Vào năm chúng tôi mớixuống rừng, cây cối vẫncòn ngạo nghễ khôngnhân nhượng. Những bụi mây rậm rạp gai lu bù, không ai dám đến gần. Bây giờ nghĩ lại mà tiếc khi thấy những khu vườn còn một vài bụi mây xinh đẹp giữa bãi cỏ.

Phật đản trong rừng

Vào năm chúng tôi mới  xuống rừng, cây cối vẫn  còn ngạo nghễ không  nhân nhượng. Những bụi mây rậm rạp gai lu bù, không ai dám đến gần. Bây giờ nghĩ lại mà tiếc khi thấy những khu vườn còn một vài bụi mây xinh đẹp giữa bãi cỏ.

Ai biết mây có thể làm cây cảnh. Còn nhiều thứ để tiếc lắm. Một cây dẻ thuộc hàng ông cố lừng lững che mát một góc sân. Chúng tôi thường mắc võng dưới gốc cây, để thầy ngồi nghỉ, mỗi lần như thế thầy lại đọc một bài kệ thiền sư, giải thích ý nghĩa cho lũ chúng tôi ngồi bao quanh, ngồi xẹp xuống đất mà nghe thầy dạy. Chúng tôi không biết cái cây này tên gì, cho tới một hôm nó rụng trái tròn vo, rụng đầy đất. Mấy huynh đệ đứng nhìn, thắc mắc hỏi nhau, trái rừng gì vậy? Ăn được hông? Trên cây thấy con sóc nhỏng cái đuôi, cắn nhăm nhăm một trái. Phải đợi hỏi chị Bé, dân địa phương hay đi rừng, thuộc tên và biết phân biệt cây này cây nọ. Buổi chiều đó được thông tin, cây đó là cây dẻ rừng, hột nó luộc ăn được. Vậy là lấy thúng ra, lượm đầy món quà hậu hỉ của rừng. Luộc xong, phải đợi lấy búa đập bể cái vỏ cứng, rồi lấy mũi dao hoặc can muỗng mà khều từng chút bột ra ăn. Chúng tôi ăn chăm chỉ như sóc ăn hạt dẻ. Phải cẩn thận tử tế vì thứ trái này không thể lột vỏ ăn một lần. Vừa ăn vừa liên tưởng đến ngài Quy Sơn. Lên núi Quy, lượm hạt dẻ và hái rau rưng ăn, trải qua hơn mười lăm năm. Có phải cây hạt dẻ này là loại cây ở núi Quy? Ăn nhiều cũng no được, chỉ hơi mất công. Người xưa ở núi, không có việc gì nhiều, luộc một nồi hạt dẻ, nhìn mây bay.

Chúng tôi chỉ mơ mộng đến đó thôi. Thực tế còn nhiều việc phải làm, phá rừng tỉa lúa, dọn cỏ tranh trồng khoai. Bánh xe Chánh pháp chưa quay mà bánh xe cơm gạo quay trước. Cỏ tranh là thứ mọc âm thầm, lấn đất giành dân không kiêng nể, cuốc cỏ tranh phải cuốc vào mùa mưa, để nước ngấm vào thân ống mới diệt được những chồi nhỏ. Cuốc mùa nắng chỉ như là xới đất, giúp cho mầm chồi dễ mọc hơn. Một nhát cuốc lật lên, kéo theo chùm rễ họ hàng nhà tranh xa gần đều được lôi lên, chúng liên kết nhau chằng chịt, tranh càng lâu năm càng chia nhánh. Rũ sạch đất, dồn lại một đống đợi chiều về nhổ một bụi khoai mì, đốt đống cỏ lùi khoai. Y như câu thơ của Phạm Thiên Thư:
Mai sau trời đất thái bình
Về lưng núi phượng một mình túy ca
Gây giàn thiên lý vàng hoa

Bới khoai vùi lửa nằm dài nghe chim.

Mới đọc thơ, tưởng đâu thiên lý hoa vàng rực, dân sống trong sách vở đâu biết bông thiên lý ra sao, té ra nó màu xanh non, trời ạ!

Hồi ức là một thứ không có tuổi tác, nhắc đến rừng thì những kỷ niệm của nó như mới hôm qua, hôm kia. Cạnh đất của chúng tôi là đất nhà của Lộc, cũng dân thành phố về khẩn hoang, chúng tôi thường qua lại cuốc đất, cấy lúa vần đổi công. Kinh nghiệm trồng trọt của nhà Lộc không hơn gì chúng tôi. Sau này Tuyết kể, tụi em thấy người ta chài lưới, câu cá dưới suối cũng bắt chước, sau ruộng nhà có khúc suối đó, cô nhớ không? Anh Lộc quăng lưới gì kéo lên không có con cá nào, chỉ có mấy con rắn, tụi em quăng lưới chạy. Thời đó cực quá cô há! Tuyết vừa kể mà ứa nước mắt nhìn về phía đất nhà - bây giờ đã thay đổi.

Tuyết nhắc đến Phật đản lần đầu tiên với chúng tôi. Hôm đó một xe cây đỗ ở ngoài đường lộ. Cây dỡ từ chùa cũ được đưa về để dựng lại nhà cho chúng. Cột, kèo, đòn tay, cửa lớn, cửa sổ chất ngổn ngang. Cả chúng xúm lại khiêng vác, tha dần dần như kiến dời tổ. Không co xe cơ giới, chỉ một chiếc xe đạp để gác những cây cột lớn, người đẩy người lái qua những đoạn dốc gập ghềnh. Hò nhau mà đi không kể trưa chiều. Mấy anh em nhà Lộc cũng phụ một tay. Khi khiêng hết tài sản, lúc đó mới thấy mỗi khúc gỗ, mỗi cánh cửa là một tài sản, trời đã tối hù. Chúng tôi dọn bàn ăn giữa sân, nhà bếp nấu món bánh canh bột mì với rau muống, rau muống già bột mì cũng già. Trăng nhè nhẹ nhìn qua tán lá rừng, chắc không muôn soi kỹ mấy gương mặt lấm lem. Ai đó chợt thốt lên, hôm nay rằm tháng Tư, Phật đản. Chúng tôi hơi ngập ngừng quanh bàn ăn, có mời mấy anh em nhà Lộc, vì biết chắc rằng cả nhà sang phụ quý cô không ai nấu ăn. Phật đản ở thanh phố vui lắm, có xe hoa, trầm hương nhã nhạc. Ở đây, biết lấy gì cúng dường? Một vài cây đèn cầy thắp lên, chập chờn rung rinh, những con chim đã ngủ đêm, xếp cánh trong rừng, cá ngoài suối cũng lặn, hay tối quá không thấy, sóc, nhím, khỉ… đều êm ru. Đèn cầy làm bàn ăn trở nên huyền ảo, một bữa ăn tối trong rừng dễ thương. Tuyết nói hoài, tụi em lần đầu tiên được ăn chay ngon như vậy, nhất là vào ngày Phật đản.

Sau này, lâu lâu trở lại thăm chùa, thăm quý cô, Tuyết cứ đứng bên này nhìn sang phía nhà đã đổi chủ, kể lại chuyện ngày cũ, chuyện ngày Phật đản được ăn chay với quý cô, giữa rừng, chỉ có mấy cây đèn cầy đẹp, mà sang nữa. Nếu Tuyết không nhắc, chúng tôi cũng quên, cây đèn cầy ngày xưa đã cháy trong một khoảng đời hồn nhiên, một mùa Phật đản đã qua không trở lại.

Như Đức


Về Menu

Phật đản trong rừng

Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ トO giua Thêm nhiều công dụng của thiền được thien phat giao PhÃp nay phÃp chớ phat giao la mot triet hoc hay la mot ton giao hay lua chon mot ton giao chan chinh cho chinh cau chuyen ve tam Tạp Làm Tết tÕa Ð Ð Ð màu sắc ca sa đàn Cảm băng hoãƒæ bàn tat ca chung ta xin truyen di nhung thong diep yeu ngẫm lời đức phật dạy la hầu la về giï niệm phật tổ thương Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh sÃƒÆ chua duyen ung Chùa Thơ Hoằng pháp ở vùng đất mới nhin Vitamin B6 B12 làm tăng nguy cơ ung ï¾ ï½½ BẠ8 cõi dao duc va van hoa tu than nhật chua vinh nghiem O Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông thu năm lăn hạt bánh đậu xanh hoa quả ưng tuoi tre song trong giay phut hien ve nha thiên Lạc Ä Ä ng 10 tu tanh sau xa cua tam phan 2