Quê nhà là nơi mà mỗi người thao thức, nhớ về nhiều nhất Với người tha hương, mỗi dịp Tết về, ý niệm quê nhà trỗi dậy trở thành nỗi nhớ khắc khoải Giác Ngộ Xuân Bính Thân 2016 dành trang báo cho những sẻ chia từ những người trẻ đang ở xa quê
Nỗi nhớ khắc khoải của người tha phương mỗi dịp Tết về

Quê nhà là nơi mà mỗi người thao thức, nhớ về nhiều nhất. Với người tha hương, mỗi dịp Tết về, ý niệm quê nhà trỗi dậy trở thành nỗi nhớ khắc khoải. Giác Ngộ Xuân Bính Thân 2016 dành trang báo cho những sẻ chia từ những người trẻ đang ở xa quê…
* Xa quê, điều bạn nhớ nhất là gì?

- NGUYỄN SĨ ANH (ĐH Khoa học ứng dụng Darmstadt, Đức): Tôi nhớ nhất là khí hậu ấm áp của VN, nhớ ngôi nhà của mình, nơi mình luôn cảm thấy an toàn khi trở về. Ngoài ra tôi nhớ những góc đường Sài Gòn mà ngày xưa mình thường đi qua lúc học trung học và đại học. Tôi cũng nhớ những kỷ niệm đẹp với bạn bè thời đại học và người yêu ngày xưa, lúc còn “rất trẻ”. Có lẽ do những kỷ niệm ngày xưa gắn liền với thời gian mình còn sôi nổi trẻ trung, nên khi nghĩ về mình đều thấy vui.

- HUỲNH HOA - Pháp danh HOA HẠNH (làm việc tại Thụy Điển): Khi sống và làm việc ở nước ngoài, điều tôi nhớ nhất chính là gia đình mình.

- VÕ MẠNH TUẤN (27 tuổi, hiện đang học tập ở Đức): Tôi nhớ nhất là ba mẹ, nhớ gia đình luôn bảo bọc và bên cạnh mình. Bây giờ ở xa, sống tự lập, va chạm nhiều hơn - với những khó khăn, lại càng hiểu và thương ba mẹ vẫn hàng ngày làm việc tần tảo để vun đắp cho con, cho cháu. Điều may mắn là hiện giờ phương tiện truyền thông đã rất tiên tiến, đã có thể dễ dàng liên lạc và thấy nhau thông qua kết nối mạng. Ngày nào ba mẹ cũng gọi hay nhắn tin ít nhất một lần, có hôm điện không gặp là ba mẹ lại lo lắng…

Sau là nhớ đến quý thầy - là những vị thầy đã trao truyền các kiến thức tự nhiên và xã hội trong trường học, cũng như các vị thầy tâm linh đã trao truyền giáo lý của Đức Phật - nền tảng đạo đức và cuộc sống tinh thần, đối nhân xử thế.

Hương vị của quê hương cũng khiến người đi xa như tôi thấy nhớ - thèm da diết các món ăn bình dị mà đậm đà, dịp Tết về thì bánh chưng bánh tét... Thỉnh thoảng có người quen hay bạn bè đi qua đi về lại đem cho chút quà từ VN là lòng vui mừng khôn xiết...

* Trong suy nghĩ của bạn, quê hương là gì?

- NGUYỄN SĨ ANH: Có thời gian tôi thấy hơi lạc lõng ở giữa chính “quê hương” của mình, nhưng sau đó nghĩ lại rằng, tại sao phải trói buộc chữ quê hương với những hình ảnh trong ký ức, và nếu cứ trông chờ rằng quê hương cứ phải như xưa thì rõ ràng là một điều không thể xảy ra. Cho nên yêu quê hương, theo tôi, không thể là sự nắm níu những điều đã cũ xưa mà còn nên có con mắt nhìn rộng mở với sự thay đổi của cảnh và người…

- HUỲNH HOA: Đó là nơi tôi được sinh ra, lớn lên và gắn bó với biết bao kỷ niệm thiết thân của tuổi thơ. Và dù có đi đâu chăng nữa thì quê hương cũng là nơi tôi luôn hướng về. Chốn ấy gọi là nơi “chôn nhau cắt rốn”, thiêng liêng vô cùng...

- VÕ MẠNH TUẤN: Đó là nơi mà gia đình đã và đang ở, vùng đất Khánh Hòa, nói rộng hơn nữa là đất nước và dân tộc VN. Dù có đi đâu và ở đâu, bao lâu đi nữa thì nỗi nhớ nhà, nhớ quê vẫn là da diết nhất và không một nơi nào có thể thay thế được.

* Và Tết quê, bạn có kỷ niệm nào vui đối với Tết Việt?

- NGUYỄN SĨ ANH: Nhà tôi lúc đó có một khoảng sân nho nhỏ và trong sân có một cây mai rất cao và khỏe. Mỗi khi gần đến Tết chỉ cần tưới nhiều nước hơn và vặt lá đúng ngày, thì y như rằng khi Tết đến mai nở rộ hết cây, vàng rực cả một góc sân. Vào mỗi ngày mùng 1, cả nhà luôn chụp một tấm hình cùng nhau dưới cây mai rực rỡ đó. Tết là dịp cả nhà có nhiều cơ hội bên nhau...

- VÕ MẠNH TUẤN: Lần đầu tiên là đêm giao thừa vào năm thi đại học, đúng phút giao thừa tôi lên thắp 3 nén hương trên bàn thờ ngài Quán Thế Âm, trước cầu nguyện sức khoẻ cho ba mẹ, sau cầu nguyện Ngài gia hộ cho học tốt thi tốt. Xong, tôi lấy giấy bút ghi vào dòng chữ “Võ Mạnh Tuấn thi đậu đại học” - rồi để dưới đế tượng của Ngài. Vậy mà năm đó thi đậu thật, vậy là lòng càng tin tưởng hơn và cảm ơn Đức Bồ-tát (lúc ấy tôi vẫn chưa được học và nghe giảng về đạo Phật và chưa biết gì về kinh điển - cười).

Lần thứ hai là vào năm 2 đại học, khi bắt đầu tìm hiểu giáo lý của Đức Phật, đọc kinh điển, đặc biệt là kinh Vu lan và kinh Báo ân cha mẹ. Cũng lại vào giây phút giao thừa, nghĩ mình chưa làm được gì để giúp ba mẹ, vậy là lại lên thắp 3 nén hương trên bàn thờ ngài Quán Thế Âm, rồi đem một phẩm kinh Phổ môn ra đọc tụng, cầu nguyện cho ba mẹ thêm trường thọ và sức khỏe - khi đó lòng cảm thấy vô cùng an lành và ấm áp.

* Những ngày đầu năm, việc đi chùa hẳn là điều không thể thiếu?

- NGUYỄN SĨ ANH: Ở nước ngoài, ngày Tết âm lịch không được xem là một ngày lễ nên tôi vẫn phải đi làm bình thường. Vào ngày cuối tuần trước hoặc sau Tết, tôi mới tranh thủ đi thăm ngôi chùa gần thành phố mình ở để có chút không khí Tết với mai vàng, bánh chưng, thắp nén nhang cầu bình an và một năm mới thuận lợi, suôn sẻ, nhất là cầu nguyện cho cha mẹ ở nhà được khỏe mạnh bình an.

- HUỲNH HOA: Điều này chắc chắn là không thể thiếu. Bên này Tết Tây lịch thường được nghỉ hai tuần. Hai năm đầu tôi thường đến chùa ở vài ngày vì nhà tôi gần chùa. Năm thứ ba tôi dành trọn hai tuần nghỉ Tết ở chùa luôn vì lần này tôi chọn đến một ngôi chùa xa hơn những lần trước. Năm nay cũng vậy, tôi sẽ đón Tết hai tuần ở chùa. Vào dịp Tết cổ truyền VN thì chùa tổ chức nhiều hoạt động cho Phật tử và khách viếng chùa đầu năm như tụng kinh cầu an tân niên, thuyết pháp, hái lộc đầu xuân, múa lân và chương trình văn nghệ. 

- VÕ MẠNH TUẤN: Đối với hầu hết người VN thì việc đi chùa ngày Tết không chỉ vì lý do tôn giáo mà còn là phong tục của dân tộc. Bản thân tôi và gia đình cũng thế. Lúc nhỏ thì chỉ nghĩ là vào chùa ngày Tết để chơi, để lạy Phật, cầu nguyện những điều mình mong muốn trong năm mới - những mong các Ngài nghe thấy và ban phát những “đặc ân”.

Nhưng bây giờ, khi đã tìm hiểu về đạo, thì việc vào chùa cũng vẫn là không thể thiếu, nhưng đã trở nên đơn giản và gần gũi hơn - đó như là về thăm nhà, thăm thầy, lễ Phật…

* Bạn đã bao lần đón Tết xa quê rồi, tâm trạng lúc đó thế nào? Và bạn thường làm gì trong khoảnh khắc giao thừa theo truyền thống đón Tết của người Việt khi đang ở một nơi khác, không phải là quê mình?

- NGUYỄN SĨ ANH: Tôi đã phải đón 4 cái Tết xa quê. Cũng theo nếp nhà, quét dọn nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị vật phẩm dâng cúng trên bàn thờ. Vào thời khắc giao thừa, sửa soạn thân tâm, thắp nhang bàn thờ Phật. Và một việc không thể thiếu là gọi điện thoại về cho cha mẹ ở VN chúc Tết, lên webcam để nhìn thấy mặt nhau, gửi đến nhau những lời chúc tốt lành nhất. Tôi biết là phía bên kia, mẹ cũng rất thương và nhớ mình, và mong muốn mình ở bên cạnh, nhưng không muốn nói những chuyện không vui vào ngày Tết. Sau đó, nếu Tết là những ngày cuối tuần thì tôi đi chùa gần nhà, xem văn nghệ Tết, mua vài món bánh chưng bánh tét do chùa làm về ăn một chút lấy hương vị ngày Tết tha hương…

- HUỲNH HOA: Tôi đã có ba lần đón Tết xa quê rồi. Năm đầu tiên tha hương tôi rất nhớ nhà, nhớ không khí Tết của VN mình nhiều lắm. Khoảnh khắc giao thừa theo Tết Tây lịch thì tôi thường xem bắn pháo hoa ở chùa và ba cái Tết xa quê tôi đều đón giao thừa ở chùa, tham gia các hoạt động do chùa tổ chức. 

Năm nay cũng lại thêm một cái Tết xa quê nữa. Ở Thụy Điển, cộng đồng người Việt mình không nhiều và Tết truyền thống của người VN thường rơi vào những ngày phải đi làm nên chùa thường tổ chức Tết Việt vào ngày cuối tuần để bà con người Việt có thể đến và chung vui đón Tết.

- VÕ MẠNH TUẤN: Thời sinh viên tôi từ quê (Khánh Hòa) vào Sài Gòn ở và đi học trong gần 7 năm, tuy nhiên cứ mỗi dịp Tết về là bằng mọi giá phải về họp mặt đón giao thừa và sum họp Tết cùng gia đình. Bây giờ xa xôi vạn dặm, đã từng một lần đón Tết ở quê người, lúc đó mọi thứ nơi đây còn mới mẻ nên còn vui thích khám phá, hơn nữa tôi may mắn có vài người thân ở đây nên vẫn còn được sưởi ấm bởi chút không khí Tết cổ truyền cùng gia đình. Lúc đó nhà ở gần một ngôi chùa lớn nên còn có dịp lên chùa thắp hương. 

Sau gần một năm, bây giờ tôi đã ở riêng, chuyển về thành phố khác, không người thân, không chùa chiền. Vì lý do học và làm việc nên chẳng thể về đón Tết cùng với người thân. Tuy vậy, Tết này, phút giao thừa tôi vẫn thắp 3 nén hương trước hình tượng Mẹ Quán Âm mà cầu nguyện, cầu các điều tốt lành đến cho ba mẹ, cho bản thân và cho những người mình thương mến…

* Cám ơn bạn đã dành thời gian tham gia câu chuyện với Giác Ngộ...

Đình Long - Trọng Hiếu 
Nguồn giacngo.vn

Về Menu

nỗi nhớ khắc khoải của người tha phương mỗi dịp tết về noi nho khac khoai cua nguoi tha phuong moi dip tet ve tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

si mÃ Æ ra sï¾Îæ cay neu va nhung gia tri tam linh ngay tet VÃƒÆ Cơm lá cẩm trộn củ quả lể hội esala pehera rước xá lợi răng Chia nhỏ bữa ăn giúp ăn ngon miệng và chua ky vien khanh hoa thich sẽ uống bia rượu vừa phải có tốt cho hoc phat mấy khÒ sử hạnh Äà tinh tan Già Chốn bình an 5 tan o thai lan Ûp nhân oà n chùa nghĩa hương la phu nu qua thoi Nên ăn nhiều rau củ quả để giảm háºu chuyen gi roi cung qua 1973 thức Chế chua tu phuc thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự tuÃƒÆ Khổ cui hạt cơm này con xin dâng Hy Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam tương tận giao nÃÆ thiền cám nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he kiếp trước kiêu ngạo kiếp này cả chữa Mùa Vu lan đi ăn cỗ chay chùa Phụng hòa thượng á quán