Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không Phần 2
Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không? - Phần 2

"Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật", là câu người ta thường nghe nói, nhưng trên thực tế có bao nhiêu người dám tìm hiểu cái khả năng thành Phật sẳn có của mình và thực hành nó một cách nghiêm túc?


Qua những ẩn dụ nguyên thủy của Đức Phật dạy trong Kinh Dhammapada, là những lời dạy căn bản về luân lý đạo đức hoàn thiện, cho sự tự rèn luyện của mỗi cá nhân trên con đường đi đến mục đích sống thật, sống hài hòa với con người thật của chính mình. Ai ai cũng có thể và có khả năng làm được điều này, khi họ thật sự muốn và thích làm nó.

Con người có đầy đủ trí tuệ sáng suốt và phẩm hạnh tốt đẹp, là điều không phải tự nhiên mà có. Kinh Pháp Cú diễn đạt rất rõ ràng qua những câu thi pháp sau và bất cứ ai cũng có thể dùng nó để tập sống theo những cơ bản của đức Phật đã hành :

160. Atta hi attano natho

ko hi natho paro siya

attana hi sudantena

natham labhati dullabham.

160. Chính tự mình làm chỗ nương cho mình, chứ nương tựa ai khác? Tự mình khéo tu tập mới đạt đến chỗ nương dựa nhiệm mầu.

160. Oneself, indeed, is one's saviour, for what other saviour would there be ? With oneself well controlled, one obtains a saviour difficult to find.

160. Le Moi est le protecteur du moi, car quoi d'autre pourrait être un protecteur ? ; Par un moi pleinement contrôlé on obtient un refuge qui est dur à gagner.

160. Euer eigenes Selbst ist euer wichtigster Halt, denn wer könnte sonst euer wichtigster Halt sein?; Dadurch, daß ihr selbst gut geübt seid, erlangt ihr den wichtigsten Halt, was schwer zu erlangen ist.

141. Na naggacariya na jata na panka

nanasaka thandilasayika va

rajojallam ukkutikappadhanam

sodhenti maccam avitinnakankham.

141. Chẳng phải đi chân không, chẳng phải bện tóc, chẳng phải xoa tro đất vào mình, chẳng phải tuyệt thực, chẳng phải nằm trên đất, chẳng để mình nhớp nhúa, cũng chẳng phải ngồi xổm, mà có thể trở nên thanh tịnh, nếu không dứt trừ nghi hoặc.

141. Not wandering naked, nor matted locks, nor filth, nor fasting, nor lying on the ground, nor dust, nor ashes, nor striving squatting on the heels, can purify a mortal, who has not overcome doubts.

141. Ni l'errance, nu,ni les cheveux tressés, ni l'ordure, ni le jeûne, ni se coucher sur le sol, ni la poussière, ni la boue, ni s'accroupir sur les talons ne peut purifier un homme qui n'a pas surmonté les doutes.

141. Weder Nacktheit, verfilztes Haar, Schlamm, Nahrungsverweigerung, Schlafen auf bloßem Boden, noch Staub und Schmutz oder Askese durch Hocken reinigen den Sterblichen, der nicht über Zweifel hinaus gekommen ist.

241. Asajjhayamala manta

anutthanamala ghara

malam vanaassa kosajjam

pamado rakkhato malam.

241. Không tụng tập là vết nhơ của kinh điển, không siêng năng là vết nhơ của nhà cửa, biếng nhác là vết nhơ của thân thể, lơ đãng là vết nhơ của người bảo vệ.

241. Non-recitation is the rust of incantations, non-exertion is the rust of homes, sloth is the taint of beauty, carelessness is the flaw of a watcher.

241. La non répétition est la rouille des sutras, le non effort est la rouille des maisons, l'indolence est la corruption de la beauté, l'inattention est le défaut du veilleur

241. Keine Rezitation der Sutras bringt die vernichtende Unreinheit der Liturgie, keine Tatkraft bringt die Unsauberkeit des Haushalts, nachlässigkeit verursacht die Unreinheit des Körpers, unachtsamkeit bringt Nachlässigkeit des Wächters.

Cuộc sống xa hoa biến con người trở nên nô lệ của tham vọng, là điều thực thế hiễn nhiên và nó cũng không có dành riêng cho bất cứ ai. Sống đời sống phù hợp với lời dạy của Đức phật, bằng cách tự thực hành theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả, qua sự vận dụng tất cả năng lực và nỗ lực của chính để có thể dùng vào việc trau dồi tinh thần và đạo đức cho mình, cho người khác, là điều không dành riêng, đặc biệt cho nam giới hay nữ giới.

Các vị xuất gia nhà Phật, dù họ là Tăng hay Ni, cả hai đều có khả năng đạt được quả vị Phật như nhau, không có gì khác biệt, bởi vì họ đã biết mình phải làm gì và không nên làm gì, để cho cuộc sống của nhân loại ngày càng phát triển và hạnh phúc hơn, như Đức Phật đã làm.

Để lãnh hội được quả vị Phật, người xuất gia hay tại gia phải siêng năng học hỏi giáo lý, ưa thích tìm hiểu Phật pháp. Kinh Pháp Cú có câu thi pháp hiệu nghiệm, phổ quát như sau :

168. Uttitthe nappamajjeyya

dhammam sucaritam1 care

dhammacari sukham seti

asmim loke paramhi ca.

168. Hăng hái đừng buông lung, làm theo Chánh pháp; Người thực hành Chánh pháp, đời này vui, đời sau vui.

168. Do not neglect the duty of going on alms-round; observe proper practice (in going on alms-round). One who observes proper practice lives happily both in this world and in the next.

168. Soyez vigilant ! Ne soyez pas négligent! Menez une vie de droiture ; L'homme droit vit heureux dans ce monde et dans le suivant.

168. Steh auf! Sei wachsam und strenge dich an; Führe ein rechtes Leben; Jemand, der ein rechtes Leben führt, lebt glücklich in dieser Welt und der nächsten.

Siêng năng là yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc tu tập. Điều này hầu như ai cũng biết, và khi biết năng lực này đóng vai trò quan trọng trong việc học Phật, làm theo Phật, thì không nên dừng lại ở việc học hay hành đủ biết của một vài lý thuyết.

Siêng năng mà thiếu tập trung vào những điều mình làm, thì mọi việc làm, lời nói, ý nghĩ, của mình đều không đem lại lợi lạc, hạnh phúc cho chính mình, cũng như cho những người chung quanh.

Kết quả tu tập sẽ đạt được nhanh hay chậm đều tuỳ thuộc vào khả năng siêng năng hành trì của từng cá nhân, và không có sự khác biệt hay ưu tiên nào dành riêng cho nam hay nữ.

Tuy con người mê ngộ không đồng, nhưng Đức Phật nói:"Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật". Người biết cách tu, không phân biệt tại gia hay xuất gia, nam hoặc nữ, đó chính là người đã ý thức được ý nghĩa của hai chữ bình đẳng mà Đức Phật đã dạy.

Nguyên nhân đầu tiên tạo ra sự phân biệt đối xử, sự bất công trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, thường có những khái niệm khác nhau, qua những khía cạnh so sánh như : Giỏi, dở, thông minh, ngu dốt, giàu, nghèo, địa vị...

Khái niệm bình đẳng không phải là khái niệm mới trong dòng lịch sử nhân loại. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề bình đẳng vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong mặt ứng dụng.

Bình đẳng có nghĩa là bằng nhau, ngang hàng với nhau, và không có sự khác nhau trong cư xử hay quan niệm liên hệ đến xã hội. Bình đẳng thường bắt đầu từ những sự áp bức khác nhau của các áp lực xã hội. Bất kỳ sự bất bình đẳng nào xảy ra trong xã hội, đều không thể chấp nhận được.

Con người thường quan tâm rất nhiều đến trí thức và đạo đức, dù cho có sự khác nhau giữa cá thể từ bẩm sinh, hay những phân biệt xã hội đã và đang được hình thành. Nên thay những tư tưởng đã có chiều hướng đối nghịch, bằng một tấm lòng hòa nhã và sự hiểu biết không thiên vị, trên phương diện tinh thần được biểu lộ qua nhiều cách khác nhau.

Cuộc sống hạnh phúc, hài hòa, sẽ có được khi con người biết dùng bốn chữ sẳn có trong mình để đối xử với nhau bằng các hành động thiết thực như : Từ, Bi, Hỷ, Xả. Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả là một tình cảm xuất phát từ trái tim, không cần có lý do hay điều kiện gì đặc biệt.

Khi trái tim trở thành một người học Phật, thì lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả sẽ là lẽ sống để thực hành trong mọi hoàn cảnh chứ không phải là giáo thuyết. Bốn chữ này không phải là đề tài mới trong Phật học, nhưng nó không củ và rất cần thiết cho cuộc sống hiện tại.

Lòng Từ, Bi, Hỷ, Xả trong cuộc sống bình đẳng của Đức Phật trong Kinh Từ Bi có ghi như sau : "Nguyện cho mọi người và mọi loài đươc sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi | Nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh | Nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn."

Từ, tiếng phạn Maitrī, मैत्री, chủ cách giống cái số ít, maitra, मैत्र, có động từ gốc mitra मित्र trung tính ghép từ hai chữ [mith-ra] và tiếng pali là Mettā, có nghĩa nhiều nghĩa như : tình thương, tình bạn, lòng nhân ái đối với người khác, không giai cấp.

Bi, tiếng phạn và pali là Karuṇa, करुण có nghĩa là, thương xót cho, có thể giảm thiểu khổ đau cho, an ủi cho, buồn vì cái buồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác, cảm thông sâu sắc với người, giải tỏa nghi ngờ, giúp tránh lỗi lầm, hoà giải xung đột.

Hỷ, tiếng phạn và pali là Muditā, मुदित, có động từ gốc √ मुद् mud_1, có nghĩa là, vui cái vui bên ngoài mang đến, cảm nhận cái hạnh phúc chung với thiên hạ, sanh khởi niềm vui là cho tất cả mọi người, niềm vui tràn đầy an bình và hạnh phúc.

Xả, tiếng phạn là upekṣā, उपेक्षा, và pali là Upekkha, có nghĩa là, tha thứ, từ bỏ, không khác biệt, không dính mắc, không bám víu, nhìn cùng khắp, không bị giới hạn bởi.

Nền tảng sự phân chia xã hội tạo thành những mối quan hệ rõ ràng trong từng bối cảnh khác nhau. Tất cả mọi người đều phải đối đầu với những vấn đề cốt lõi của tiến trình : Sinh, Lão, Bịnh, Tử, như nhau, dù dưới bất cứ hình thức nào. Đây là sự bình đẳng của thiên nhiên tạo cho con người.

Người nào có những hành vi phẩm hạnh xấu về tư duy, lời nói hoặc thân tạo tác thì phải gánh lấy những hậu quả bất hạnh. Người nào có phẩm hạnh tốt, tất yếu sẽ gặt hái những kết quả an lạc. Đây là sự bình đẳng của nhân và quả do con người tạo ra cho con người.

"Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật", đó là tính nhân bản, tính bình đẳng, tính vô ngã và tính từ bi của Đức Phật để lại cho những ai thích tu tập giác ngộ và giải thoát giống như Ngài.

Trong kinh Trường A hàm có kể, khi Đức Phật nhìn thấy những hoa sen hoặc đã có nụ, hoặc gần nở, hoặc nở tròn, Ngài liền nói: "Tất cả hoa sen nở ra tròn trịa thơm tho, đều phát xuất từ bùn sình hôi hám."

Ðiều này cho thấy rằng, Đức Phật đã nhìn thấy lẽ thật và chỉ dạy lẽ thật, chớ không đánh lừa hay mê mị người. Do đó câu :"Tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật", là một sự thật có thể kiểm chứng bằng cách tự mình phải nhận ra con đường Phật đã đi và đã đến, không cần phải là nam hay nữ để thực hiện việc này.

Con đường Phật đã đi và đã đến, trong kinh Pháp cú trình bày qua những câu thi pháp như sau :

165. Attana hi katam pipam

attana samkilissati

attana akatam papam

attanava visujjhati

suddhi asuddhi paccattam

nanno annanam visodhaye.

165. Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta ; Làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta; Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được .

165. By oneself, indeed, is evil done; by oneself is one defiled. By oneself is evil left undone; by oneself indeed, is one purified. Purity and impurity depend on oneself. No one purifies another.

165. Par le moi seul le mal est fait, par le moi on est souillé, par le moi le mal n'est pas accompli ; Par le moi on est purifié. Pureté et impureté dépendent du moi ; Nul ne purifie un autre.

165. Schlechtes wird von einem selbst begangen, durch sich selbst wird man befleckt ; Schlechtes bleibt ungetan durch einen selbst ; durch sich selbst wird man gereinigt; Reinheit oder Unreinheit sind das eigene Tun; Niemand reinigt jemand anderen.

191. Dukkham dukkhasamuppadam

dukkhassa ca atikkamam

ariyam catthangikam maggam

dukkhupasamagaminam.

191. Biết khổ, biết khổ nhân, biết khổ diệt, và biết Tám chi chánh đạo, diệt trừ hết khổ não.

191. Sorrow, the Cause of Sorrow, the Transcending of Sorrow and the Noble Eightfold Path which leads to the Cessation of Sorrow.

191. La souffrance, la cause de la souffrance, le passage au delà de la souffrance et l'Octuple sentier qui mène à la cessation de la souffrance.

191. Erstens Leiden, zweitens die Ursache von Leiden, drittens die Beendigung von Leiden und viertens den edlen achtfachen Pfad zur Beruhigung von Leiden.

277. "Sabbe sankhara anicca" ti

yada pannaya1 passati

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiya.

277. "Các hành đều vô thường"; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ; Đó là đạo thanh tịnh.

277. "All conditioned phenomena are impermanent"; when one sees this with Insight-wisdom, one becomes weary of dukkha (i.e., the khandhas). This is the Path to Purity.

277."Impermanentes sont toutes choses conditionnées"; Quand on discerne ceci avec sagesse, on est dégoûté de l'insatisfaisant ; Ceci conduit au sentier de la Pureté.

277. Wenn man mit Einsicht erkennt: "alle Gestaltungen sind unbeständig", so wird man von Beständigkeit entzaubert; Das ist der Pfad zur Reinheit.

278. "Sabbe sankhara dukkha" ti

yada pannaya passati

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiya.

278. "Các hành đều là khổ" ; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ; Đó là đạo thanh tịnh.

278. "All conditioned phenomena are dukkha"; when one sees this with Insight-wisdom, one becomes weary of dukkha (i.e., the khandhas). This is the Path to Purity.

278. "Malheureuses sont toutes choses conditionnées" ; quand on discerne ceci avec sagesse, on est dégoûté du malheur ; Ceci est le sentier de la Pureté.

278. Wenn man mit Einsicht erkennt: "alle Gestaltungen bereiten Unglück"; so wird man von Glück entzaubert; Das ist der Pfad zur Reinheit.

279. "Sabbe sankhara anatta" ti

yada pannaya passati

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiya.

279. "Các pháp đều vô ngã" ; khi đem trí tuệ soi xét được như thế, thì sẽ nhàm lìa thống khổ; Đó là đạo thanh tịnh.

279. "All phenomena (dhammas) are without Self"; when one sees this with Insight-wisdom, one becomes weary of dukkha (i.e., the khandhas). This is the Path to Purity.

279." Sans essence sont toutes choses"; quand on discerne ceci avec sagesse, on est dégoûté de l'insatisfaisant ; Ceci est le sentier de la Pureté.

279. Wenn man mit Einsicht erkennt: "alle Erscheinungen sind Nicht-Selbst"; so wird man von Selbst (Ego) entzaubert; Das ist der Pfad zur Reinheit.

Sự giác ngộ của Đức Phật không phải chỉ để giác ngộ mà là để hướng dẫn chúng sanh đạt đến cảnh giới an lạc. Tất nhiên không phải ai cũng đạt đến mục đích này một cách dễ dàng. Tất cả đều phụ thuộc vào sự nổ lực học Phật và sự tự rèn luyện của mỗi người. Nhưng bất cứ ai đã tình nguyện đi theo con đường này và thực hành một cách đúng đắn, thì chắc chắn sự lựa chọn này sẽ là một hành động thiết thực nhất, hoàn toàn hữu ích và cần thiết nhất cho toàn thể cuộc sống vô minh của chính mình cũng cho người.

Phật pháp thâm sâu và bao la vô hạn, người con Phật phải nên cẩn trọng lắng nghe cho kỹ và lắng nghe thật nhiều, suy xét cho kỹ, thì hình bóng Phật sẽ luôn luôn sống động, trong từng hơi thở, từng tư tưởng, từng nhịp tim đập của chính mình.

Quá trình học Phật là một quá trình tập tu, trải qua nhiều trình độ trí tuệ khác nhau, ở từng bậc học, giống như một bánh xe đang chạy trên đường, vừa phải bám vào mặt đường, từng điểm một, để làm chổ tựa, mà cũng vừa phải bỏ những gì vừa bám qua, để tiếp tục lăn.

Học Phật là sự góp phần nâng cao tầm nhận thức tâm linh để con người có thể xác lập được một thế giới quan và một nhân sinh quan khoan dung, thấm nhuần hương vị giác ngộ và từ bi của đạo Phật. Chỉ có những nền đạo lý xuất phát từ cội nguồn sâu thẳm của tâm linh của con người, thì mới có thể tác động sâu xa đến xã hội được.

Bất cứ ai cũng có thể trở thành một người con Phật, qua sự tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài thường nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình.

Kinh Đại Báo Ân đã tán thán Đức Phật : "Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá lại một chỗ, Đức Cồ-đàm giáo hóa tất cả, trí thức ngu si, vương giả bần cùng, nghèo hèn giàu sang, già cả niên thiếu, đàn bà đàn ông, kẻ ác người thiện, tất cả và hết thảy, Đức Cồ-đàm đều mang vào giáo pháp và xem như nhau. Đạo của Đức Cồ-đàm là đạo bình đẳng, không phân biệt vậy !"

Ðức Phật dạy rằng chỉ có "Trí tuệ là sự nghiệp" và Trí tuệ chân chính chỉ được phát sinh trong quá trình vận dụng Học Phật và Phật học của mỗi người. Trí tuệ, phạn ngữ là Prajñā प्रज्ञा, Pali là pañña. Trí tuệ còn gọi là Tuệ hay Trí huệ. Trí là quán thấy, Huệ là hiểu rõ. Trong Phật học Trí tuệ là một khái niệm rất quan trọng và có nhiều cách giải thích rất đa dạng tùy theo các tông phái.

Đặc tính của Trí tuệ là trong sáng, rạng ngời. Vai trò của Trí tuệ là nó có khả năng giúp, nhìn thấy hay quán nhận được bản thể đích thực và tối hậu của mọi hiện tượng và thực hiện được tất cả những gì nên làm và cần phải làm. Ngoài ra Trí tuệ cũng là một phương cách tu tập để giúp cho một vị Bồ tát trở thành một vị Phật.

Trong Bát Chính Đạo, Trí tuệ gọi là Chính kiến, tức là nhìn thấy hiểu biết đúng đắng được dịch từ chữ Pali Sammàditthi. Sammā có nghĩa là đúng, hợp lý. Diṭṭhi là thấy, nhìn thấy, có động từ căn là √ dis. Micchāditthi là tà kiến phản nghĩa của Sammàditthi.

Trí tuệ là sự nhìn đúng sự thật của cuộc sống, nhìn đúng sự thật nhân sinh và vũ trụ; nó không bao giờ xem xét sự vật bằng cảm quan, bằng suy lường, bằng cảm nhận; mà nó nhìn sự vật, hiện tượng qua sự thể nghiệm thiền tập và đi vào chánh định, chánh kiến. Trong những câu thi pháp của kinh Pháp cú có ghi những lời của Đức Phật nói:

84. Na attahetu na parassa hetu

na puttamicche na dhanam na rattham

na iccheyya adhammena samiddhimattano

sa silava pannava dhammiko siya.

84. Không vì mình cũng không vì người để làm chuyện ác; không vì cầu con trai, giàu có hay mưu việc thiên hạ để làm việc ác; không vì cầu phồn vinh cho mình bằng những phương tiện bất chánh; Người này thật là người giới hạnh, trí tuệ và chân chánh.

84. For his own sake or for the sake of others, he does no evil; nor does he wish for sons and daughters or for wealth or for a kingdom by doing evil; nor does he wish for success by unfair means; such a one is indeed virtuous, wise and just.

84. Ni par égard pour soi, ni par égard pour un autre, un sage ne doit faire aucun mal ; il ne doit pas désirer des enfants, des richesses, un royaume, en faisant le mal ; Par des moyens injustes, il ne doit pas désirer le succès ; un tel homme est vraiment moral, sage et droit.

84. Jemand dem nicht--weder für sich noch für andere-- nach Reichtum, einem Kind, einem Königreich, persönlicher Erfüllung durch unredliche Mittel verlangt: so jemand ist redlich, reich an Tugend und Weisheiten.

38. Anavatthitacittassa

saddhammam avijanato

pariplavapasadassa

panna na paripurati.

38. Người tâm không an định, không hiểu biết Chánh pháp, lòng tin không kiên cố, thì trí tuệ khó thành.

38. If a man's mind is unsteady, if he is ignorant of the true Dhamma, and if his faith is wavering, then his knowledge will never be perfect.

38. Celui dont la psyché n'est pas ferme, celui qui ne connaît pas le Dhamma excellent, celui dont la confiance vacille : sa sagesse ne sera jamais parfaite.

38. In einem Menschen mit unstetem Geist, der den wahren Dhamma nicht kennt, der heitere Ruhe in den Wind geschlagen hat: so kommt ihm die Weisheit nicht zur Vollendung.

Ý thức và cảm nhận được mọi sự thay đổi của thân thể, chính là sự khai triển khả năng tỉnh thức thường trực. Cái khả năng tỉnh thức thường trực sẵn có mà người lại hay quên, thì đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên không thoát ra ngoài được các nhận thấy như thực tự nhiên của sự vật.

Biết sắp đặt mọi việc đúng theo vị trí của nó, không phải là chuyện dễ làm, nhưng khi tìm ra bản chất sự thật của sự vật, qua cái nhìn sự vật như sự vật xảy ra, thì chính mình sẽ có sự tự chủ để vượt qua những giới hạn ràng buộc và thực hiện được điều đó.

Trí tuệ là phần suy nghĩ, tư duy của con người, và cũng là một trong những điểm cơ bản để phân biệt giữa con người và con vật. Mỗi người đều có một sức mạnh tiềm ẩn và những kinh nghiệm đã thu nhận từ những tri thức đa dạng trong cuộc sống, để khám phá ra sự sáng tạo và khả năng sáng tạo của chính mình bằng nhiều hình thức khác nhau.

Trí tuệ là yếu tố quan trọng trực tiếp đưa tới việc Tỉnh thức trong đời tu Phật. Nó không phải là các năng lực thần bí. Sự tu tập không nên chấp vào phương pháp, mà điều chủ yếu cần nên biết là việc phát triển chánh niệm. Cây sen không cần phải tránh xa bùn để không bị ô nhiễm, bởi vì cấu trúc bẫm sinh tự nhiên của nó đã không thể thấm bùn. Đức Phật được người ta gọi là Toàn giác, bởi vì Ngài giác ngộ bằng sự thực hành, trải nghiệm của chính Ngài.

Sau khi giác ngộ thành đạo, Đức Phật Thích Ca có nói câu đầu tiên : "Lạ lùng thay, tất cả mọi chúng sinh đều là Phật, có đủ hết mọi đức hạnh và sự sáng suốt. Nhưng đầu óc bị xáo trộn bởi những tư tưởng sai lầm, cho nên không nhận ra bản chất sáng suốt của chính mình. Tỉnh ngộ và tìm lại bản chất thánh thiện đều có sẳn trong thân tâm của mỗi người. Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành". Đây cũng là ngụ ý mà Đức Phật đã nhìn thấy được khả năng tinh thần phát sinh ứng dụng ý thức lý trí, để đánh thức những năng lực từ vô thức sâu thẳm bên trong của mỗi người, qua kinh nghiệm đạt được của chính Ngài.

Học Phật là học cách nhìn và cảm nhận sự vật đúng với con mắt thức tỉnh tức là chấp nhận và sống với cái thật của mình bằng chánh niệm. Thực hành theo bất cứ cách nào cũng sẽ đạt được mục đích đem Tâm đến một trạng thái sáng suốt, quân bình, nhằm giúp cho Thiện pháp sẳn có trong thân tâm của mỗi người đang chờ sự tỉnh thức và quyết tâm của từng cá nhân, để có thể đi đến kết quả thấy biết như thật trong việc thành tựu đoạn trừ ái, thủ.

Đoạn trừ ái, thủ được thành công, không gì khác hơn, là nhờ vào sự vận dụng hữu hiệu trợ giúp quan trọng của Trí tuệ để dập tắt khát ái. Khát ái được đoạn tận thì chấp thủ được đoạn tận, vô minh được đoạn tận.

Cuộc sống là những sự tương phản khác nhau, thay đổi bất kỳ và nhờ vàoTrí tuệ mà con người biết phát triển khả năng của mình, để vượt qua những khó khăn của cuộc sống đời thường.

Thái tử Tất Đạt Đa là con người đi tìm đạo tu và đã trở thành một vị Phật. Người học Phật cũng là con người đi tu theo Đức Phật Thích Ca, chẳng lẽ không thành được Phật như Ngài?.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra như một con người, sống như một con người và kết thúc cuộc đời như một con người, nhưng lại là con người có toàn năng, toàn trí, toàn giác, bởi vì Ngài luôn luôn sống trong trí tuệ thấy biết mọi sự vật hiện tượng đúng như thật, do Ngài đã trải qua quá trình tu tập chuyển hóa thân tâm, loại bỏ phiền não tham, sân, si chiến thắng được những dục vọng của tự thân, đưa đến phát minh trí tuệ và chứng ngộ chân lý.

Từ kinh nghiệm bản thân, đức Phật thấy con người có khả năng thành đạt trí tuệ, chứng ngộ chân lý và là chủ nhân của chính mình, hoàn toàn không phụ thuộc vào ân huệ của một quyền năng siêu nhiên nào bên ngoài. Chính nơi con người tiềm ẩn một năng lực phát triển vô hạn, đó là nguồn sống bao la của vũ trụ, sở dĩ chưa trực nhận và khai triển được vì còn bị vô minh che khuất.

Ngài có nói: " Chiến thắng vạn quân binh không bằng tự thắng mình, tự thắng mình mới là một chiến công oanh liệt. "

Lời của Đức Phật Thích Ca nói là những cách sống thiết thực hiện tại, mang lại hạnh phúc, an lạc cho cuộc sống của mỗi người. Đức Phật Thích Ca cho thấy, người biết học Phật phải nhận ra con đường mà Ngài đã đi và đã đến. Đây là điều, mà bất kỳ một người tu tại gia, xuất gia, nam hay nữ nào, biết và thực hành theo Ngài, thì họ đều có quyền thành Phật, và cũng nên nhớ rằng : Tu Phật để thành Phật như Thái tử Tất Đạt Đa đã làm, chớ không phải là tu Phật để làm tôi tớ cho Phật.

Phật học là một những phương pháp để hướng dẫn cách sống đạo đức cho con người qua những trình độ tiếp nhận khác nhau. Phật học là tiến trình thâu gọn trong ba chữ : Giới |Ðịnh|Tuệ, và bốn chữ có thể tự thực hành được, như : Từ, Bi, Hỷ, Xả, để đem tình thương an lạc đến cho nhân loại và đưa con người đến chân lý, giác ngộ, giải thoát có mục tiêu thực tiễn rõ ràng trong sự bình đẳng.

Đức Phật Thích Ca đã chứng minh tính đồng đẳng tuyệt đối ngang nhau của con người, qua câu : "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn".

Qua nhiều góc độ nhìn khác nhau của mỗi người trong cuộc sống thường ngày. Một lời nói, một hành động hay một dòng suy nghĩ có mang tính : Từ, Bi, Hỷ, Xả, có thể làm vơi bớt đi những đau khổ cho mình cũng như cho người. Điều này hầu như ai ai cũng có thể làm được, không cần đòi hỏi sự bình đẳng hay tương đẳng của mỗi người trong xã hội, mà nên tự hỏi chính mình: Tôi có thể làm được gì với bốn chữ này sẳn có trong tôi : Từ, Bi, Hỷ, Xả, sẳn có trong tôi?.

Bản nguyên sáng tạo của thiên nhiên luôn thay đổi như dòng nước chảy. Một xã hội bất bình đẳng qua sự phân chia nhiều giai cấp, không phải là chuyện lạ mới có trong lịch sử nhân loại. Nam, Nữ, bẩm sinh vốn không tương đẳng. Không thể nào người ta có thể đòi hỏi đàn ông hay thanh niên mang thai giống như phụ nữ đuợc và cũng không bao giờ người ta có thể yêu cầu phụ nữ có sức lực phi thường như nam giới.

Bình đẳng giới là điều có thể có thật sự, khi người ta không còn phân biệt đối xử về giới trong những giai cấp khác nhau của xã hội.

Bình đẳng giới không có nghĩa là nam nữ phải như nhau. Giới tính vốn là tự nhiên bẩm sinh, không bôi xóa được. Nhưng bình đẳng giới là phương tiện tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong nhiều lĩnh vực phát triển của đời sống xã hội và gia đình.

Là người tu hay học Phật, nếu tất cả biết bỏ được cái tật tự biện siêu hình, thì sự nghiệp tu hành của mình cũng sẽ đỡ đi phiền phức, và càng hiểu rõ được cái giá trị tôn trọng quyền bình đẳng tột cùng của Đức Phật Thích Ca đã nói : "Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn".

Nếu tất cả hàng ngày chịu khó chiêm nghiệm và thực hành đúng như lời Đức Phật Thích Ca nói : "Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng thành Phật", thì câu hỏi : "Những người nữ xuất gia tu Phật có chứng được Thánh quả không? " sẽ tự nhiên và tức khắc được giải đáp.

Trích trong Tinh Hoa Phật học của TS Huệ Dân,

Kính bút

TS Huệ Dân
 


Về Menu

những người nữ xuất gia tu phật có chứng được thánh quả không? phần 2 nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc thanh qua khong phan 2 tin tuc phat giao hoc phat

dùng nåç chua kim cang 泰卦 o 07 bardo va nhung thuc tai khac nÃ Æ 人生是 旅程 風景 doi se tu te voi ban Hành Quảng Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây hại 抢罡 Một bậc Thầy sáng ngời đạo hạnh Nỗi mầu phÒ dùng tử Đồng Tháp Húy kỵ cố Hòa thượng hÃnh của 持咒方法 Bạn Nấm phát sáng Nên ngâm dứa trong nước muối trước khi sam hoi phai sam noi tam hoẠHoằng 佛說父母 Cuối năm tha thẩn chùa Hương Bớt chủ giới Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa Sài Lợi Bình minh quê mình Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 Sử Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm u buồn và cô đơn sẽ chẵng còn Có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh le Cách bảo quản đậu phụ tươi ngon tu tanh quan am 1 12 van de xa hoiduoi cai nhin phat giao Một mot huong di cho the gioi duong dai Mẹ 不空羂索心咒梵文 lòng từ bẠchua keo Bồ bung tay gieo hạt niem vui lon nhat trong cuoc doi Giỗ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ Vu lan xa mẹ 01 Quả chanh và nhiều công dụng tốt cho nhat húy Tâmtạo ra tất cả ngoai khong tranh la tinh