Xét cho tận cùng sự sống trên hành tinh này là một sự khổ đau. Loài này ăn thịt loài kia để sống, loài kia ăn thịt loài này để sống thì thật là đau lòng. Phải không con?
Nỗi đau của thực vật: có hay không?


 
Hỏi:  Kính thưa Thầy! Con là người mới bước vào tìm hiểu và tu theo Phật giáo,  con có một thắc mắc nhỏ, xin mạo muội được đưa ra và kính mong Thầy giải đáp giùm!

Với đôi mắt bình thường (nhục nhãn) của con. Con chỉ thấy các con vật (động vật) kêu đau khổ, vì vậy con rất thương hại chúng; con muốn hỏi Thầy: Những loài thực vật như cây đậu phộng, cây mè, cây đậu nành, các loài rau và cây ăn quả. Khi chúng ta nhổ chúng để ăn thì chúng có biết đau đớn không ạ!

Thắc mắc của con là như thế đấy. Chúng con nhìn vạn vật với đôi mắt bình thường thì không thấy các loại cây đau đớn khi bị nhổ lên làm thực phẩm. Nhưng với trí Tuệ Tam Minh và thiên nhãn của Thầy thì Thầy có cảm nhận được nỗi đau của thực vật không?  (Cây lương thực, cây ăn quả, rau…).

Thắc mắc trên của con có vẻ rất đơn giản và buồn cười, nhưng con thực sự kính mong Thầy giải thích giùm để con thông suốt!

Con kính chúc Thầy sức khỏe an lạc!
Kính thư
Đáp: Câu hỏi của con là một câu hỏi mà nhiều người muốn thưa hỏi, nhưng e ngại không dám hỏi và không biết ai để  hỏi.

Con hãy lắng nghe, Thầy sẽ giảng nói cho con hiểu: Nếu Thầy dùng Tam Minh giảng nói cho con nghe loài thực vật có cảm giác đau đớn thì con không đủ lòng tin nơi Thầy. Tại sao vậy? Vì các con không có Tam Minh. Cho nên, Thầy dùng ý thức giải thích để các con dễ hiểu.

Hành tinh chúng ta đang nương tựa sống là hành tinh sống mà ai cũng biết. Vì thế mọi vật trên hành tinh này đều có sự sống như nhau. Từ loài thực vật rông rêu, cỏ cây đến loài động vật nhỏ nhất như: vi khuẩn, côn trùng; lớn nhất như loài chim đại bàng, kình ngư ... đều có sự sống.

Mọi vật đều có sự sống thì phải có sự cảm nhận. Loài động vật thì ai cũng biết chúng có sự cảm nhận rõ ràng như nhau. Còn loài thực vật chúng có cảm nhận không?

Câu hỏi của con trên đây là muốn biết loài thực vật có cảm nhận đau đớn hay không?

Có con ạ! Tại sao chúng ta biết như vậy?

Có nhiều trường hợp chúng ta quan sát sẽ thấy những loài thực vật có cảm nhận như: tất cả cây thảo mộc, nhất là cây trinh nữ (mắc cỡ). Để chứng minh điều này, khi chúng ta đụng vào cây trinh nữ thì cây liền co cành lá xuống. Còn tất cả các loài cây thảo mộc khác khi bị che khuất áng sáng thì chúng đều nghiêng mình theo hướng có ánh sáng hoặc chúng ta đổ một đống phân, một thời gian sau chúng ta đều thấy những rễ cây hướng về đống phân.

Như vậy, tất cả loài thảo mộc đều có sự cảm nhận, có sự cảm nhận là có sự đau đớn, nhưng chúng ta không phát hiện ra được âm thanh của những loài thảo mộc kêu khóc, thở than như loài động vật. Nhưng chúng có những hiện tượng héo úa, tàn tạ, nơi cành lá, chứng tỏ chúng cũng sầu khổ trước cảnh chia ly cùng mọi vật vào cõi vĩnh hằng. Con có nhìn thấy không con?

Khi nhận ra được những điều này. Đứng trước sự sống và sự đau khổ của mọi loài và lòng thương yêu sự sống của muôn vật thì chúng ta phải làm sao hỡi con?

Chúng ta biết sống, biết đau khổ, biết thương yêu sự sống, biết khóc thương sự đau khổ của mình, của người, của muôn loài vật sống khác nhau. Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nuôi sống thân mình bằng những sự đau khổ, sự sống của muôn loài vật khác? Sao chúng ta lại nỡ nhẫn tâm nhai nuốt được những sự đau khổ, những sự sống của muôn loài vật khác? Lòng yêu thương có cho phép chúng ta sống như vậy trên sự sống và sự đau khổ của muôn loài không hỡi con?

Phải chấm dứt sự tái sinh luân hồi con ạ! Phải thoát ra khỏi kiếp làm người, làm chúng sanh con ạ!

Muốn được vậy thì chỉ có một con đường duy nhất, đó là con đường Bát Chánh Đạo của Phật giáo. Con đường ấy sẽ giúp chúng ta thoát kiếp làm người, làm chúng sanh và sống trọn vẹn trong lòng yêu thương của một con người thật là người muôn thuở. Phải không con?



Chính chúng ta là những người ăn thực phẩm thực vật để sống, khi biết cây cỏ thảo mộc có cảm nhận sự đau khổ thì chúng ta chỉ còn quyết tu tập cho ra khỏi nhà sinh tử, chấm dứt luân hồi, chứ không còn tha thiết sống trong sự phải ăn với nhau để sống. Sống trong sự đau khổ của nhau.

Xét cho tận cùng, mọi sự sống trên thế gian này là một sự đau khổ tận cùng của sự đau khổ, chúng ta hãy vượt ra những sự đau khổ này các con ạ! Như đức Phật đã dạy: “Đứng lại thì chìm xuống, tiến tới thì trôi dạt chỉ có vượt qua”. Nhưng vượt qua bằng cách nào? Bằng chân lí thứ ba “Diệt Đế” tức là Tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ,  là tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

Phải cố gắng lên các con ạ! Đời có gì vui toàn là sự khổ đau, Chúng ta đang sống thì có bao nhiêu loài thực vật, động vật đau khổ và chết. Phải không hỡi con?

“Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển”, lời dạy này không sai con ạ!. Chúng ta làm sao đây hỡi con? Hãy bắt chước Phật. Người đã vượt qua, Thầy đã vượt qua, Bây giờ các con hãy vượt qua. Cố gắng lên các con ạ! Có Thầy, có Phật giúp đỡ chắc chắn các con cũng sẽ vượt qua đến bờ bên kia. Chúc các con thành công.

Bài viết: "Nỗi đau của thực vật: có hay không?
Trích Đường Về Xứ Phật tập IV

Về Menu

nỗi đau của thực vật: có hay không? noi dau cua thuc vat co hay khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Vua Æ c璽u Tháºn Dăm Ung giai thoat la cot loi cua dao phat that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi mất ngu пѕѓ thã¹y steve jobs định nghiệp như những dấu TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán mÃ Æ Có thật là có những loại súp trị có hay không nỗi suy phương thức niệm phật đời trần cựu cac khai niem ve linh hon su dan sinh cua duc phat bên cuÑi chữa khói Giải nhiệt cơn nóng với rau câu đậu khẩu テス người có công đưa phật giáo vào học Canh bí đỏ mát lành cho mùa hè mùa thi Thi gioi thieu buc thu tam huyet cua su co phap hy Vi O cha và trà đạo Việt 泰卦 tu bi la phuong thuoc nhiem mau HÃÆn de dang hon thiên thừa thi hóa qua điệp khúc 60 chữ hoc phat to su minh dang quang dem Hoa Phụ nữ mãn kinh cần chế độ ăn như 普提本無 nhac phat giao thuc trung am ngũ vị tân và những điều cấm kỵ chua am cua bac ban chu Viết cho cha yêu hoạ truong 3 正法眼藏 Dấu hiệu và một số cách phòng tránh phat phap Ăn uống khoa học giúp giảm suy nhược mẠtây Nước 真言宗金毘羅権現法要 tuoi tre Như đóa sen hồng tinh