Đặc tính thứ hai của tứ diệu đế là nguyên tắc chỉ đạo Đó là phương pháp hướng dẫn về con đường thực tập
Như cánh hạc bay

Đặc tính thứ hai của tứ diệu đế là nguyên tắc chỉ đạo. Đó là phương pháp hướng dẫn về con đường thực tập.  

Tu tập là nhận diện sự thật, là đối diện với sự thật tức là nhìn thẳng vào sự sống đang có mặt trong ta và quanh ta. Có đau khổ thì biết là ta đang có đau khổ. Có hạnh phúc thì biết ta đang có hạnh phúc. Mỗi khi buồn giận biết ta đang buồn giận. Lúc nào tự ái biết ta đang tự ái. Có tham đắm thì biết ta đang có tham đắm. Có tự do thì biết ta đang có tự do. Nhìn cảnh bình minh rực rỡ mà cảm thấy hạnh phúc thì biết ta đang có hạnh phúc. Có bình an trong nội tâm thì biết ta đang có sự bình an. Đây là con đường tắc. Biết là con đường chim bay, như cánh hạc bay vào khung trời thênh thang của hạnh phúc. Tu tập như thế thật là thảnh thơi và thoải mái vô cùng! Cho nên, ta không cần phải che đậy, trốn chạy hay sợ hãi bất cứ một vấn đề gì.

Tứ diệu đế có tính cách phổ biến, bao trùm tất cả giáo lý của Bụt. Bởi vậy, bất cứ kinh điển nào thiếu nền tảng và bản chất của tứ diệu đế, tức là nhận diện về khổ đau đang hiện thực, tình trạng đưa tới khổ đau và con đường đưa tới hiểu biết, tình thương và giải thoát thì nó không phải là Phật pháp chánh thống. Muốn xây căn nhà, biệt thự, tòa cao ốc, người xây dựng phải đặt nền móng cho vững chắc, bởi vì không xây như thế thì ngôi nhà ấy sẽ dễ bị sụp đổ. Tứ diệu đế là nền móng của ngôi tòa Phật Pháp đó.

Tứ diệu đế là 'nhựa sống' của cây cổ thụ Phật giáo đã sống cách đây trên hai ngàn năm, và nó đã sinh ra không biết bao nhiêu cây con. Cố nhiên, cây phải cần có "nhựa" mới có thể sống còn một cách mạnh khỏe và xanh tươi. Thiếu nhựa sống, cây sẽ bị ốm yếu và không thể nào sinh ra được lá xanh và hoa thắm. Cho nên, Tâm kinh Bát Nhã, kinh Bảo tích, Hoa nghiêm, Pháp Hoa đều nói về khổ đau và những phương pháp tu tập chuyển hóa thành an lạc.

Bốn sự thật cao quí là con mắt tinh khôi và tình yêu thủy chung của Bụt. Người bắt đầu chuyển bánh xe chánh pháp bằng bốn sự thật vi diệu và tám sự hành trì chân chánh; tới khi gần nhập diệt, Bụt cũng nói về bài pháp này cho vị đệ tử xuất gia cuối cùng là tôn giả Subadha.

Cái nhìn khoa học

Đặc tính thứ ba của tứ diệu đế là nguyên tắc y khoa, tức là cái thấy phù hợp với nền văn minh y khoa hiện đại. Lời tuyên bố này chính do Bụt nói ra trong kinh Tạp A Hàm số 389.

"Có bốn phương pháp thành tựu gọi là vua của bác sĩ, xứng đáng được ngôi vua. Những gì là bốn? Thứ nhất là khéo biết bệnh, thứ hai là khéo biết nguyên nhân của bệnh, thứ ba là khéo biết cách đối trị cơn bệnh, thứ tư là biết trị bệnh để về sau nó không còn tái phát nữa."

Bác sĩ phải biết xét nghiệm, điều trị và chữa lành cho bệnh nhân theo nguyên tắc y khoa, cho nên bác sĩ biết rõ cơn bệnh như đau bụng, cảm lạnh, ho, sốt, nhiễm trùng, ung thư... Bác sĩ thẩm xét kỹ lưỡng để biết rõ nguyên nhân của cơn bệnh như do trúng gió, sổ mũi, khí lạnh, thời tiết, vi trùng, nhiễm trùng... Từ đó, bác sĩ mới tìm ra được phương thuốc đối trị cơn bệnh ấy, nên thoa thuốc, cho mửa, cho xổ, nhỏ mũi, xông, toát mồ hôi... Đau bụng này là loại bệnh gì ? Do nguyên nhân đầy hơi, không tiêu, tiêu chảy, giun sán hay vi khuẩn.

Các bệnh khác cũng phải chẩn đoán và khám nghiệm như thế. Trị bệnh bằng cách nào? Bệnh cảm trị bằng Tylenol, sốt nóng trị bằng paracetamol, hơi trong bụng trị bằng carbomango, nhiễm trùng cổ, họng, da trị bằng thuốc Cefuroxim, ung thư điều trị bằng điện xạ (electric radiation) hay điều trị hóa học (chemal theraphy)...

Cũng như trên, ta nhận diện nỗi khổ này là là loại gì? Nó là cơn giận, tự ái, chán nản, sợ hãi hay đam mê. Nó thuộc về thân thể hay tâm ý, cảm thọ hay bệnh tật. Cơn giận là ngọn lửa thiêu đốt thân tâm, tạo ra cảm thọ bất an và khó chịu, thường chi phối suy tư và tình cảm của ta.

Cho nên, ta phải biết nhận diện, gọi tên cơn giận ấy cho tường tận. Giận biết giận, buồn biết buồn, thương biết thương, ghét biết ghét... là phương pháp thực tập đơn sơ mà tuyệt diệu vô cùng gọi là nhận diện đơn thuần (pure recognition). Từ đó, ta thực tập hơi thở ý thức, bước chân thiền hành, tọa thiền tĩnh tâm, quán chiếu nhìn sâu để làm lắng dịu cơn cảm xúc giận hờn và thấy đâu là nguyên nhân chính tạo thành ngọn lửa sân hận.

Theo lời Bụt dạy, cơn giận bắt nguồn từ hạt giống sân hận ở trong tàng thức mà ta đã tiếp nhận từ cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Chính hạt giống này mới có khả năng bùng nổ để trở thành khối lửa sân hận. Cũng giống như hạt cải được ấp ủ trong lòng đất ẩm ướt với độ nóng đúng mức thì nó mới có thể nẩy mầm trở thành cây cải con, không có hạt cải thì không thể nào có được cây cải con, đất không có khả năng cung cấp cây cải con mà chỉ làm điều kiện thuận lợi nuôi dưỡng cho hạt cải nẩy mầm và lớn lên.

Cũng như thế, cơn giận không thể tự nhiên mà bùng nổ, không thể do từ bên ngoài đưa tới, không phải do trời đất hay bất cứ ai đưa tới. Nó phát khởi từ hạt giống giận hờn trong tâm thức do sự tác động bởi lời nói, hành động hoặc ý kiến từ bên ngoài. Thấy rõ nguyên nhân chính của nó, ta không còn trách móc, đổ lỗi, hiềm hận người kia nữa, nhờ vậy, ngọn lửa sân hận trong tâm từ từ yếu dần rồi dập tắc, đưa tới sự hiểu biết, tha thứ và thương yêu.

Những trường hợp khác cũng vậy, tức là nhận diện và quán chiếu vào bản chất của chúng để thấy nguyên nhân chính tạo thành niềm đau nỗi khổ. Lạnh thì mặc thêm áo, nóng thì bớt áo, giận thì đừng nói, đau bụng thì đừng nên ăn, cảm thì phải tránh nước...

Thấy và thực tập như thế tức là đi đúng nguyên tắc y khoa, phương pháp thực hành của bốn sự thật mầu nhiệm.
 

Về Menu

như cánh hạc bay nhu canh hac bay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Chữa hóc xương hoặc dị vật ở cổ thảnh nỗ Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn ban Lúc Tùy bút Gói tình thương mang về đã đến lúc nhìn lại phật giáo nước cột Thu tinh trong ống nghiệm Ä Æ X 8 3 thuong lam mien trung Nếu chưa ăn chay mời bạn ăn chay Lưu ý khi ăn đậu nành Đạm thực vật giúp no lâu hơn đạm Trường trung học chuyên khoa Bưởi 45 năm nhìn lại ngọn lữa Bồ Tát Thích Ngày ăn chay Việt Nam Tại sao không Sáu công dụng trị bệnh của nghệ lac Lưu ý khi ăn đậu nành thọ nagarjuna vô tình thuyết pháp nh ương quật ma Chua Em gái nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trổ tài Những điều bạn có thể chưa biết về ДГІ 5 tan o thai lan vá ng Stress bạn đồng hành với tim mạch viên giác Mỗi ngày bạn cần ngủ bao nhiêu là tát me vÃƒÆ Thể dục giúp ngừa tăng cholesterol ở nam năng sống trong tỉnh thức Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam duyen khoi va vo nga nao chua lien phai hoi Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ Nhóm Khai Tuệ tổ chức buffet chay xây Co ngôi chùa trong tâm Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi åº Ä Ãªm