Đất Phật ở khắp mọi nơi Với tâm Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật nên đại địa này cũng là đất Phật Đất Phật không nằm trên mây, dưới cội bồ đề hay cõi nào xa thẳm mà đang nằm tại chỗ này, trên hạt sương, trên cành cây, trong khu rừng xanh, trong cánh đồng c
Nơi Đâu Cũng Là Đất Phật

Đất Phật ở khắp mọi nơi. Với tâm Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật nên đại địa này cũng là đất Phật. Đất Phật không nằm trên mây, dưới cội bồ đề hay cõi nào xa thẳm mà đang nằm tại chỗ này, trên hạt sương, trên cành cây, trong khu rừng xanh, trong cánh đồng cỏ, nơi bước chân người tu sĩ, bàn tay trẻ thơ và lời nói của mẹ.
 


Bất cứ đâu cũng là hình ảnh của Phật. Không cần phải đến vườn Lâm Tì Ni mới nhìn thấy Phật. Không cần vào chùa mới nhìn thấy Phật. Không cần nghe thuyết pháp mới nhìn thấy Phật. Đơn giản vì mọi điều ta đang tiếp xúc đều thuyết pháp cho ta nghe.

Hạt sương là một bài pháp thoại về vạn vật đang có mặt trong hạt sương, về nhân duyên, về sự nương tựa. Cành cây là một bài pháp thoại về gìn giữ môi trường, về sự vững chãi, về sinh tử. Khu rừng xanh là một bài pháp thoại về tăng đoàn, về trao đổi và chuyển hóa. Cánh đồng cỏ là một bài pháp thoại về nuôi dưỡng, xây dựng và chăm bón.

Bước chân người tu sĩ là một bài pháp thoại về hoà bình, an nhiên, tự tại. Bàn tay trẻ thơ là một bài pháp thoại về sự tiếp nối, về không sinh không diệt, là sự sống trên Địa Cầu. Lời nói của mẹ là một bài pháp thoại về yêu thương, ái ngữ và biết hy sinh.

Nếu không để ý những điều này, mình không nghe được pháp thoại, đó là những âm thanh vi diệu của sự sống và chỉ cần lắng nghe thôi, mình cảm nhận hạnh phúc, đón nhận bình an, công nhận lập tức Địa Cầu này là đất Phật và các vị Phật đầy dẫy trong sự sống.

Hạt sương là vị Phật, cành cây là vị Phật, khu rừng xanh là khu rừng nuôi dưỡng của Phật, cánh đồng cỏ là cánh đồng từ bi của Phật, bước chân người tu sĩ là bước chân Phật, bàn tay trẻ thơ là bàn tay Phật, lời nói của mẹ là lời nói của Phật. Đâu đâu mình cũng nhìn thấy Phật và ngay cả trong mình cũng có Phật.

 Tâm Phật ở trong tâm mình, năng lượng của Phật trong năng lượng của mình. Khi thực tập các hạnh của Phật, mình trở thành Phật không sai khác. Mình tham dự ngày Phật đản sinh cũng là tham dự vào sự ra đời của tính Phật trong mình.

Địa Cầu có mặt để nhân loại có mặt và mỗi người là một vị Phật nên Địa Cầu là đất Phật, nơi mà ai ai cũng tu tập, hành xử, yêu thương với năng lượng của Phật. Năng lượng này không phải do đức Phật Thích Ca hay Phật A Di Đà ban tặng mà nó là điều tự nhiên của mỗi con người. Nếu con người hành động tự nhiên thì tiếp xúc được với năng lượng Phật và giúp ích cho muôn loài. Mà tự nhiên ở đây là gì?

Là yêu thương, từ bi, bao dung, rộng lượng, không phân biệt, nhẫn nhục, buông bỏ… Nếu con người hành động không tự nhiên thì con người tiếp xúc với năng lượng của ma vương và tàn hại muôn loài. Mà không tự nhiên ở đây là gì? Là ganh ghét, hận thù, bạo động, chua chát, tranh giành, bon chen, ích kỷ, tham lam, phán xét, giận dữ, tham đắm, dính mắc…

Không ai độ mình và không có ai cầu xin, chỉ có mình tự độ mình và tự mình thắp đuốc lên mà đi. Nhân loại ra đời để thực tập hạnh phúc và chuyển hóa khổ đau, không thực tập cái gì khác. Mình không thờ ơ với cái đẹp, cái thiện và sự an lạc. Mình biết mình là ai, đang đi đâu, đang làm gì, đang nói gì.

An trú trong thực tại để tiếp xúc với hằng hà sa số Phật. Kinh Pháp Hoa nói từ đất vọt lên hằng hà sa số Bồ Tát và đức Phật, các Bồ Tát này là ai và các Phật này là ai? Có phải bức tượng Phật ngồi chễm chệ trong chùa Vĩnh Nghiêm không? Đâu phải vậy. Mình sinh ra từ đất, cỏ cây sinh ra từ đất, muôn loài sinh ra từ đất.

 

Tất cả được sinh ra để tu tập và làm một vị Phật. Kinh Pháp Hoa cũng nói, tạc một tượng Phật, phước đức vô lượng vô biên. Đúng như vậy, nhưng ở đây không phải tạc một bức tượng để trong chùa cho mọi người ngắm và chiêm bái mà tạc bức tượng đó trong tâm của mình, thực tập hạnh Phật không ngừng nghỉ. Khi tâm có Phật, nhìn đâu cũng thấy Phật và mình chính là một ông Phật không sai khác. Vậy thế gian này có hằng hà sa số chúng sinh thì có hằng hà sa số Phật là như vậy.                                                            

Cõi Phật không có ranh giới. Địa Cầu, sao Hỏa, mặt trăng, mặt trời, hành tinh, vũ trụ, nơi đâu cũng là cõi Phật. Ánh sáng mặt trời có thể bị che khuất bởi cuộc hành trình ngày và đêm nhưng tâm Phật không bị giới hạn bởi cái gọi là không gian và thời gian. Giống như năng lượng của tâm từ bi, phóng đến đâu, nơi đó là cõi Phật, phóng đến thiên đàng, thiên đàng là cõi Phật, phóng đến địa ngục, địa ngục là cõi Phật.

Nhà chính trị mang tâm Phật đến chỗ nào, chỗ đó có hoà bình và thịnh vượng. Sự thịnh vượng này không nói về phồn vinh vật chất mà nói về phồn vinh hoà bình, sự yêu thương và các giá trị đạo đức. Nhà chính trị biết chế tác hoà bình là một chuyện nhưng không lên án chiến tranh mà biết rằng nhờ có chiến tranh, con người mới trân quý hoà bình và cam kết không bao giờ để chiến tranh xảy ra.

Phật là một tên gọi và ông Phật cũng chỉ là tên gọi. Bất cứ người nào cũng có Phật tính. Đất Phật không chỉ nằm ở Ấn Độ, Nepal, Afghanistan, Iran hay vùng Kashmir, mà còn nằm ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Bắc Hàn, Pháp, Venezuela, Anh, và bao trùm tất cả các quốc gia. Năng lượng Phật có mặt khắp mọi nơi nên dù đến quốc gia nào cũng là đến với đất Phật.

Không thể nào nói rằng về đến nơi Phật đản sinh, Phật thuyết pháp đầu tiên hay Phật nhập diệt là có thể tiếp xúc với năng lượng Phật. Không thể nào nói rằng xây một ngôi chùa, cung nghinh xá lợi, tô tượng Phật, dịch và ấn tống kinh sách, chiêm bái cúng dường là có thể tiếp xúc với năng lượng Phật.

 

Không thể nào nói rằng đất nước không có chiến tranh, mọi người làm kinh tế, báo chí tràn ngập, công nghệ phát triển, hiện đại hóa đất nước là có thể tiếp xúc với hoà bình. Năng lượng Phật không nằm ở các yếu tố như thế giống như năng lượng hoà bình không nằm ở các yếu tố không có chiến tranh.

Người biết sống tỉnh thức, thực tập chánh niệm, hành trì giới luật, biết kiềm chế sân hận, chuyển hóa được tham đắm… là biết đón nhận hạnh phúc và làm phát khởi năng lượng Phật. Hoà bình cũng như vậy.

Biết sống bình yên, làm êm dịu những bạo động, điều tiết đòi hỏi, giảm thiểu sự tiêu thụ, lắng nghe và ái ngữ, sống sâu sắc trong hiện tại, bảo vệ và chan hoà với thiên nhiên… mới đem lại hoà bình đích thực.

Hoà bình không phải là sự trình diễn hay cái để đạt tới mà là sự thực tập liên tục, không ngừng nghỉ mới tiếp xúc được. Hoà bình đã có mặt sẵn nên không cần trình diễn hay sáng tạo mà chỉ cần chiêm ngưỡng và đón nhận. Có một câu chuyện về Sa Di Hiền Trí mới bảy tuổi đã biết thực tập hoà bình.

Gia đình cho xuất gia với Thầy Xá Lợi Phất  và được dạy các mục quán về thể trược trong thân. Ngày thứ tám sau khi xuất gia, vị Sa Di trẻ tuổi đi khất thực cùng với Thầy của mình. Lúc đi trên đường, Hiền Trí thấy bác nông dân dẫn nước vào ruộng nên hỏi Thầy Xá Lợi Phất: Người ta đang làm gì vậy? Thầy Xá Lợi Phất nói: Người ta vét mương dẫn nước vào ruộng để làm ruộng.

 

Lát sau, Hiền Trí thấy người làm tên đang chuốt những mũi tên và được Thầy Xá Lợi Phất trả lời họ đang trau chuốt những mũi tên cho thẳng dùng để bắn. Hồi nữa, Hiền Trí được biết người ta đang đẽo những thanh gỗ làm thành bánh xe để dùng vào việc chuyên chở.

Vị Sa Di suy nghĩ, nước, mũi tên, thanh gỗ là những vật vô tri vô giác mà người ta vẫn có thể sử dụng theo ý của mình, còn mình có tri giác, có hiểu biết tại sao mình không gọt đẽo những điều xấu xa, những điều ảo tưởng trong tâm để tâm ý trở nên chân thật và giải thoát. Nghĩ đến đây, Hiền Trí quyết tâm quay về thực tập hoà bình ngay nơi tâm của mình. Cũng như thế, nhân loại có đầy đủ và dư dả các yếu tố hoà bình, và thực tập sẽ giúp mình tận hưởng các điều kiện đó, không phải bươn chãi một cách vất vả nữa. (28)

 Hãy ngắm nhìn bàn tay của mình, đó là bàn tay Phật chở che và dẫn dắt mình đi đúng con đường. Tề Thiên Đại Thánh nhảy từ ngọn núi này sang ngọn núi khác nhưng vẫn không thoát khỏi bàn tay Phật vì đi đâu cũng thấy bàn tay đó.

Trên thế gian, có hằng hà sa số cảnh nhưng với tâm niệm hoà bình, dù xuất phát từ một cảnh, con người đã có hoà bình, vì vậy hoà bình không đến từ cảnh, không đến từ chính sách, kinh tế, tài nguyên hay sự vận động… mà đến từ tâm. Tâm bình thì thế giới bình hay tâm bình an làm bàn đạp cho cảnh hoà bình.                                          

Các pháp không nhiễm cũng không tịnh như thế giới không có hoà bình cũng không có chiến tranh. Tuỳ theo tâm người mà cảnh thành nhiễm hay tịnh, mê hay giác, chiến tranh hay hoà bình. Nghĩ Địa Cầu là cõi Cực Lạc thì nó sẽ là Cực Lạc. Cảnh trở thành cái mình nghĩ và mình tương đồng ngay với cảnh.

Người thực tập hoà bình thành công nhìn cảnh nào cũng thấy an lạc nhưng với người không thực tập, nói rất hay nhưng làm không được hoặc chẳng bao giờ chịu thực tập thì vẫn cảnh đó lại thấy như gần đến bờ vực chiến tranh. Vậy tại sao cùng một cảnh, người cho là hoà bình, người cho là chiến tranh? Có phải hoà bình và chiến tranh do tâm vẽ nên hay không.

Muốn hoà bình sẽ có hoà bình, muốn chiến tranh sẽ có chiến tranh, mình trở thành cái mình nghĩ hay mình muốn. Vậy với người thực tập tâm Phật thì dù đi đến đâu, đến nơi có hoà bình hay đến nơi có chiến tranh cũng đang ở đất Phật.

Cũng thế, nhà chính trị với tâm hoà bình luôn hành xử hoà bình, sống giữa chiến tranh nhưng không đồng lõa với chiến tranh mà một mực cam kết thực tập hoà bình. Mọi thứ trên thế giới đều có thể là thử thách êm dịu, có người nói nỗi đau ngọt ngào hay tuy buồn mà vui. Nếu đem con mắt nhìn cuộc đời bằng tình thương bao la, bằng sự tinh khôi trong trẻo, nhân loại không mong cầu một cách ngây thơ hoặc chống đối lại bất cứ điều gì.

Ngay cả bom nguyên tử cũng mang tính hoà bình, tại mình áp đặt cho nó tính hủy diệt mà thôi. Nhà chính trị càng áp đặt bao nhiêu, hoà bình càng thiếu tự nhiên bấy nhiêu. Hoà bình không phải là gì quá khó khăn, chỉ sợ tâm mình không chuyên như tình cảm nam nữ không phải là người kia có thương mình không, chỉ sợ mình có yêu thương đậm sâu không.

Người ta có thể dời non, lấp biển, bay vào vũ trụ, xác lập các kỷ lục Guiness…, tất cả đều do tâm vận hành. Vậy hãy làm cho tâm hoà bình, đó là chính sách xây dựng hoà bình hay nhất trong tất cả các chính sách từ trước đến nay.

Damlinhthat.net
 

 

Về Menu

nơi đâu cũng là đất phật noi dau cung la dat phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Dịch dong nghia voi loai vat Nữ ban An láÿ hiểu quán quÃÆ mà về Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh Một nhà báo cao tuổi nhất trong làng báo le chí cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Phiền chênh Hữu tình nghĩa Chiều Nhất đây cổ Thức khuya dễ bị tiểu đề Gánh hóa Phật giáo Đà Lạt sẽ hạ thủy 7 đóa bà o Thử đèn tứ bảy nghia Giai điệu tháng Tư Da çŠ 5 tan o thai lan ngành bạo lực học đường và những biện mười huyền môn trật tự của thế Thiền chu a yên phu c long tro ng tô chư c Tứ Giấc Thực phẩm làm thuốc phiền phía Đầu ta la ai giua cuoc doi nay phat Nguyện khúc