Trên trang nhà chính thức của Hệ phái Khất sĩ - thành viên sáng lập GHPGVN gần đây đăng tải một bài viết có nội dung rất đáng quan tâm. Đó là “Các vấn nạn của Hệ phái ngày nay và giải pháp” của HT.Giác Pháp, Phó Thư ký Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, Chánh Thư ký
Những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ

Hệ phái.
Theo đó, bài viết đã nêu ba nhóm vấn nạn tiêu biểu, đó là:

(1) Phát triển khuynh hướng tư hữu cá nhân;

(2) Không có khả năng quản trị ngôi đạo tràng của mình, có xu hướng sống tà mạng, nặng về cơ sở vật chất;

(3) Tình trạng lạm dụng các tiện ích công nghệ thông tin.

Về nhóm vấn nạn thứ nhất, tác giả đặt vấn đề của hệ phái đáng cảnh báo, đó là khuynh hướng hướng ngoại hoặc ly khai, quan tâm đến chức vụ của Giáo hội và xã hội hơn là tham gia các hoạt động của Giáo đoàn và mục tiêu hướng đến của người khất sĩ. Tự do cất thất khi chưa đủ tiêu chuẩn ra riêng và không xin phép. Lạm dụng sự cho phép giữ tiền đã sử dụng tài chánh cho mục đích cá nhân tư hữu. Người trụ trì có khuynh hướng “gia đình hóa” ngôi tự viện của mình, độc tài, chuyên quyền, coi ngôi đạo tràng là nhà riêng của mình...

Về nhóm vấn nạn thứ hai, bài viết nêu việc không quản lý được Tăng Ni trong trú xứ trong việc đi lại như du học, tham quan, vận động tài chánh; thiếu khả năng điều hành và không ý thức chức năng - vai trò của mình, làm cho số lượng tín đồ giảm sút. Bên cạnh đó, có hiện tượng nặng về kinh doanh, buôn bán, rẫy nương, thậm chí còn làm các nghề như phong thủy, xem tướng, bói toán, lập đàn cúng tụng, lấy việc xây dựng làm thành tích, rồi sinh tự mãn.

Nhóm vấn nạn thứ ba, bài viết cũng cảnh báo việc lạm dụng các tiện ích của công nghệ thông tin như Facebook, Zalo… và sử dụng internet vào việc giải trí hơn là để tu học và hoằng pháp.

Ở góc độ là một trong những vị giáo phẩm của hệ phái, tác giả bài viết - HT.Giác Pháp, cũng đã nêu đề xuất những giải pháp cho các vấn nạn trên trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ.

Vấn đề này đã được đặt ra, là một trong nội dung chính thức của khóa bồi dưỡng trú trì lần thứ 14 dành cho chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ được tổ chức vào trung tuần tháng 5-2017 tại TP.HCM, nhưng cũng đáng để suy nghĩ ở một bình diện rộng hơn, về tình trạng của Phật giáo hiện nay.

Xã hội luôn thay đổi; với tinh thần uyển chuyển và không giáo điều, đạo Phật cũng luôn có sẵn tinh thần thích ứng với thời duyên. Thích ứng nhưng không bị nhấn chìm trong dòng chảy thế tục, rời xa lý tưởng, nếp sống thường được cho là “đi ngược với dòng đời”, tùy duyên mà không tùy tiện.

Còn nhớ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ đã từng nhận định: “Chùa to cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”. Phương tiện, dĩ nhiên là cần thiết, nhưng lụy phương tiện mà rời xa cứu cánh thì chính là đang hướng ngoại, nặng vật chất. Đó là những cảnh báo cần được quan tâm, không chỉ đối với Hệ phái Khất sĩ mà cho Phật giáo nói chung nếu không muốn bị xa lìa đời sống và sứ mệnh thiêng liêng của mình.
 
Bài viết: "Những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ"
Diệu Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của hệ phái khất sĩ nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he phai khat si tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh sÃƒÆ chua duyen ung Chùa Thơ Hoằng pháp ở vùng đất mới nhin Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung ï¾ ï½½ BẠ8 cõi dao duc va van hoa tu than nhật chua vinh nghiem O Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông thu năm lăn hạt bánh đậu xanh hoa quả ưng tuoi tre song trong giay phut hien ve nha thiên Lạc Ä Ä ng 10 tu tanh sau xa cua tam phan 2 rộng dau テス Gia quẠtà bÃƒÆ ngoài lui Thiền trong cuộc sống Bốn năm Thầy về chốn chơn thường uÑng Trên cao gió bạt tiếng eo sèo thuÑc kỷ thÁn Bí quyết chọn hoa quả tươi ngon bệnh âm có thật không Tại sao nên giặt khăn tắm thường çš トo thiền giúp tâm hồn chúng ta được an chua song tien tÃƒÆ la bo tuoi tre va nhung dieu can biet khi buoc vao doi hiện truyê n ngă n 7 bước đến miền cực chon ly cam nang khat si