Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng l
Niêm Hoa Vi Tiếu

Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan . . .
 
đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều dòng truyền thừa khác về sau.Dòng truyền thừa '' Niêm hoa vi tiếu ''

Tại hội Linh Sơn, Đức Phật cầm một hoa sen đưa ra trước đại chúng xem, toàn thể đại chúng không một ai hiểu ý gì, tất cả đều lặng thinh, trừ Ngài Ca Diếp(Kasyapa) mĩm cười.

Phật bảo nầy Ca Diếp : « Ta có chánh pháp mầu nhiệm, không dùng văn tự là giáo lý truyền riêng, vậy ngươi cẩn thận gìn giữ chánh pháp này, và sau sẽ truyền lại cho A Nan chớ cho đoạt tuyệt ».

Vậy chánh pháp mầu nhiệm có phải chăng là Bát Chánh Đạo, là Tứ Diệu Đế v.v. Và tất cả những lời giảng trong 49 năm của Phật xuôi ngược khắp nẻo đường trần độ sanh.

Không dùng văn tự thì trao truyền bằng gì để lại nền văn học phật giáo đồ sộ như ngày hôm nay ? Khi Phật sấp nhập diệt Ngài Ca Diếp nghĩ ngay : sau khi Phật nhật diệt đại chúng nên trùng tụng lại tất cả những gì Phật đã dạy tùy căn cơ, thứ lớp trong 49 năm. Lúc bấy giờ đại chúng biết rằng chỉ có Ngài A Nan có trí tuệ sáng suốt và nhớ từng lời Phật giảng như nước rót vào đồ đựng, không một chút dư thừa, nên Ngài Ca Diếp cử Ngài A Nan trùng tụng lại những lời Phật dạy mạch lạc coi như lần kiết tập kinh điển khởi đầu từ đây.

Còn giáo lý truyền riêng nào nữa đây ? Phải chăng câu nói chấn động mọi tâm thức : Bởi 49 năm giảng pháp độ sanh Phật tùy cơ duyên và nhân duyên mà hóa độ nên giáo pháp của Ngài có cao có thấp, có hiển có mật v.v. .Tuy 49 năm giảng pháp độ sanh, vô số pháp môn mà Ngài tự nói : « Ta chưa từng nói một lời ».

Trải dài dòng truyền thừa từ Phật Thích Ca xuống tới Huệ Năng là 33 vị. Sơ tổ là Ngài Ca Diếp nhị tổ là Ngài A Nan . . . đến Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28, tiếp nối chánh pháp Bồ Dề Dạt Ma dến Trung Hoa coi như tổ thứ nhất ở Trung Hoa và truyền đến Huệ Năng là vị tổ thứ 33 và cũng từ đây chánh pháp được các vị đạo hạnh chân tu phát triển ra nhiều dòng truyền thừa khác về sau.

Tổ thứ nhất là Ngài Ca Diếp

Một hôm Ngài Ca Diếp gọi A Nan căn dặn rằng : « Không bao lâu tôi còn trụ nơi thế gian nầy nữa, nên tôi đem chánh pháp của Thế Tôn mà phó chúc lại cho ngươi. Vậy ngươi khéo giữ gìn để hóa độ chúng sanh và lưu truyền phật pháp về sau, chớ để đoạt tuyệt. Ngươi hết lòng tôn trọng mà hộ trì.

Đây nầy Ngươi hãy nghe đây :

« Pháp vốn pháp bổn lai

Không pháp, không phi pháp

Sao lại trong một pháp

Có pháp, có chẳng pháp ."


Đây là bài kệ đầu tiên, sơ tổ Ca Diếp truyền cho A Nan bài kệ gồm 20 chữ để hiểu rõ hơn chúng ta thay thế bằng các chữ như: tâm, cảnh, có và không v.v .. Sẽ có vô lượng bài kệ nếu như nhìn ở mọi gốc độ khác nhau nhưng " bổn lai " không có gì thay đổi.

Thí dụ 1

Tâm vốn tâm bổn lai

Không tâm không phi tâm

Sao lại trong một tâm

Có tâm có chẳng tâm


Thí dụ 2

Cảnh vốn cảnh bổn lai

Không cảnh không phi cảnh

Sao lại trong một cảnh

Có cảnh có chẳng cảnh


Câu 1 nguyên gốc " Pháp vốn pháp bổn lai" phải chăng ý nói về pháp thân thanh tịnh, tâm cảnh đề huề hay phật tánh vốn sẵn có trong mõi chúng ta không thiếu, ở Thánh Chúng không thừa.

Câu 2 " Không pháp không phi pháp" phải chăng nói về cách đối trị căn bệnh chấp có chấp không, chấp phi có phi không của dòng đời biến dịch.

Câu 3 và câu 4 " Sao lại trong một pháp " " có pháp có chẳng pháp " phải chăng tự vấn và tự giải để phân biệt rõ ràng đâu là chánh pháp đâu là phi pháp, đâu là không pháp, đâu là không phi pháp, đâu là có pháp đâu là có chẳng pháp: Thử đưa ra một pháp làm biểu tượng ẩn dụ chẳng hạn như "Đêm qua sân trước một cành mai ".

Cành mai là một hiện hữu có thật đứng vào gốc độ khách quan mà nhìn, còn đúng vào nguyên lý biến dịch tương quan tương duyên thì cành mai hôm qua, hôm nay và ngày mai, nó có là do duyên sanh không có thực thể thực tướng, thực vậy hôm qua cành mai tươi rộ nở đẹp, hôm nay hoa rụng hết. Phải chăng sinh diệt trong bất diệt qua cành mai của Thiền sư Mãn Giác.

Còn tiếp
(Xin vui lòng xem phần cập nhật tại chùa Phước Bình : http://tuvien.com/img/chua-phuoc-binh.com/)
 
Kính bút        

Minh Nhân      


 

Về Menu

niêm hoa vi tiếu niem hoa vi tieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

truyền kỳ về thiền sư không lộ ï¾ å Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa doi nguoi nhu gio qua tu bi can cu tren sinh hoc va ly tri VẠtham hoa thien tai von di khong tu nhien ma co Nắng ơi xin đừng cháy trên vai mẹ gầy Giảm một nửa nguy cơ suy tim nhờ thay nguoi bÃƒÆ Ăn món chay Thái tại Sài Thành Đừng trách mùa đông bÃÆ tuc tiêu giáo dục Phật giáo xuan Quả học vai tro cua gia dinh trong viec dat duoc hoa binh doi pho voi san han va cam xuc 有人願意加日我ㄧ起去 hoc phat Dưa muối cám làm dễ húy Huyền Đổi Mát Phụ nữ mang thai nên vận động 20 30 đừng biến mình trở thành một bản sao Mật tông thu giới ứng phó một cách chánh niệm với chủ bạn Việt Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai nhà nha lanh dao ton giao the gioi thich nguyen tang ht thich tri quang chia se ve tuan le phat dan tai Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí Làm Công dụng tuyệt vời của nước thiếu Già su dung dien thoai di dong nhu the nao de tranh dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky phi Gi cÓn duong