông không có một gợn tư duy nào trong tâm ông cả. Ông không để cho cái "ngã" nổi dậy để bình phẩm "câu nầy dài, câu khi ngắn. Câu nầy sâu sắc, câu kia thông thường, âm thanh câu nầy cao, âm thanh câu khi thấp v.v...!"

Trong ý thức của ông lúc ấy chỉ có một điều là nghe và ghi nhớ một cách tự nhiên, không bấn loạn hay hoang mang, sợ rồi mình sẽ quên những đìều Phật dạy. Như một viên thư ký chuyên nghiệp, chỉ biết vô tư chép đúng những lời người khác nói, lên tranh giấy trắng tinh một cách tự tin và bình thản!

Và trang giấy trắng tinh của A Nan Ða là trí óc thanh tịnh, không bị năm pháp chướng làm mờ đục, hoen ố vậy.

Ðây chính là tư cách của một đại thinh văn (Bậc được nghe nhiều học rộng). Vì ai được nghe và học nhiều bằng phẩm hạnh nầy sẽ loại trừ được tánh ương nghạnh, tự đắc, nằm sẵn trong tâm, và biến trí óc mình thành một kho tàng chứa toàn chân lý. Và người được nghe và hấp thụ càng nhiều chân lý thì những ác pháp trong tâm họ, đương nhiên càng được tiêu trừ!

Các hạng thinh văn như thế có thể ví như những hạt kim cương, tiếp nhận ánh sáng chân lý, từ tôn khẩu của đức Phật, nên sự phản chiếu ánh sáng chân lý (ám chỉ sự lập lại) cũng trung thực, không thêm, không bớt, không rõ, không mờ! (theo vật lý học, kim cương là môi trường mà ánh sáng hiện ra chính xác nhất)

Bởi vậy, một bậc thinh văn chân chánh là người luôn luôn tự nhiên, và tuyệt đối tôn trọng sự thật. Bất cứ điều lành nào họ ghi vào trí nhớ để thực hành, là họ không bao giờ cho rằng "ấy là nhờ trí tuệ tinh anh của mình suy diễn mà được, nhưng ấy là "sự thật trong chánh pháp!" Và họ chỉ là người được nghe và khách quan nhận ra giá trị của nó.

Như mấy câu thơ sau đây của Rainer Maria Rilke đã ca ngợi A Nan Ða:

"Thấy sự thật không tự hào tinh mắt.

Hiểu sâu xa không nghĩ tuệ mình cao.

Hạng thinh văn như thế hiếm dường nào,

Như giọt nước long lanh trên sa mạc!"

Bài thơ nầy phản ảnh một cách trái ngược tâm tánh của A Nan Ða, khi ông chưa xuất gia. Lúc ông mới đến với đức Phật, A Nan Ða là người chứa đầy vô minh, phiền não, ngã mạn và tự đắc. Nhưng càng về sau, nhờ sống bên cạnh đức Bổn Sư, mà ông mỗi ngày một thấm nhuần chân lý giải thoát. Thấm nhuần đến độ mà ông không còn là ông nữa! Ông đã biến thành hiện thân của Pháp Bảo, biến thành "Pháp-Thân" của đức Phật, để hơn 2500 năm sau, cái tên A Nan Ða không còn là một danh xưng nữa, mà nó chính là "ngôn ngữ mở đề" của các kinh đìển Phật Giáo.

Phẩm cách nghe Pháp và thấm nhuần chân lý vào trí óc của A Nan Ða được gọi là nền tảng trí thức thứ nhất (trong năm nền tảng trí thức). Kinh Samyutta Nikàya (Tạp A Hàm số 14.5) còn ghi rõ rằng: "A Nan Ða đã thấm nhuần lời Phật dạy như thế nào, thì khi ông truyền lại Phật ngôn cho đệ tử, cũng làm cho họ thấm nhuần như thế ấy!"

Còn theo kinh Tăng Nhất A Hàm số III,78 (Angutta Nikàya n. III, 78) thì Phật đã xác nhận rằng:

"A Nan Ða có một nghệ thuật nghe Pháp rất đặc biệt, không thể tìm ra một người thứ hai trên thế gian nầy!"

Một lần nọ, đức Phật ngự tại vườn Song Long thọ Gosinga (cũng gọi là rừng Gosinga) với một số đông đệ tử hạng tôn túc. Ðức Trưởng Lão Xá Lợi Phất (Sàriputta) thấy khung cảnh thanh nhã, đã tán dương rằng: "Ðây có thể gọi là vườn An Lạc, vì những cây song long nở đầy hoa, hương thơm tõa kín không gian, như một cõi trời ...!"

Rồi Trưởng Lão nêu câu hỏi:

"Kính thưa chư đạo huynh! Một khung cảnh thanh tịnh như thế nầy, có thể đem so sánh với phẩm hạnh của sa môn nào trong chúng ta, là xứng đáng nhất?"

Các vị đại đệ tử của đức Phật liền lần lượt trả lời. Mỗi vị làm nổi bật một khía cạnh trong sự so sánh của mình. Nhưng nói chung, tất cả ý chính đều qui về một đìểm là: mỗi sa môn đều có một phẩm hạnh đặc sắc, xứng đáng để so sánh với khung cảnh thanh tịnh của ngôi vườn.

Riêng câu trả lời của A Nan Ða thì như sau:

"Nầy chư đạo huynh! Sa môn nào là người nghe đủ tám muôn bốn ngàn Pháp môn của đức Phật, là người sống đúng theo chánh pháp, là người làm sáng tỏ và bảo tồn Pháp Bảo tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa, và tốt đẹp ở đoạn chót! Sa môn nào là người có khả năng truyền lại những lời Phật dạy một cách tròn đủ, không thêm, không bớt một cách khiêm nhượng, tự nhiên! Sa môn nào là người luôn luôn ghi nhớ rằng: Pháp nào ta đã hiểu được, ta có bổn phận cống hiến cho cộng đồng xã hội. Tức là sa môn có khả năng thuyết pháp đến các hàng tứ chúng (Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, thiện nam và tín nữ) làm cho họ trước tiên thỏa thích trong Pháp Bảo, rồi sau đó hiểu đúng nghĩa đế, để tiến tới phẩm hạnh diệt tận tham sân si, giải thoát!... thì sa môn ấy xứng đáng để so sánh với ngôi vườn kỳ diệu nầy!" (theo Majjhina Nikàya 32 = Trung A Hàm số 32)

Nền tảng trí thức thứ hai là giữ lại trong tâm bất cứ Pháp Bảo nào mà mình nghe được và tự động áp dụng những thiện pháp ấy, để mang lại lợi ích cao thượng cho chính bản thân mình.

Nền tảng trí thức thứ ba, chú giải tiếng Pali gọi là Gatimanta, tức là sự hiểu đúng mạch văn và hoàn cảnh của từng vấn đề. Cùng một từ ngữ mà trong một bài pháp nầy Ðức Phật ám chỉ thân nghiệp, rồi trong một bài pháp khác, đức Phật có thể ám chỉ ý nghiệp. Khi A Nan Ða được nghe nói đến hai lần trong một bài pháp khác, đức Phật có thể ám chỉ ý nghiệp. Khi A Nan Ða được nghe nói đến hai lần trong hai trường hợp khác biệt nhau, ông cũng hiểu Phật ngôn đúng theo nghĩa của từng thời pháp. Nói cách khác là bộ óc của A Nan Ða có khả năng "thu thanh" một cách chính xác và phân biệt mọi vấn đề theo thứ tự thời gian: Ðiều nào ông đã nghe, ông hiểu khác với nhiều điều ông đang nghe, không bao giờ lầm lẫn vì cố chấp trên một số từ ngữ.

Nhiều học giả Phật giáo đã ví bộ óc của A Nan Ða như một cái máy ghi âm siêu đẳng, có nhiều tầng số được thanh lọc. Mỗi tầng số dành thu phát một vấn đề chuyên biệt, không bao giờ cho những âm thanh bất thiện, ngoại đề, có thể dập vào trong âm trường của làn sóng.

Theo một thuật sự trong tam tạng Pali thì A Nan Ða có khả năng nghe nhiều đoạn pháp khác nhau cùng một lúc. Những đoạn pháp ấy có thể thuộc về nhiều đề tài khác nhau, và được thuyết xen kẽ nhau. Nhưng sau khi nghe xong, A Nan Ða đã có thể ráp nối các đoạn pháp rời rạc ấy một cách mạch lạc, thứ tự, để hoàn tất một lúc hai ba bài pháp, thật dễ dàng! Thậm chí A Nan Ða còn có thể vừa nghe, vừa đem thuyết lại từng đoạn Phật ngôn rời rạc cho các hàng tứ chúng hấp thụ về một số đề Pháp chuyên biệt.

Và khi nghe xong các đoạn pháp ấy, thính giả luôn luôn khen ngợi A Nan Ða đã cống hiến cho họ một bài pháp, tuy gồm nhiều đoạn ráp nối nhưng rất dễ hiểu, hấp dẫn và mạch-lạc!

Ðiều ấy chứng tỏ rằng A Nan Ða đã có khả năng hiểu đúng, và nắm vững ý chính từng chữ, từng câu, hay từng đoạn do đức Phật thuyết dạy, bằng một nghệ thuật rất khoa học!

Nhờ thế, nhiều lần A Nan Ða, trong lúc đang thuyết lại một số Pháp Bảo, chợt bị các đồng đạo chất vấn bất ngờ, ông vẫn có thể ngưng lời, để giải đáp cặn kẽ, rối quay lại đề chính một cách tự nhiên, dễ dàng, mà không bao giờ bị lạc ý hay lúng túng!

Nền tảng trí thức thứ tư là nghị lực và sự hiến thân không thối chuyển trong nhiệm vụ học hỏi và duy trì Pháp Bảo Giải Thoát, với tư cách là một thinh văn thân cận nhất của một bậc Giác Ngộ!

Nền tảng trí thức thứ năm là công hạnh của một đệ tử hầu Phật hoàn toàn nhất, của A Nan Ða, như chúng ta đã đề cập qua trong đoạn trước!

Ngày nay, khi chúng ta nhắc lại 5 nền tảng trí thức ấy, chúng ta không thể nào không mường tượng ra hình ảnh linh hoạt của đại tôn giả A Nan Ða. Tuy ông ở vai trò làm phát ngôn viên chính thức của đức Phật, ông là trọng tâm của mọi sự chú ý, mà ông vẫn ung dung, hòa ái, đối xử một cách bình dị, cởi mở với tất cả mọi người.

Ðối với những ai thường tiếp xúc với ông, A Nan Ða là mẫu người hiếm khi bị chê trách, vì đức tính phụng sự đức Phật và tăng chúng không biết mệt, cũng như tình bạn không lay chuyển, mà ông luôn dành cho tất cả mọi người!

Nhiều khi, có những xung đột xảy ra trong các hàng tăng chúng, mà A Nan Ða không hay. Thay vì ông dửng dưng làm người ngoại cuộc cho yên thân thì A Nan Ða đã tình nguyện làm "hoà bình sứ giả" để dùng từ tâm của mình giải quyết mọi vấn đề một cách êm đẹp!

Và A Nan Ða đã luôn luôn thành công, vì ông là một sa môn không bị ai ghét bỏ. Ông là một người không có kẻ thù. Hình ảnh của ông chỉ là hình ảnh của một đệ tử trung thành với đức Phật.

Ông đã hết long phục vụ tăng chúng đồng thời với sự tận tụy hầu hạ của đức Phật. Nên trong tâm tư của những đồng đạo của ông, ông không bao giờ lưu lại một nét bất mãn.

Mặt khác, A Nan Ða vốn đã cũng là một người rất giỏi tổ chức. Ông luôn luôn biết trước và nắm vững mọi sinh hoạt của các hàng tứ chúng, có liên hệ đến ông hàng ngày. Ông như một vị "giám đốc" kỳ tài, biết phân phối rõ ràng chương trình làm việc đến tất cả mọi người để cho những sinh hoạt tăng già luôn luôn được diễn ra tốt đẹp. Rồi nhờ tính cẩn thận và cảnh giác cố hữu, A Nan Ða hàng ngày rút ra nhiều bài học quý giá. Cùng một sơ hở, người khác có thể vấp phải nhiều lần, nhưng A Nan Ða không bao giờ phạm một lỗi đến lần thứ hai.

Tính cảnh giác và trí nhớ đặc biệt còn giúp cho A Nan Ða có thể nhận diện hàng trăm hàng ngàn Phật tử xa gần khác nhau một cách kỳ diệu! ông chỉ cần thấy mặt một người nào đó một lần, là trong bao nhiêu lần sau, ông cũng sẽ nhận ra họ được!

Và cũng nhờ cái tài " nhớ rõ mặt mũi từng người" ấy, mà A Nan Ða đã có thể đoán trước (ngày nay chúng ta thường gọi là xem tướng) biết được bản chất của từng người một, hầu đối xử với họ làm sao cho hợp lẽ, để họ tự động học hỏi thấm nhuần Phật Giáo, không gây cho họ cái cảm tuởng "Ông là người đã khéo léo dẫn dụ họ quay về với đạo Phật!" Bất cứ ai lúc quy y đạo Phật, sau khi đã nghiên cứu giáo lý Phật Ðà với A Nan Ða, cũng đều nghĩ rằng: chính họ đã tìm ra Chánh Pháp, chứ không bị ai ảnh hưởng cả!

Nói tóm lại, A Nan Ða là một sa môn có đầy đủ phẩm hạnh để đóng vai trò đại diện cho đức Phật trước các hàng tứ chúng, hầu cùng với những vị đại Tông Ðồ khác lãnh đạo giáo hội. Và cái phẩm hạnh nổi bật nhất, cần luôn luôn nhắc đến ở đây, là phẩm hạnh của một bậc gìn giữ Pháp Bảo! Nếu Phật Pháp là một kho tàng của báu vô giá, thì A Nan Ða chính là vị bảo vệ kho tàng ấy chắc chắn nhất vậy!

5. A Nan Ða Ðối Với Nữ Giới
Ngay từ hồi còn làm hoàng thân, hai anh em A Nan Ða và Anuruddha đã không tỏ ra bị lôi cuốn bởi những sự hầu hạ của phái nữ. Nhờ bản chất ít đam mê trong dục lạc ở đời và nhờ tinh thần ưa chuộng sự sống thanh tịnh, nên sau khi xuất gia mọi liên hệ giữa họ với những người nữ phái dường như không còn cần thiết nữa. Nhất là Anuruddha, từ ngày xuất gia, sự tiếp xúc với nữ giới đã hoàn toàn cắt đứt! Không những Anuruddha tuyệt đối chẵng nhìn đến người nữ, mà ngay đến người nam cũng rất ít được ông giao dịch, trò nguyện nhiều lời. Ngoại trừ đức Phật.

Tuy nhiên, không phải vì vậy, mà vấn đề phái nữ không được đặt ra như một thách đố đối với A Nan Ða, nhất là vị đại tôn giả nầy vì bổn phận, hằng ngày phải tiếp xúc với đủ mọi hạng người. Huống chi A Nan Ða đã tâm nguyện đem thân mình hiến dâng cho tiền đồ Phật giáo!

A Nan Ða ngoài việc hầu cận đức Phật và phục vụ giáo hội, ông còn nhận bổn phận chăm sóc tất cả hàng Phật tử, bất luận là nam hay nữ! - Nếu không có A Nan Ða, trong Phật Giáo chỉ còn có ba hạng đệ tử mà thôi là, tỳ khưu, sa di và các hàng thiện tín.

Chính ông là bàn tay đã khai sinh hệ thống nữ tu khi đức Phật còn tại tiền. Theo Anguttara Nikày VIII (Tăng Nhất A Hàm số VIII) và Cùlavagga X (Tiểu Phẩm số X), thì sự bắt đầu của giáo hội tỳ khưu ni đã diễn ra như sau:

"Khi những nam hoàng thân trong vương tộc Thích Ca đã xuất gia, thì các phu nhân, các công chúa, các tiểu thơ cũng điều mong muốn sống đời sống phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của đức Phật. Do đó, có một số đông các mệnh phụ phu nhân dẫn đầu bởi hoàng hậu Mahà Pajapati Gotamì (tức là dì ruột, là kế mẫu, mà cũng là người đã nuôi dưỡng đức Phật từ khi chào đời cho đến khi khôn lớn) đã đưa nhau đến ra mắt đức Phật và xin phép xuất gia. Thoạt đầu đức Phật đã từ chối, vì biết chắc rằng đời sống khắc khổ, thanh đạm, không nhà cửa của các hàng sa môn chẳng thể nào thích hợp với những bậc khuê các. Nhưng mẫu hậu Mahà Pajapati Gotamì vẫn kiên nhẫn khẩn khoản đức Thế Tôn đến nhiều lần ...

Khi A Nan Ða thấy kế mẫu của đức Phật hai chân sưng húp, y phục dính đầy cát bụi, đôi mắt thâm quần và ngập lệ, đứng trước cửa chùa một cách thểu não, bèn hỏi:

- Tâu mẫu hậu, vì sao người ra nong nỗi ấy?

- Bạch sa môn A Nan Ða! Mẫu hậu mong ước được sống đời sống xuất gia, nhưng đức Thế Tôn đã không cho phép.

- Mẫu hậu đã yêu cầu Phật đến lần thứ mấy?

- Ðến lần thứ ba rồi mà không được nên mẫu hậu đang buồn tủi vì tuyệt vọng!

A Nan Ða nghe thế liền đích thân đi yêu cầu Phật. Nhưng đến khi ông yêu cầu đến lần thứ ba vẫn bị đức Phật từ chối.

Và lòng từ bi đã không cho phép A Nan Ða thụ động, đứng nhìn hoàng hậu đáng thương như thế. Ông bèn an ủi hoàng hậu, rồi hứa sẽ tìm dịp thuận tiện tiếp tục yêu cầu đức Phật nữa...!"


Về Menu

nhân vật phật giáo thế giớicuộc đời thánh tăng ananda (phần 2) nhan vat phat giao the gioicuoc doi thanh tang ananda phan 2 tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng thiГЄn bテケi Văn Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Phật Yêu Những điều cũ kỹ nguyen ly vo thuong trong triet hoc phat giao de tro thanh nguoi phat tu chan chanh Chuyện ăn chay trường của nội bÃÆo Thực hành tụng niệm trong Phật giáo hòa thượng thảnh Tu vi khá mười điều tạo ra công đức và phước phat phap ngo thắp nghiệp hay định luật đạo đức nhân Ç giẠparsvika học phật Lá rụng buổi giao mùa Nam Định Tưởng niệm Đại lão hải Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi đạo Hơi Đồng Tham gia Facebook giúp sống lâu hơn Đạo quÃƒÆ nguy Tự pháºn Vitamin diễu hành xe đạp hướng về ngày phật MÃÅ Vì sao nên ăn rau cải xoăn dau Thương lược ý đốt đèn cúng phật trong nghi Ð Ð Ð THICH Thiền đinh HoẠthach thuc lon cua phat chua dai chieu tay tang Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ học cách nguyên sac Bên