Giới tính bhāva gender là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm từ cổ đại cho đến hôm nay Về cơ bản, giới tính được định hình trong thời gian thai nghén và bộc lộ rõ ràng khi một chúng sanh chào đời
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề chuyển giới (transgenderism)

Giới tính (bhāva = gender) là một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm từ cổ đại cho đến hôm nay. Về cơ bản, giới tính được định hình trong thời gian thai nghén và bộc lộ rõ ràng khi một chúng sanh chào đời.
Mặc dù có những dấu hiệu vững chải để khẳng định giới tính khi một chúng sanh sắp hiện hữu và trong khi trưởng thành, tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, do nghiệp quả khác nhau, nên đã có một sự gập ghềnh, tương phản giữa giới tính với hình hài.

Có những chúng sanh, tuy mang thân nam (purisa) nhưng ẩn tàng sâu thẳm trong tâm là bản chất của một người nữ (iṭṭhi bhāva) và ngược lại. Sự bất cập này đã tạo nên những nỗi thống khổ vô bờ mà cổ thư Ấn Độ cũng như kinh văn Phật giáo đã đặc tả trong nhiều đoạn.

Ngày hôm nay vấn đề giới tính và việc tìm lại giới tính đích thực của mình là một khát vọng cháy bỏng trong cộng đồng LGBT[1]. Trong một vài trường hợp đặc thù, do định kiến đạo đức của xã hội nói chung với cộng đồng LGBT, làm nguyên nhân gây nên những nổi đau trầm thống.

Từ hiện thực xã hội mang tính bức thiết này, chúng tôi thử khảo lại kinh điển Phật giáo và cổ thư Ấn Độ nói chung, nhằm làm rõ quan điểm của Phật giáo về vấn đề chuyển đổi giới tính (transgenderism).

1. Lược khảo về thai nhi và giới tính trong cổ thư Ấn Độ và Phật giáo.

Cổ thư Garbha Upaniṣad (गर्भ उपनिषद्) ghi[2]:

Thông qua sự kết hợp giữa mẹ và cha và các điều kiện thuận lợi, trong đêm đầu tiên, phôi thai (garbha:गर्भ) hình thành như một hạt sương, vào khoảng một tuần, phôi thai hình thành như một bọt nước, vào khoảng nửa tháng, phôi thai như quả bóng nhỏ và sẽ rắn lại vào tháng thứ nhất. Vào tháng thứ hai thì phần đầu hình thành. Tháng thứ ba thì hai chân hình thành. Tháng thứ tư bụng và hông hình thành. Tháng thứ năm thì xương sống hình thành. Tháng thứ sáu thì gương mặt gồm mắt, tai, mũi hình thành. Tháng thứ bảy thì cơ thể hòa hợp với linh hồn tự ngã (jīva = āṭmā). Tháng thứ tám, các quan năng trên cơ thể đã hoàn bị. Trong sự hòa hợp đó, một đứa trẻ trai sẽ được sinh ra nếu như hạt giống của người cha mạnh mẽ. Và, một đứa trẻ gái sẽ được sinh ra nếu hạt giống của người mẹ chiếm phần trội hơn. Nếu như cả hai yếu tố, người cha và người mẹ, cân bằng thì sẽ sinh ra một người kẻ không định hình giới tính (napuṃsaka[3]: नपुंसक=非男女).

Theo kinh Tương Ưng (S.i,206) quá trình hình thành một thai nhi được Đức Phật mô tả như sau:

Trước tiên, Kalala,
Rồi từ Kalala,
Abbuda có mặt.
Rồi từ Abbuda,
Pesī (thịt mềm) được sanh ra.
Pesī sinh Ghana (thịt cứng),
Rồi đến Pasākha (chi tiết),
Tóc, lông và các móng,
Tiếp tục được sanh ra.
Những gì người mẹ ăn,
Đồ ăn, đồ uống nào,
Con người trong bụng mẹ,
Ở đấy, lấy nuôi dưỡng[4].

Trong kinh điển Hán tạng, các thuật ngữ quan trọng nhằm mô tả thai kỳ đều được phiên âm gần giống với Phạn ngữ trong cổ thư Upaniṣads và kinh tạng Pāli như 歌羅邏 (kalala), 安浮陀 (abbuda), 伽那 (ghana)[5]…

Đáng chú ý trong kinh Bào thai do ngài Trúc-pháp-hộ dịch[6], kinh Đại Bảo Tích, quyển thứ 57[7], bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh và quyển thứ 55, bản dich của ngài Bồ-đề-lưu-chí[8] đã mô tả quá trình hình thành thai nhi từ tuần thứ nhất cho đến tuần thứ 38. Cả ba bản kinh đều cho rằng nguyên nhân sanh gái hay trai do nhiễm tâm của thần thức thác thai khởi lên với cha hoặc mẹ. Quan điểm sanh gái hay trai phụ thuộc tâm ái nhiễm cũng được tìm thấy trong kinh Chánh pháp niệm xứ [9], quyển thứ 34, luận Đại trí độ [10], quyển thứ tư.

Như vậy, cả cổ thư Ấn Độ và kinh văn Phật giáo đã đề cập đến quá trình thác thai và một phần nguyên nhân sinh trai hay gái[11]. Cả hai nguồn tư liệu đều thừa nhận rằng, trong một vài trường hợp đặc biệt, có những sinh thể ra đời mang trong mình một nỗi đau thầm kín: đó chính là sự xung đột giữa giới tính và hình hài.

Theo yêu cầu của đề tài, chúng tôi sẽ khảo sát về vài trường hợp đặc thù trong kinh điển Phật giáo.

2. Vài trường hợp đặc thù về giới tính trong kinh điển.

Trường hợp đầu tiên liên quan đến tình trạng đặc thù về giới tính được kinh văn đề cập, đó chính là trường hợp của tôn giả Vakkali (Thera.39). Theo Trưởng lão Tăng kệ: Khi đến tuổi trưởng thành, và học xong ba tập Vệ-đà, trở thành thuần thục trong những thành tích Bà-la-môn, ngài thấy bậc Đạo Sư, ngài nhìn không chán thân hình tuyệt vời (disvā rūpakāyassa sampattidassanena)[12]của đức Phật, và ngài đi theo bậc Đạo Sư. Khi ngài trở về nhà, ngài nghĩ nếu ở lại nhà, ngài sẽ không có dịp luôn luôn thấy được đức Phật. Do vậy, ngài xuất gia, và từ khi ăn uống và tắm rửa, ngài để toàn thì giờ để chiêm ngưỡng đức Phật[13]. Bằng tuệ nhãn siêu việt, Đức Phật thấy rõ tâm ái nhiễm của tôn giả này nên khởi tư duy: 'Tỷ-kheo này, nếu không được xúc động mạnh, sẽ không thức tỉnh’[14]  (Nāyaṃ bhikkhu saṃvegaṃ alabhitvā bujjhissatī)[15] nên Ngài đã vận dụng một phương cách đặc thù để cuối cùng, tôn giả Vakkali cũng chứng thánh quả. Một phần của câu chuyện này cũng được đề cập trong kinh Tương Ưng (S.iii,119)[16].

Theo tác phẩm luật tạng Cullavagga, những trường hợp đặc thù như: người vô căn (paṇḍaka), người lưỡng căn (ubhatobyañjanaka)[17] sẽ không được xuất gia và thọ giới. Kinh luật Hán tạng gọi những cá thể này bằng đặc ngữ hoàng môn (黃門).

Theo chú giải Đại phẩm (mahāvagga-aṭṭhakathā)[18] thuộc luật tạng Pāli và các bộ quảng luật trong Hán tạng, có năm trường hợp đặc thù về giới tính đều không được xuất gia, thọ giới, bao gồm:

- āsitta-paṇḍaka: người đồng tính[19]

- usūya-paṇḍaka: người khởi căn khi thấy việc hành dục[20]

- opakkamika-paṇḍaka: người bị thiến[21]

- pakkha-paṇḍaka: người thay đổi giới tính trong nửa tháng[22]

- napuṃsaka-paṇḍaka: người sinh ra không có cơ quan sinh dục, nếu có thì cũng không rõ ràng[23].

Luật Ma-ha-tăng kỳ[24] đã ghi nhận một trường hợp đặc thù về câu chuyện hoàng môn: Luật ghi:

Bấy giờ, các tỳ-kheo ban đêm đang ngủ trong phòng thì có kẻ đến rờ mó từ gót chân lên đến bắp về, đến bụng, rồi lần tới chỗ kín. Tỳ-kheo định chụp bắt thì anh ta liền chạy thoát. Rồi anh ta lại đến những nơi khác như hội trường, phòng sưởi, nơi nào cũng làm như thế. Sáng hôm sau, các tỳ-kheo tập trung một chỗ bàn tán với nhau: “Này các trưởng lão, đêm qua trong khi ngủ thì có người đến rờ mó khắp người rồi lần tới chỗ kín, tôi định bắt lấy thì anh ta chạy thoát”. Lại có tỳ-kheo khác nói: "Tôi cũng gặp trường hợp như thế”. Cho đến nhiều người cũng gặp như thế. Rồi một tỳ-kheo suy nghĩ: “Đêm nay ta phải rình đế bắt hắn”. Đoạn, tỳ-kheo này đến tối, liền ngủ sớm, và thức dậy rình. Trong khi các tỳ-kheo đang ngủ thì hắn ta lại đến sờ mó như trước. Tỳ-kheo liền chộp cổ được, bèn kêu lớn lên: "Các trưởng lão, hãy đem đèn lại đây”. Khi đã đem đèn tới, liền hỏi y:

- Ngươi là ai?

-Tôi là con gái của vua.

- Thế nào là con gái

- Tôi thuộc lưỡng tính phi nam phi nữ

- Vì lý do gì mà ngươi xuất gia?

- Tôi nghe nói Sa-môn không có vợ, tôi muốn đến làm vợ.

Các tỳ-kheo bèn đem sự kiện ấy đến bạch với Thế Tôn. Phật nói: Đó là kẻ bất năng nam. Bất năng nam có sáu loại, đó là: 1. Sanh; 2. Bị phá hỏng; 3. Cắt bỏ; 4. Nhân người khác (mà cương cứng); 5. Tật đố; 6. Nửa tháng có tác dụng.

1. Sanh: Từ khi sinh đã không có nam căn, gọi đó là sanh.

2. Bị phá hỏng: Vợ lớn, vợ bé sinh con, ganh ghét nhau rồi tìm cách phá hỏng. Đó gọi là bị phá hỏng không thành đàn ông.

3. Cắt bỏ: Hoặc vua, hoặc đại thần chọn những người đã cắt bỏ nam căn để hầu hạ nơi phòng the. Đó gọi là bị cắt bỏ không con là đàn ông.

4. Nhân người khác: Nhân có người khác xúc chạm mà nam căn cương cứng. Đó gọi là nhân người khác mà bất năng nam

5. Tật đố: thấy người khác hành dâm mà nam căn cương cứng, đó gọi là tật đố không thành đàn ông.

6. Nửa tháng (có tác dụng): Nửa tháng có tác dụng nửa tháng không có tác dụng, đó gọi là nửa tháng không thành đàn ông[25].

Từ thuật ngữ trong chú giải luật tạng, từ sự ghi nhận nơi các bộ luật Hán tạng như luật Tứ-phần, luật Ma-ha-tăng kỳ, đã cho thấy có nhiều trường hợp đặc thù về giới tính, xuất hiện trong giáo đoàn của Ngài. Đối diện với thực trạng này, Đức Phật đã có những quy định cụ thể. Rõ ràng hơn là Ngài không chấp nhận những cá thể nêu trên xuất gia và thọ giới và không thể tồn tại trong đoàn thể tăng-già của Ngài.
 
Tuy nhiên, trong mối liên quan với những trường hợp đặc thù về giới tính vừa khảo sát, đã phát sinh trường hợp, có những cá thể Tăng, Ni đã được xuất gia, thọ giới và ổn định tu học, thì tự nhiên bị chuyển giới. Đối với vấn đề này, Đức

Phật đã giải quyết ra sao?

3. Vấn đề chuyển giới và lời dạy của Đức Phật.

Trường hợp đầu tiên liên quan đến việc đột ngột chuyển giới được ghi nhận trong Chú giải kinh Pháp cú (dhammapada aṭṭhakathā). Câu chuyện được lược thuật như sau.

Lúc ở thành Xá-vệ, Soreyya cùng bạn bè cung đón trưởng lão Ca-chiên-diên. Cảm mến tôn dung đẹp như vàng ròng của tôn giả Ca-chiên-diên, Soreyya liền khởi niệm: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc giả vợ ta có nước da được như thế!"[26]. Ý nghĩ vừa chấm dứt thì ngay tức khắc Soreyya liền biến thành phụ nữ. Hoảng sợ trước sự biến đỗi kỳ quái này, Soreyya trốn biệt về Takkasilā và sau đó kết thân cùng con trai quan chưởng khố thành Xá-vệ và có với nhau hai mặt con. Sau những thăng trầm của đời sống, nàng Soreyya có duyên may gặp lại tôn giả Ca-chiên-diên và thành tâm sám hối. Trưởng lão đã hoan hỷ với sự sám hối của nàng Soreyya và dường như ngay lập tức, Soreyya chuyển lại làm thân nam.

Người chồng cũ của Soreyya trấn an anh:

- Bạn thân! Vì anh đã là mẹ trong khi tôi là cha của hai đứa bé này. Chúng thật sự là con của cả hai chúng ta. Vậy chúng ta vẫn tiếp tục sống lại đây. Đừng khó chịu.

Soreyya:

- Này bạn, tôi trải qua hai lần chuyển hóa trong một đời người. Trước tiên tôi là đàn ông, biến thành phụ nữ giờ trở lại làm đàn ông. Ban đầu tôi là cha của hai đứa bé, mới đây là mẹ của hai đứa nữa. Bạn đừng nghĩ rằng sau khi đã trải qua hai lần chuyển hóa trong một kiếp sống, tôi bằng lòng sống đời tại gia nữa. Tôi sẽ đi tu theo Trưởng lão của tôi. Bổn phận của bạn là nuôi dưỡng hai đứa bé này. Chớ xao lãng.

Nói xong Soreyya hôn hai đứa con, ôm vào lòng và trao lại cho người cha, bước ra khỏi nhà, và trở thành tu sĩ theo Trưởng Lão. Trưởng lão thuận cho anh vào Tăng đoàn, nhận cho anh làm tròn bổn phận, dẫn anh cùng về thành Xá-vệ. Và anh trở thành Trưởng lão Soreyya[27].

Câu chuyện nêu trên có phần pha trộn giữa huyền thoại và sự thực, không những vậy, nguồn gốc của câu chuyện xuất phát từ tập chú giải kinh Pháp cú nên chỉ có giá trị tham khảo. Tuy nhiên, hai sự kiện sau đây được ghi nhận trong luật tạng Pāli (Phân tích giới tỳ-kheo – Bhikkhuvibhanga), là có cơ sở pháp lý hơn cả. Luật ghi:

Vào lúc bấy giờ, tướng trạng người nữ (itthīlingaṃ) đã xuất hiện ở vị tỳ khưu nọ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép chuyển sang (sinh hoạt) với các tỳ khưu ni (và vẫn giữ nguyên) thầy tế độ ấy, sự tu lên bậc trên ấy, các năm (thâm niên) ấy. Những tội nào của các tỳ khưu có liên quan đến các tỳ khưu ni, các tội ấy được làm cho hết tội trong sự chứng minh của các tỳ khưu ni. Những tội nào của các tỳ khưu không có liên quan đến các tỳ khưu ni thì được vô tội với các tội ấy.

Vào lúc bấy giờ, tướng trạng người nam đã xuất hiện ở vị tỳ khưu ni nọ. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, ta cho phép chuyển sang (sinh hoạt) với các tỳ khưu (và vẫn giữ nguyên) thầy tế độ ấy, sự tu lên bậc trên ấy, các năm (thâm niên) ấy. Những tội nào của các tỳ khưu ni có liên quan đến các tỳ khưu, các tội ấy được làm cho hết tội trong sự chứng minh của các tỳ khưu. Những tội nào của các tỳ khưu ni không có liên quan đến các tỳ khưu thì được vô tội với các tội ấy[28].

Từ đoạn văn nêu trên của luật tạng, đã bộc lộ rõ ràng quan điểm của Đức Phật đối với vấn đề chuyển giới, thể hiện cụ thể qua những chủ điểm quan trọng sau.

Thứ nhất, khi một vị tỳ-kheo Tăng, vì một lý do đặc thù nào đó mà chuyển thành tỳ-kheo Ni và ngược lại, thì được Đức Phật cho phép sống chung với đoàn thể Tăng, Ni tương ứng. Điều này dẫn đến một kết luận phái sinh là, một sự chuyển giới hợp pháp sẽ được Đức Phật chấp nhận.

Thứ hai, sau khi chuyển giới, vị ấy vẫn được giữ nguyên thầy tế độ, giới phẩm, thâm niên hạ lạp…. Điều đó có ý nghĩa rằng, một cá thể sau khi chuyển giới, vẫn được đảm bảo các phẩm vị cơ bản của con người theo đặc thù phái tính. Nói cách khác, cần tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với một người chuyển giới.

Thứ ba, mặc dù được chuyển giới, nhưng tội lỗi vẫn được thẩm xét theo đặc thù phái tính và căn cứ vào thời điểm chuyển giới. Trong thực tiễn đời thường, điều này có nghĩa là, tuy có sự chuyển đổi giới tính nhưng phải đảm bảo trách nhiệm cá nhân đối với những hành vi mà mình đã gây tạo, trước hoặc sau khi chuyển giới.

Như vậy, sự kiện một chúng sanh chuyển đổi giới tính là sự thực lịch sử, đươc bảo chứng từ cơ sở luật tạng khả tín, và được chính Đức Phật có những quan tâm, hướng dẫn cụ thể.

4.  Kết luận

Thành tựu của các ngành khoa học ở Ấn Độ cổ đại được lưu giữ trong những cổ thư Upaniṣads và kinh văn Phật giáo đã xác tín rằng, giới tính con người tuy được định hình trong khi mang thai nhưng thực chất có những biến đỗi linh hoạt.
Theo Vi diệu pháp (abhidhamma), giới tính con người được căn cứ vào sắc nam (purisabhāvarūpa) và sắc nữ (iṭṭhibhāvarūpa) thuộc sắc pháp (rūpadhamma). Và đã là sắc pháp, tất sẽ chịu sự tác động của nguyên lý vô thường. Chính vì vậy, khi sắc pháp biến đổi, thì giới tính của con người có khả năng thay đổi theo.

Sự biến đổi của sắc nam và sắc nữ trong khi mang thai và ngay cả lúc trưởng thành đã tạo nên những  trường hợp đặc thù về giới tính. Tuy phần lớn những trường hợp này không được xuất gia và thọ giới; mặc dù vậy, vẫn có vài trường hợp biến đổi giới tính sau khi ổn định sinh hoạt trong đời sống tăng-già.

Từ những lời dạy của Đức Phật trong luật tạng liên quan đến việc chuyển đổi giới tính của hàng xuất gia, đã khẳng định rằng, Đức Phật cho phép việc chuyển giới (transgender), và bảo đảm các quyền lợi về nhân thân cũng như trách nhiệm của cá thể này trong những mối quan hệ tương ứng.
 
Bài viết: "Quan điểm của Phật giáo về vấn đề chuyển giới (transgenderism)
Chúc Phú - Vườn hoa Phật giáo
---------------------

[1] LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender)

[2] Thirty minor Upaniṣads. Trans by K. Nārāyaṇasvāmi Aiyar. Madras: 1914.  p.117-118. Tham chiếu thêm Garbha Upaniṣad, bản Devanagari của Subhash Kak, सुभाष काक, 2006.

[3] M.Monier-Williams, A Sanskrit English Dictionary. Springfield, VA: Nataraj Books, 2014, p.523.

[4] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr. 317-318. Bản kinh tương  đương trong Hán tạng: 大正藏第 02 冊 No. 0099 雜阿含經, 卷第四十九, 一三〇〇

[5] Theo chúng tôi, có nhiều điểm tương đồng giữa kinh văn Phật giáo và cổ thư Upaniṣads về quá trình sinh trưởng của thai nhi. Hiện vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định Phật giáo tiếp biến từ cổ thư Upaniṣads hoặc ngược lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ điều này trong một chuyên khảo khác.

[6]大正藏第 11 冊 No. 0317 佛說胞胎經

[7]大正藏第 11 冊 No. 0310 大寶積經, 卷第五十七

[8]大正藏第 11 冊 No. 0310 大寶積經, 卷第五十五

[9] 大正藏第 17 冊 No. 0721 正法念處經, 卷第三十四

[10]大正藏第 25 冊 No. 1509 大智度論, 卷第四

[11] Chỉ trừ những bản kinh Đại bảo tích, Chánh pháp niệm xứ và luận Đại trí độ vừa nêu, khảo toàn bộ kinh tạng Nikāya và kinh văn Hán tạng, chúng tôi không tìm thấy bất cứ một đoạn kinh văn khả tín nào – chúng tôi nhấn mạnh - đặc tả về nguyên nhân sinh trai hay gái. Chỉ duy nhất có một đoạn trong luật Tứ-phần, phần 90 pháp đơn đề, phu nhân Mạt-lợi đặt nhiều hỏi với Đức Phật như nguyên nhân nào sinh ra người nữ, nguyên nhân nào tạo nên sự xấu đẹp, nguyên nhân nào được tôn kính hoặc ngược lại…Ngay đó, Đức Phật đã tuần tự trả lời tất cả các câu hỏi, riêng câu hỏi: Do nhân duyên nào, thọ thân người nữ (以何因緣受女人身) thì không thấy Đức Phật trả lời. Từ thực trạng xã hội trọng nam khinh nữ ở Ấn Độ cổ đại, từ những hệ quả của thuyết ưu sinh (eugenics) thảng hoặc xuất hiện ở nhiều nơi, phải chăng, việc trả lời câu hỏi nguyên nhân sinh gái hay trai không phù hợp với căn cơ và tuệ giác của chúng sanh cõi Ta-bà? Điều này, chúng tôi sẽ đề cập trong một chuyên khảo khác.

[12] Vakkalittheragāthāvaṇṇanā . Xem tại, http://tuvien.com/img/www.tipitaka.org.

[13] Kinh Tiểu Bộ, tập 2, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr. 339

[14] Kđd.

[15] Xem tại, http://tuvien.com/img/www.tipitaka.org.

[16] Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2013, tr.742-747.

[17] Cullavagga, Chương sàng tọa, Chỉ định vị phân phối sàng tọa. Tỳ-kheo Indacanda Nguyệt Thiên, dịch.

[18] Xem tại, http://tuvien.com/img/www.tipitaka.org.` Cf: Tattha paṇḍakoti āsittapaṇḍako usūyapaṇḍako opakkamikapaṇḍako pakkhapaṇḍako napuṃsakapaṇḍakoti pañca paṇḍakā. Tesu yassa paresaṃ aṅgajātaṃ mukhena gahetvā asucinā āsittassa pariḷāho vūpasammati, ayaṃ āsittapaṇḍako. Yassa paresaṃ ajjhācāraṃ passato usūyāya uppannāya pariḷāho vūpasammati, ayaṃ usūyapaṇḍako. Yassa upakkamena bījāni apanītāni, ayaṃ opakkamikapaṇḍako.

Ekacco pana akusalavipākānubhāvena kāḷapakkhe paṇḍako hoti, juṇhapakkhe panassa pariḷāho vūpasammati, ayaṃ pakkhapaṇḍako. Yo pana paṭisandhiyaṃyeva abhāvako uppanno, ayaṃ na puṃsakapaṇḍako.

[19] Luật Tứ-phần gọi là biến và giải thích: 變者, 與他行婬時失男根變為黃門. Trong xã hội ngày nay, có hai trường hợp, đồng tính nam được gọi là gay, và đồng tính nữ được gọi là lesbian.

[20] Hán tạng phiên âm Y-lợi-sa (伊利沙). Luật Tứ-phần gọi là đố và giải thích: 妬者,見他行婬已有婬心起. Theo tâm lý học lâm sàng, gọi đó là thị dâm (voyeurism)

[21] Hán tạng phiên âm Lưu-noa-bàn-gia-ca (留拏般荼迦). Luật Tứ-phần gọi là kiền (người bị thiến) và giải thích: 犍者, 生已都截去作黃門.

[22] Hán tạng phiên âm Bác-xoa (博叉). Luật Tứ-phần gọi là bán nguyệt và giải thích: 半月者,半月能男半月不能男. Nhất thiết kinh âm nghĩa, quyển 67, giải thích rõ hơn, nghĩa là nửa tháng là nam và nửa tháng là nữ. Xem, 大正藏第 54 冊 No. 2128 一切經音義, 卷第六十七. Nguyên văn: 半月作男半月作女. Hạng người tương đương trong xã hội ngày nay được gọi là song tính luyến ái (bisexual)

[23] Hán tạng phiên âm Phiến-sĩ-ca-bán-trạch-ca (扇搋迦半擇迦). Luật Tứ-phần gọi là sanh và giải thích 生者,生已來黃門. Trong thời đại ngày nay, hạng người này được xem tương đương như người vô tính (nonsexuality)

[24] Nguyên tác: 大正藏第 22 冊 No. 1425 摩訶僧祇律, 卷第二十三, 明雜誦跋渠法之一

[25] Linh sơn pháp bảo Đại tạng kinh, tập 72, luật Ma-ha-tăng-kỳ, Hội văn hóa giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, tr. 394-395.

[26] Tích truyện Pháp cú, tập 1, Viên Chiếu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2007, tr.328

[27] Tích truyện Pháp cú, tập 1, Viên Chiếu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2007, tr. 332-333.

[28] Phân tích giới Tỳ-kheo 1, Chương Pārājika thứ nhất (Paṭhamapārājikakaṇḍaṃ): Tội thực hiện việc đôi lứa. Tỳ-kheo Indacanda Nguyệt Thiên, dịch.

 

Về Menu

quan điểm của phật giáo về vấn đề chuyển giới (transgenderism) quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi transgenderism tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Gia 16 cùng trò chuyện với mc phật tử lâm ánh Nỗi bà i ï¾ å 还愿怎么个还法 khai hÓng Cơm gạo lứt trộn nấm ï¾ giá trị và nhân cách sống trong từng phúc Đâu nho ve mot mß Ấn cÃn Thích Duy Lực khi tang Những yêu thương giữa mùa mưa tháng Có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do sóng cung giao Và à đau Thái sư Lê Văn Thịnh có hóa hổ giết ân Bánh cộ hương sắc đặc trưng trên bàn hÓn niem vui va noi niem dem phap hoi hoa dang via 5 tan o thai lan Nhớ chợ hoa Hàng Lược uống nhiều trà đá gây suy thận Ä do chuyến ha duc dat lai lat ma khuyen khich an chay nhan ngay Lễ vu lan trà Šhanh thú tai sao cuoc doi co nhung kho dau học Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 65 cố đăklăk phía Phật ngọc Dâng trào lòng kính ngưỡng pháºn tôn giáo niêm bÃÆo