Cái thấy đúng đắn, chân thật là cái thấy về sự hợp nhất không phân ly giữa tánh không và từ bi Sự điên đảo khởi lên khi lầm lẫn một sợi dây thừng với một con rắn Đó là một sự lầm lẫn rõ ràng vì hiển nhiên sợi dây thừng không phải là con rắn
Nước Từ Bi

Cái thấy đúng đắn, chân thật là cái thấy về sự hợp nhất không phân ly giữa tánh không và từ bi. Sự điên đảo khởi lên khi lầm lẫn một sợi dây thừng với một con rắn. Đó là một sự lầm lẫn rõ ràng vì hiển nhiên sợi dây thừng không phải là con rắn.


Làm sao để có được cái thấy đó? Chúng ta có vô số niệm tưởng, cái nầy tiếp nối cái kia, vận hành trong tính chất nhị nguyên chủ thể và đối tượng. Khi chủ thể chạy theo nắm bắt đối tượng, chúng ta gọi là tâm hay tâm thức. Khi có sự liên hệ chủ-khách nầy thì nghiệp phát sinh. Khi nghiệp phát sinh thì liền có điên đảo.

Cái luôn luôn tìm bắt đối tượng đó là cái chúng ta cần khám phá. Thật sự nó là cái gì? Hãy nhận diện một cách rõ ràng và trực tiếp cái gì đang khởi lên. Hãy đơn giản và trực tiếp như bật sáng một ngọn đèn.

Thay vì chạy theo niệm tưởng cái nầy tiếp nối cái kia, hãy để một khoảnh khắc cho phép tâm nhận ra chính nó. Khi đó, không còn cái gì để nhìn thấy ngoài một sự mở toang. Bản chất của tâm là rỗng không, rộng mở và tự do.

Cái tâm bận rộn, chấp trước nầy,
Luôn luôn khóa mình vào sự việc bên ngoài,
Hãy cho nó một phút nghỉ ngơi để nhìn ra chính nó.
Trong phút giây nhận ra đó,
Tâm nầy sẽ trở nên rộng mở,
Tự do, và không giới hạn.
Cái đó được gọi là tánh không.

Đồng thời, có một sự nhận biết chắc chắn rằng nó là rỗng không.

Cái đó được gọi là tánh biết.
Tánh không và tánh biết của tâm vận hành cùng lúc.
Chúng không phải là hai thứ riêng rẽ.
Trong thực tế, chúng không thể phân ly.
Cái đó được gọi là vô ngại.
Biết ba thứ nầy cùng một lúc 
Tánh không, tánh biết, và tánh vô ngại 
Đó được gọi là thấy.

Theo đó, có được cái thấy (kiến) là biết rằng tâm cùng một lúc rỗng không trong bản thể và thức giác trong bản tánh.

Bản thể ví như mặt trời. Tánh của mặt trời là sáng, tạo sức ấm và chiếu ánh sáng. Cũng vậy, chúng ta cần phân biệt giữa tâm và bản thể của tâm. Bản thể của tâm có đủ ba tính chất. Thể của nó là rỗng không, tánh của nó thức giác, và luợng của nó là vô biên hay vô ngại.

Phật tánh là tính chất cơ bản của mọi sự vật. Đó là trạng thái tự nhiên, không do đức Phật hay chúng sanh nào tạo ra. Đó là chân lý cứu cánh.

Dù đức Phật có xuất hiện hay không xuất hiện, bản tánh của sự vật vẫn là bản tánh của sự vật. Đức Phật là người nhận ra điều chân thật, điều thật sự hiện hữu. Nếu muốn giác ngộ, chúng ta cũng chỉ cần nhận ra điều chân thật đó.

Nền tảng cơ bản đó có thể được nhận ra qua sự tu tập. Chúng ta tiếp xúc với cái đã sẵn có để khởi đầu. Khi còn bị đánh lừa và còn đang trên con đường tu tập, chúng ta không thấy cái đó như chính nó. Chúng ta lầm nó với một thứ gì khác, như dây thừng mà nhìn ra con rắn. Chúng ta cần vuợt qua sự điên đảo tạm thời đó.

Để vượt qua những trạng thái điên đảo trên con đường tu tập, chúng ta cần có nhận thức, thiền quán và giới luật. Khi thấy được cái tâm tự nhiên, chúng ta bắt đầu thấy được một mảng nền. Càng làm quen với cái thấy đó, chúng ta càng thấy rõ hơn, cho đến khi chúng ta thấy được toàn thể cái nền.

Do đó, nội dung sự tu tập gồm có ba phương diện: thấy, hoàn thiện cái thấy, và ổn định trong cái thấy đó. Chúng ta cần làm cho sự điên đảo không còn nữa. Khi tiếp xúc bằng mắt, hãy làm cho sự điên đảo không còn.

Khi tham thiền, hãy làm cho sự điên đảo không còn. Khi thực hành giới luật, hãy làm cho sự điên đảo không còn. Khi mọi sự điên đảo hoàn toàn được dọn sạch, chúng ta có thể gọi đó là kết quả.

Khi chưa biết hay chưa thể nghiệm được sự không phân ly giữa tánh không và từ bi, chúng ta khó đi hết cuộc đời một cách êm thắm.

Hình dung một cặp vợ chồng chung sống trong hạnh phúc và thương yêu. Rồi một ngày, người vợ nghe được giáo pháp, yêu mến giáo pháp và có một sự hiểu biết về tánh không. Người vợ nhận ra rằng không có gì trên đời nầy có bản chất vững bền, mọi sự vật đều không có nền tảng chân thật, đều không có bản thể.

Đối với cô, mọi sinh hoạt trước kia - những tiệc tùng, sắm sửa v.v... không còn ý nghĩa gì nữa. Và cô bắt đầu sống khép mình, ngưng mọi sinh hoạt đó.

Từ một một điểm nhìn, điều mà người vợ suy nghĩ là sự thật. Mọi sự vật trong thực tế đều không có bản thể.

Trong khi đó, người chồng lại nghĩ: "Vợ mình đã thay đổi. Có thể mình làm điều gì sai chăng? Có thể nàng có một tình nhân mới chăng?" Và khi người chồng đề nghị những cuộc đi chơi, người vợ đều từ chối ... Người chồng bắt đầu cảm thấy không vui, hai người bắt đầu mâu thuẩn và rồi đưa đến đổ vỡ...

Vấn đề ở đây là tuy người vợ có một mức độ hiểu biết nào đó về tánh không nhưng không có đủ tâm từ bi. Nếu có tâm từ bi hơn, cô sẽ nhận ra rằng mặc dù có những sự việc có thể không có ý nghĩa, nhưng không cần thiết phải bị loại trừ.

Chúng có thể không có ý nghĩa đối với mình, nhưng có thể quan trọng đối với người khác. Nếu biết mở lòng và có tâm từ bi, nguời vợ sẽ cảm thấy vui vẻ khi tạo niềm vui cho người khác dù những việc đó đối với cô là không có ý nghĩa. Có thể cô sẽ còn tích cực hơn trước kia khi thực hiện những việc đó. Đó là phong cách của Đại Thừa.

Sự không phân ly giữa tánh không và từ bi có nghĩa là hai cái đó chỉ là một. Chỉ hiểu về tánh không và về sự không ý nghĩa của sự vật một cách tổng quát cũng chưa đủ. Điều đó có thể làm cho chúng ta trở nên ích kỷ và lãnh đạm.

Nếu chỉ hiểu tánh không một chiều, nghĩ rằng "Các sự vật đều không có ý nghĩa và không có gì liên quan đến mình," chúng ta cũng sẽ bị dẫn đến thái độ không quan tâm đến những điều có liên quan đến người khác. Chúng ta có thể nói rằng "Tôi sẽ chỉ ngồi đây và tham thiền bởi vì như thế tôi sẽ có niềm vui. Tôi không quan tâm đến việc gì khác."

Từ bi mà không có sự hiểu biết về tánh không thì dễ trở thành chấp trước. Ngược lại, hiểu về tánh không mà không có từ bi thì trở nên ích kỷ, một chiều và hạn hẹp.

Để tránh những mối nguy đó, điều rất quan trọng là hiểu về sự duy nhất giữa tánh không và từ bi. Cái tâm trần truồng, hiện thời trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là cánh cửa cho sự hợp nhất của tánh không và từ bi.

Cánh cửa nầy bị khóa kín do sự chiếm ngự của dòng niệm tưởng chảy qua không ngừng. Nhưng nếu chúng ta bắt được chỉ một khoảng cách giữa một niệm với niệm kế tiếp, chúng ta liền có thể nhìn thấy cái tâm trần truồng hàng ngày, sự tỉnh thức tự tại.

Khi đó cánh cửa mở ra ngay ở đó, để từ bi và tánh không hiển lộ trong sự hợp nhất. Đó là khoảnh khắc vô tận.

Những tính chất trí tuệ của tâm giác ngộ – trí tuệ thấy được bản tánh bên trong một cách như thật và trí tuệ phân biện mọi sự vật – hầu như không ngớt bị ngăn chận do những niệm tưởng mà chúng ta tạo ra.

Những niệm tưởng nầy trong thực tế chỉ có nền tảng tạm thời; trong bản chất chúng là thời gian. Khi chúng ta nhận ra được những khoảng cách trong dòng niệm tưởng nầy, những tính chất nội tại của trạng thái giác ngộ sẽ chiếu qua.

Khi ngã không còn bám víu vào niệm tưởng, từ bi sẽ hiện ra trong sự thể nghiệm đó. Từ bi chân thật không bị hướng dẫn và không nương tựa trên ý niệm. Từ bi chân thật chỉ có được khi thể nghiệm tánh không.

Dĩ nhiên, chúng ta cũng có thể cảm thấy từ bi ngay bây giờ. Tuy nhiên, từ bi đó không phải là từ bi chân thật, nó luôn luôn pha trộn với những khung niệm tưởng.

Trong cái từ bi pha trộn đó, thường chúng ta cảm thấy một khoảng cách nào đó giữa chúng ta và người khác. "Tôi ở đây, và chúng sanh ở chỗ kia. Tôi cao cả hơn họ. Họ là những kẻ đáng thương. Họ cần sự giúp đỡ, vì vậy tôi phải giúp họ." Đó không phải là từ bi chân thật.

Tánh chất của Tâm là tỏ rõ, một tính chất giác ngộ tự nhiên. Từ bi xuất hiện từ đó. Từ bi nầy không nhắm đến một người hay một số người đặc biệt nào.

Trong từ bi đó không có ý niệm về "chúng sanh khác," nhưng vẫn ân cần hướng đến những chúng sanh khác chưa nhận ra bản tánh của tâm. Từ bi ở đây là lòng thương xót những chúng sanh không nhận biết rằng bản tánh của mình vốn là hoàn toàn giác ngộ, và vì không nhận biết nên bị đánh lừa tự giam hãm trong luân hồi.

Cách vươn ra bên ngoài nầy có thể được gọi là từ bi vô niệm, từ bi chân thật. Từ bi đó không nhất thiết phải giống như trạng thái giác ngộ hoàn toàn của đức Phật. Nhưng nó là dấu hiệu của một hành giả đi trên con đường tu tập, một hành giả thực thụ.

Tuy nhiên, chưa nhận ra bản tánh của tâm, không có nghĩa là không thể có từ bi chân thật. Còn có một con đường từ bi hữu niệm. Đó là cái khung của tâm thức trong đó người Phật tử coi người khác quan trọng hơn mình.

Thông thường chúng ta coi mình quan trọng hơn kẻ khác. Khi chúng ta bắt đầu có cái nhìn cho rằng người khác là quan trọng hơn mình, khi đó chúng ta có lòng từ bi chân thật mặc dù vẫn còn ý niệm.

Khi nhận ra bản thể của tâm, một cảm nhận về sự tỉnh thức và tự do lớn lao xuất hiện, khi đó chúng ta có kinh nghiệm về lòng từ bi chân thật. Có một sự nhạy cảm tự tại, không tùy thuộc vào điều kiện, một sự nhạy cảm sâu xa.

Sự buồn phiền theo nghĩa bị đè nén không còn, nhưng có thể có một trạng thái buồn do nhạy cảm, đồng thời với chút niềm vui. Không phải buồn cho bản thân. Cũng không phải buồn cho một người đặc biệt nào đó. Cái đó giống như sự thấm đẫm của nước trái cây, như một trái táo thấm đẫm với nước táo.

Cũng vậy, sự mở ra của tánh không được thấm đẫm với nước ngọt từ bi. Nhận biết bản tánh rỗng không nầy một cách rõ ràng liền mở ra một niềm tin vững chắc. Niềm tin nầy nầy có một mùi vị.

Khi mặt trời lặn ở phương tây, nếu chúng ta bước ra bên ngoài và ngồi xuống, hướng về phía mặt trời đang lặn, một cảm giác từ bi sẽ khởi lên một cách dễ dàng, tự phát. Đó là thứ tự do với một chút vui, một chút nhạy cảm, một chút buồn.

Tất cả đều tự đến. Nếu chúng ta không hoàn toàn mở rộng và tâm không được giải phóng khỏi những điên đảo, nỗi buồn nhẹ nhàng nầy sẽ không được cảm nhận một cách chân thật, ngay cả không được nhận biết.

Từ bi mà không có tánh không dễ trở thành bám víu ích kỷ. Ngược lại, hiểu về tánh không mà không có từ bi sẽ trở nên ích kỷ, một chiều, và hạn hẹp.

Khi không còn dính mắc vào ý niệm về ngã, thể nghiệm về cái đó đồng thời là sự hiển lộ của từ bi.

Thị Giới dịch (từ Tricycle)

 

Về Menu

nước từ bi nuoc tu bi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ăn mày cửa phật tram Hãy về bên mẹ Trần Nhân Tông Sở đắc giải Pháp viet Các thực phẩm chay đánh bật Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây chuong vi dao thanh tinh va ly Sanh Nhớ ơi khoai lang ngày cũ đức phật dạy 4 nguyên tắc để giải thoát chua phuoc hoi ç Š anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua chút việt trinh tìm bình an nơi cửa phật niệm giàu có Hành thiền nghi lễ kinh điển phật giáo nguyên thủy các nguyên tắc đạo đức của phật tử Để yêu thương mang lại hạnh phúc Æ u 09 tạng thư sinh tử Lễ huý nhật lần thứ 20 Đại lão Ký ức về mùa Phật đản phÕ các món chay với bắp thỉnh tượng đồng bổn sư lớn nhất sống với tâm từ lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Ngày sắp Tết in bánh phục linh Đại sư Pháp Trí Tri Lễ 960 1028 mot Gạo lứt dừng lại người trẻ bị ngất coi chừng đột 有人願意加日我ㄧ起去 Hoằng pháp vach tran su that cua loi tien tri tan the Thưởng thức các món ngon tại Ẩm chua dai tong lam ưng Chùa Minh Tịnh triết chia sẻ hoài bão cho nước mắm golden Lý do gây mất ngủ khi trưởng VÃ Æ Tết đến nói chuyệnmười hai con giáp