GN - "Cơm sôi - lửa đỏ - lúa chín - trời mưa!”, câu đúc kết ngàn đời của cha ông xưa...

Nhọc nhằn hạt thóc mùa lũ

GN - "Cơm sôi - lửa đỏ - lúa chín - trời mưa!”, câu đúc kết ngàn đời của cha ông xưa vừa mang tính dự báo vừa là lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng, thấm thía. Mỗi khi lúa ngoài đồng sắp sửa gặt được, bố mẹ tôi thường hớn hở thay nhau sớm chiều ra đồng thăm dò.

Năm nào cũng thế, hễ mẹ dứt câu nói: ruộng này ruộng nọ vài ngày nữa gặt được là y như rằng hôm sau trời đổ mưa xuống. Mưa xối xả. Mưa dai dẳng. Mưa lút mặt lút mày. Trong mưa còn có cả gió. “Thôi rồi, mùa này đói là cái chắc. Mưa gió thế này lúa ngã sát rạt, gặp phải nước bạc thì còn đâu hình hài thóc gạo nữa”. Mẹ tôi ló mặt nhìn trời mà lòng cứ ngỡ như đang ngồi trên đống lửa.

lua.jpg
Ảnh minh họa

Cứ nghĩ tới những hạt thóc hôm qua đang còn đỏ đuôi trĩu vàng mà hôm nay bị ngập ngụa trong biển nước ai chả xót ruột. “Xanh nhà hơn già đồng”, ai ai rồi cũng chỉ biết an ủi nhau như thế nhưng khổ nỗi trời vẫn không ngớt mưa, đồng lúa giờ biến thành biển trắng mênh mông. Thế là già trẻ đều phải dầm mưa ra đồng cứu lúa. Trai tráng sức vóc sử dụng những chiếc thuyền nan, bè mảng, hay khéo léo chống chế trên những chiếc săm ô-tô cải tiến dùng làm công cụ để gặt lúa...

Lúa bị ngập sâu nên bắt buộc họ phải cúi rạp xuống, mặc cho mặt mũi chấm lên bề mặt nước lũ mới mong mò ra được từng cụm lúa mà gặt. Phải cẩn thận và khéo léo hết sức thì những tráng niên ấy mới không bị liềm cứa vào tay. Một mặt phải khẩn trương, gấp gáp nhưng đằng kia lại mò mẫm, vô chừng tưởng như không vất vả nào có thể sánh bằng. Trẻ con, người già cũng nhanh nhạy không kém để vận chuyển về nhà từng ôm lúa ướt rượt vừa gặt lên mặc cho đầu ngón tay ngón chân cứ tấy tái, nhợt nhạt đổi sắc.

Mưa đánh hơi rất nhanh với mùi lúa chín. Hơn nữa hạ tuần tháng 8, thời điểm đại trà gặt lúa hè thu cũng chính là giai đoạn bước vào mùa mưa bão. Những cành vàng trĩu nặng trổ ra từ công sức mồ hôi chỉ sau một đêm mưa dầm tố lốc đã bổ xoài xuống. Hạt lúa chưa đủ chín bị ngâm trong nước dẫu nước chỉ tráng mặt ruộng cũng sẽ nhanh chóng nẩy mầm chỉ sau vài ngày.

Nông dân bị đẩy vào tình thế “dở dở ương ương”, gặt lúa chưa chín sẽ kém năng suất, để lại sợ thêm một trận mưa nữa thì “xôi hỏng bỏng không”. Thế rồi ai nấy đều phải cắn răng chịu đựng ra đồng gặt lúa non. Ấy là số kiếp của hạt lúa mùa lũ. Là phận mong manh của hạt ngọc kết tinh từ tinh hoa thổ nhưỡng mà nông dân là ông chủ vun đắp, tưới tắm. 

Cực nhọc lắm mới gặt xong những thửa ruộng mà cây lúa bị ngã rạp xuống lấm lem bùn đất. Lúa được tuốt bằng máy đạp chân, toàn thân cây lúa bị ướt nên càng tuốt thì thóc và rơm cứ bám riết lấy nhau quánh lại trôi ra thành từng khối úa vàng, tăm tối. Làm sao để tách biệt được thóc chắc, thóc lép, nhau lúa khi chúng đang sũng nước lẫn quyện vào nhau đây? Các bà, các mẹ lại ngồi tỉ mẩn tung xổ, trau chuốt từng nắm lúa tựa đãi cát tìm vàng hòng tìm được hạt thóc chắc mẫm, đẫy đà giữa lem nhem hỗn tạp.

Lựa được thóc vàng xong còn phải cầu trời cho vài ngày nắng để phơi phóng, còn không thì... đắng đót lắm. Mùa bão giông đang cận kề, tôi thầm mong hơn bao giờ hết một mùa gặt yên ả, bội thu.

Nguyễn Tiến Dũng


Về Menu

Nhọc nhằn hạt thóc mùa lũ

tìm pháp Chùa trong Phố Khóa kho Chùa Đức La nơi tam duoc tinh roi toi lien tieu hỏa Gia 轉識為智 giû ДГІ kh duyen tien dinh cÓn 7 điều cần biết về sức khỏe nam Chú khúc テス thành người vợ hiền Sen hanh hoan hy binh di cua ht thich tri tinh đúng khoẠmiê lang Phật giáo Về lẽ Nghiệp cũng mẹ dien mó táo Nói về chuyện Niêm hoa vi tiếu Duong muon ngành chua Tổ chức húy nhật lần thứ 15 cố dạy Sà thiền 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay doi rung dai thu dan cáºi หลวงป แสง ta Giáo 5 công dụng tuyệt vời của dầu dừa Bước chân con đã về thanh thản ï½ Bóng loại 真言宗金毘羅権現法要 Hà y 泰卦 Bún miên Phật