Có thể nói, đóng góp của các cấp Giáo hội Phật giáo và tăng ni, phật tử trong cả nước 35 năm qua được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành một tôn giáo có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến sự phát triển rất lớn của đất nước Trong đó, rõ n
Phật giáo Việt Nam - 35 năm nhìn lại một chặng đường

Có thể nói, đóng góp của các cấp Giáo hội Phật giáo và tăng ni, phật tử trong cả nước 35 năm qua được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành một tôn giáo có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến sự phát triển rất lớn của đất nước. Trong đó, rõ nét nhất là văn hóa dân tộc đã có sự đóng góp lớn lao của Phật giáo về văn học, triết học, giáo dục, mỹ học, kiến trúc, nghệ thuật…, góp phần vào duy trì, phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Lần đầu tiên sau hơn 2.000 năm Phật giáo du nhập vào Việt Nam, các tổ chức, hệ phái trong cả nước đã chung sức, chung lòng, nhất tâm thành lập ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhân sự kiện ý nghĩa này, phóng viên Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam về sự hình thành, phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm qua…

Phóng viên: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (PGVN) được thành lập trong bối cảnh đất nước được hòa bình, thống nhất có ý nghĩa như thế nào đối với sự hòa hợp, đoàn kết, thống nhất trong ngôi nhà chung PGVN, thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn: Theo dòng chảy lịch sử, Phật giáo Việt Nam có 5 lần thống nhất nhưng không có lần nào được trọn vẹn và thành tựu ý nghĩa, mang tính lịch sử trọng đại như lần thống nhất cách nay 35 năm. Lần thống nhất này như chúng ta biết đúng vào bối cảnh đất nước ta được hòa bình, thống nhất, giang sơn nối liền một cõi, Bắc - Nam sum họp một nhà.

Đây là yếu tố hết sức mãnh liệt và là bối cảnh vô cùng thuận lợi, là động lực để chư tôn giáo phẩm, tăng ni, phật tử các tổ chức giáo hội, hệ phái thực hiện nguyện vọng, tâm huyết thống nhất Phật giáo mà các thế hệ tiền bối đã dày công tạo dựng. Sự thống nhất của 9 tổ chức giáo hội, hệ phái Phật giáo trong cả nước để hình thành nên Giáo hội PGVN, là tổ chức Phật giáo duy nhất đại diện cho tăng ni, phật tử trong và ngoài nước cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng, phát triển Giáo hội PGVN theo phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Phóng viên: Những đóng góp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong 35 năm qua được ghi nhận, đúc kết là gì, thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn: Sau 35 xây dựng và phát triển, ngày nay Giáo hội PGVN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ 27 đơn vị hành chính, đến nay đã thành lập cơ chế tổ chức hành chính tại 63/63 tỉnh thành trong cả nước, gồm 3 cấp hành chính: Trung ương, tỉnh thành phố và quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cả nước hiện có gần 50 ngàn tăng ni, hơn 18 ngàn tự viện với hơn 16 triệu phật tử và hàng triệu người có tín ngưỡng đạo Phật.

Có thể nói, đóng góp của các cấp Giáo hội Phật giáo và tăng ni, phật tử trong cả nước 35 năm qua được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành một tôn giáo có sức lan tỏa, ảnh hưởng đến sự phát triển rất lớn của đất nước. Trong đó, rõ nét nhất là văn hóa dân tộc đã có sự đóng góp lớn lao của Phật giáo về văn học, triết học, giáo dục, mỹ học, kiến trúc, nghệ thuật…, góp phần vào duy trì, phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh đó, hoạt động của các cấp Giáo hội PGVN luôn gắn với sự phát triển của từng địa phương, từng vùng, thông qua việc động viên, hướng dẫn tăng ni, phật tử tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị, xã hội, các phong trào thi đua yêu nước. Nhiều vị giáo phẩm, tăng ni đã tham gia vào việc nước, việc dân như ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, MTTQ các cấp…

Phóng viên: Để thực hiện tốt theo phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Giáo hội PGVN đã chọn những nội dung trọng tâm nào, thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn: Trong quá trình xây dựng và phát triển 35 qua, Giáo hội PGVN luôn xác định gắn bó cùng dân tộc, phụng sự nhân sinh làm trọng tâm để định hướng cho các hoạt động Phật sự, làm cho tinh thần đoàn kết hòa hợp giữa các tổ chức, hệ phái Phật giáo và đông đảo tăng ni, phật tử ngày càng bền chặt, phát triển, tạo thành sức mạnh cho ngôi nhà chung Giáo hội PGVN.

Mỗi thành viên trong Giáo hội luôn thực hiện theo lời dạy của Đức Phật: “Hội họp trong tinh thần đoàn kết, bàn luận phật sự trong tinh thần đoàn kết, bế mạc cuộc họp trong tinh thần đoàn kết” và đồng hành cùng dân tộc. Nhờ đó mà Giáo hội PGVN đã có được sự kế thừa, ổn định và không ngừng phát triển từ hình thức đến nội dung.

Phóng viên: Nhân dịp lễ kỷ niệm trọng đại 35 năm thành lập Giáo hội PGVN, Hòa thượng có lời nhắn gửi gì đến tăng ni, phật tử trong cả nước?

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn: Trong Thông điệp của Đức Pháp chủ Giáo hội PGVN gửi tăng ni, cư sĩ phật tử trong cả nước nhân Đại lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội PGVN đã đầy đủ mọi nội dung, ý nghĩa của ngày trọng đại này.

Qua đây, tôi có lời nhắn gửi đến tăng ni, phật tử trong cả nước cùng vui mừng trước thành tựu các Phật sự trong 35 năm qua, cứ vững chãi tự tin làm lợi ích cho đạo pháp và dân tộc, chúng sinh, góp phần xây dựng đất nước phát triển, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo đường hướng phát triển hiện đại của Giáo hội PGVN và của đất nước.

Xin cám ơn Hòa thượng!
Hoài Nam

35 năm hoạt động với những thành tựu quan trọng, Giáo hội PGVN xin thành kính tưởng niệm chư tôn giáo phẩm đã có công đức lớn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển Giáo hội PGVN qua các nhiệm kỳ, đồng thời hồi hướng công đức này đến ngôi Tam bảo, đến hết thảy chúng sinh, đến đất nước và nhân dân Việt Nam. Nguyện cầu Tam bảo gia hộ cho thế giới hòa bình, quốc gia hưng thịnh và tất cả chúng sinh đều được an vui, hạnh phúc.
 
(Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam)
“Mỗi năm, các cấp Giáo hội PGVN trong cả nước đã vận động đóng góp được hơn 2.000 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội từ thiện. Trong đó, TPHCM là địa phương dẫn đầu với nguồn lực đóng góp qua con số từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016 là hơn 1.200 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần cùng các cấp chính quyền vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ những vùng kém phát triển và hỗ trợ kịp thời cho người dân ở các địa phương khắc phục hậu quả do bão lũ, thiên tai gây ra”.
(Nguồn: Ban Từ thiện - Xã hội Giáo hội PGVN)
Phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống Phật giáo Việt Nam

(SGGP).- Ngày 4-11, tại Thiền viện Quảng Đức (quận 3, TPHCM), Ban Nghi lễ và Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp tổ chức tọa đàm “Ban Văn hóa, Ban Nghi lễ 35 năm thành tựu và phát triển”, nhân kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tham dự có đại diện chư tôn giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM và 150 đại biểu đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phía Nam.

Tại cuộc tọa đàm, đã có 15 tham luận và hàng chục ý kiến thảo luận của các vị chư tôn đức Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa và các nhà nghiên cứu Phật học, đi vào các chủ đề: bảo tồn và phát huy nghi lễ Phật giáo Việt Nam góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trong thời hiện đại; về Pháp phục Phật giáo Việt Nam; nghi lễ Phật giáo Việt Nam đối với truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc; nét đẹp của Phật giáo và truyền thống văn hóa dân tộc…

Theo Hòa thượng Thích Giác Liêm, Chánh Thư ký Ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam một cách tự nhiên như nước thấm sâu vào lòng đất, qua đó đã thích ứng khá nhuần nhuyễn với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, văn hóa bản địa.

Hòa thượng Thích Trí Giác, Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Định, cho rằng, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ…, nhiều người Việt Nam dù là phật tử hay không phật tử đều có nếp quen đi chùa lễ Phật, tụng kinh, sám bái, báo hiếu, tu thiện và hành thiện để cầu nguyện cho kẻ âm siêu thoát, người dương an lành, hạnh phúc. Những nghi thức tín ngưỡng này từ lâu trở thành nét văn hóa tiêu biểu cho đời sống tâm linh người Việt và phát triển phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay…
 
Hoài Nam - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phật giáo việt nam 35 năm nhìn lại một chặng đường phat giao viet nam 35 nam nhin lai mot chang duong tin tuc phat giao hoc phat

cúng gieo chi han oan cuộc đời của đức phật là bài học cẩn thận với lời nói để tránh khẩu Hà Tĩnh Tưởng niệm Hoàng hậu Bạch 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol Ä cÓn nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi mà tiểu động tiger s nest monastery Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão hỏa kiến trúc đền thờ phật giáo cổ Vitamin B6 ThÒ Tháng 7 âm lịch vĩnh phúc tưởng niệm cố Đại lão hòn biệt tứ đại sư ấn thuận Tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 hu tấm học phap mon niem phat trong kinh a di da Chai cuộc sống 5 tan o thai lan Tùy Sáu ác khẩu làm tổn thương người khác dung bao gio coi thuong nguoi khac vi khong ai co Rau củ quả cũng giúp giảm cân hiệu chi ăn Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc Khảo sát về tín niệm cúng sao Phở cuốn chay Saigon biển duoi chan ngai dia tang Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn tự tánh di đà 4 Thiên Thầy tu tanh di da 4 Hà nh Lưu Khái niệm thời gian trong Phật giáo Khái niệm thời gian trong Phật giáo