Bàn về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân, chúng ta thấy rằng người đời nói rất đúng Hợp tuổi ko bằng hợp tính Vấn đề hạnh phúc gia đình, cần nên cư xử tế nhị trong nhiều vấn đề, nó phụ thuộc vào cách đối đãi lẫn nhau chứ không phụ thuộc vào tuổi tác h
Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân

Bàn về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân, chúng ta thấy rằng người đời nói rất đúng: Hợp tuổi ko bằng hợp tính. Vấn đề hạnh phúc gia đình, cần nên cư xử tế nhị trong nhiều vấn đề, nó phụ thuộc vào cách đối đãi lẫn nhau chứ không phụ thuộc vào tuổi tác hay ngày giờ. Chúng ta phải nhìn nhận đúng vấn đề để không tạo nên tác nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân của bản thân hay của con cái mình.
 
Coi tuổi, ngày tháng cưới xin hẳn là tập tục, là thói quen của người xưa và người  nay cũng vậy. Coi tuổi để xem cặp đôi đó có hợp nhau về chuyện làm ăn, cách sống. Nhưng đó có phải là yếu tố quyết định đến hạnh phúc trong hôn nhân không? Đề tài Bàn về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân sẽ giúp bạn giải quyết nghi vấn này! 

Hôn nhân là sự tự nguyện đến với nhau do bởi yêu thương nhau, gắn bó với nhau, sống không thể thiếu nhau giữa hai người khác phái hoặc cùng phái. Trong đạo Phật cũng ủng hộ về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc dựa trên nền tảng đạo đức, chuẩn mực của người Phật tử tại gia. Điều đó thể hiện qua những bài kinh Đức Phật giảng dạy về nghĩa vụ của vợ chồng, cách để giữ hôn nhân bền vững. Và điều tất yếu rằng: Đức Phật không dạy bất kỳ điều nào về việc xem tuổi tác, ngày giờ hôn nhân.

Trước khi kết hôn, hai bên gia đình thường xem ngày tháng để tính đến chuyện cưới xin. Đó là hành động nhằm trấn an tâm lý của mọi người trước khi con cháu họ bước vào đời sống hôn nhân với một người khác. Đã không ít những cặp đôi yêu nhau tan vỡ và bất hòa vì việc xem bói toán tuổi tác và được phán: khắc khẩu, không hợp tuổi, hợp mệnh, xung khắc về làm ăn,…

Có thể nói đây là một trong những dạng mê tín mà người Phật tử chúng ta cần nhận dạng và đừng nên đặt nặng quá về vấn đề này để tránh gây ra những bi lụy không đáng tiếc.

Quan điểm của Phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân.

Ngoài việc chủ xướng đề cao lý nhân quả ra, Phật giáo không bao giờ chủ trương người Phật tử tin vào những điều gì khác, có tính cách tà tín, nhất là vấn đề bói toán, xem tuổi tác và ngày giờ tốt xấu để phán xét, đoán định vận mạng nơi quá khứ, hiện tại, vị lai.

Phật giáo chủ trương và luôn khuyến khích người Phật tử tin sâu lý nhân quả nghiệp báo, với mục đích là để chúng ta tìm ra nguyên nhân hình thành ác nghiệp, để từ đó tìm mọi phương cách khắc phục, hoán cải, những nhân xấu để trở thành nhân tốt. Đồng thời, cũng chuyển hóa những ác nghiệp trở thành thiện nghiệp. Có thế, thì mới cải thiện được đời sống của chúng ta ngày càng thăng hoa tốt đẹp hơn.

Theo Phật giáo, chuyện xảy ra “cơm không lành canh không ngọt” mất hòa khí trong gia đình đó không phải do tuổi tác không hợp nhau mà là do tập khí chủng nghiệp của mỗi người huân tập ở những môi trường sống khác nhau, mà người ta thường nói là tánh tình không hợp.

Khi nói tánh tình không hợp, ta phải xét tìm nguyên nhân lý do tại sao? Nếu bảo rằng, do tuổi tác, thì lẽ ra từ đầu chí cuối phải là xung khắc luôn luôn, chớ tại sao khi hợp khi khắc? Khi vui thì hợp, khi buồn thì khắc. Khi vừa ý thì hợp, khi trái ý thì khắc. Như vậy, sự xung khắc bất hòa nầy do đâu? Tại sao mỗi người không chịu tìm hiểu lại chính mình mà đổ thừa cho tuổi tác?

Mỗi người lớn lên trong từng điều kiện, môi trường giáo dục khác nhau sẽ hình thành nên lối sống và tính cách khác nhau. Không ai hoàn toàn giống ai. Chỉ hợp nhau ở một khía cạnh nào đó, như trình độ học vấn, sở thích, cá tánh… Đây mới chỉ là hợp nhau trong bước đầu. Hợp nhau trong cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Bước đầu bao giờ cũng rất là đẹp. Vì hai bên đều giữ kín những tật tánh xấu của mình. Không ai dám để lộ ra cái chân tướng của mình cho đối phương biết rõ.

Nhưng khi thành vợ chồng chung sống với nhau một thời gian, bấy giờ nó mới hiện ra rất nhiều thứ không hợp. Những thứ không hợp nầy, nó ẩn khuất tiềm tàng sâu kín, mà cả hai khó tìm thấy nhau. Nếu biết rõ nhau ngay từ lúc đầu, thì nguyện ước hôn nhân khó thành. Cho nên, cả hai đều phải che giấu.

Nhưng khi sống chung, thì biệt nghiệp cá tánh của mỗi người đều hiện rõ. Từ đó, cả hai mới nhận thấy có nhiều điểm bất đồng. Và mọi việc không còn như ý muốn ban đầu. Và cũng từ đó chiến tranh lạnh bắt đầu có cơ bộc phát.

Vậy nguyên nhân bất hòa gây ra chiến tranh nầy do đâu?

Vì cả hai không chịu tìm hiểu, bởi tìm hiểu thì mỗi người sẽ để lộ chân tướng xấu của mình ra, rồi vì bản ngã, vì tự ái, nên bây giờ chỉ còn có cách đổ thừa cho tuổi tác, cho ông tơ bà nguyệt se duyên không đúng, hay là do duyên nghiệp trớ trêu v.v… Nghĩa là phải tìm đủ mọi cách để chạy tội đổ thừa trách nhiệm cho kỳ được, chớ không ai chịu tìm hiểu lại lỗi lầm của chính mình.

Phật giáo, với cái nhìn của tuệ giác, không thể chấp nhận cho việc tránh né đổ thừa này. Thử hỏi trên đời có ai làm vừa ý mình hết không? Chính mình có đôi khi còn không vừa ý với chính mình, thì có ai mà làm vừa ý mình.

Như vậy, rõ ràng không phải do tuổi tác xung khắc mà là do nhiều yếu tố khác. Yếu tố nào gây ra sự bất hòa? Đó là điều mà người Phật tử cần phải truy nguyên tận nguồn gốc của sự bất hòa đó. Trên đời nầy, không có gì là không có nguyên nhân. Thường chúng ta hay mắc phải chứng bệnh chủ quan. Mà bệnh chủ quan là con đẻ của bệnh chấp ngã. Vì chấp ngã, nên cái gì mình cũng đúng hết. Mọi lỗi lầm đều do người kia gây ra, mà chúng ta không chịu tìm hiểu căn nguyên vấn đề của chính mình.

Cách chuyển hóa bất hòa

Muốn chuyển hóa thân tâm, từ những hạt giống xấu trở thành những hạt giống tốt, thì cần phải có trí huệ. Trí huệ hay chánh niệm rất thiết yếu trong đời sống. Khi có trí huệ hay chánh niệm kịp thời can thiệp, thì chắc chắn những hậu quả không tốt khó có thể xảy ra.

Khi sự việc xảy ra, ta phải tìm rõ nguyên nhân, chớ không nên đổ thừa bừa bãi. Tại sao phải nổi nóng gây ra mất hòa khí trong gia đình? Do nguyên nhân nào? Do tuổi tác hay do tánh nóng? Hay do những thứ gì khác, mà mình không chịu tìm ra. Tại sao mình hay đổ thừa người khác? Lý do nào mình hay đổ trút tội lỗi lên đầu người ta?

Khi hai người bất hòa, hãy bình tĩnh ngồi xuống để tư duy tìm rõ nguyên nhân trong tinh thần hòa giải, hòa hợp để tìm cách thiết lập cảm thông, chớ không nên tranh nhau ăn thua. Có tìm ra nguyên nhân, thì mới có hiểu và cảm thông nhau và từ đó mới có thể hóa giải mọi gút mắc bất hòa để rồi yêu thương quý kính nhau. Nếu thiếu hai yếu tố “Hiểu”“Thương” nầy, thì khó có thể cởi mở, hỷ xả sống chung hòa hợp với nhau được.

Mỗi người cần phải có cái nhìn sắc bén bằng tuệ giác trong việc cư xử với nhau.

Vì sống chung với nhau không sao tránh khỏi những cá tính bất đồng. Sự bất đồng đó, muốn dung hợp được, chỉ có một nhịp cầu duy nhất nối liền hai đầu lại với nhau, đó là “Hiểu”“Thương”. Có hiểu và thương thì mới có tương kính và nhường nhịn nhau. Thiếu nhịp cầu nầy, thật khó có sự cảm thông.

Không cảm thông nhau, rất khó hòa hợp. Vì có tìm hiểu tánh tình, sở thích, và những cá tánh dị biệt khác, thì mới cảm thông và thương yêu nhau hơn. Từ đó mới có thể chuyển hóa mọi mâu thuẫn, xung khắc bất đồng cùng chảy về một dòng suối yêu thương và hạnh phúc. Có thế, thì người Phật tử mới có kỳ vọng xây dựng vững chắc được mái ấm hạnh phúc gia đình.
 
Châu Thanh Thùy - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

quan điểm của phật giáo về vấn đề hợp tuổi nhau trong hôn nhân quan diem cua phat giao ve van de hop tuoi nhau trong hon nhan tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất dép 真言宗金毘羅権現法要 Những ngón chân đóng phèn của chị chương bốn pháp 不空羂索心咒梵文 nguoi yeu rot cuoc la ai bói nuong theo hanh nghuyen cua ngai to su hue dang de Đổ nghiệp 正信的佛教 thả đừng hiểu đạo phật như là một tôn Ti đức phật dạy về nhân quả đẹp 白骨观 危险性 háºnh Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ 22 Mở đa chua dich long thé y nghia cua tu chanh can thương ДГІ ç Š vượt lâm that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi Chạm 간화선이란 Âm Nấu món chay trong chánh niệm đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm tái ï¾å diem den tam linh vung dat mo giïa ngồi triet hoc phat giao Thiên Kinh hà n ón phap ai cũng có một thời tuổi trẻ chiều hay song chu dung ton tai phat dao duong giai thoat su dan sinh cua duc phat chi trong mot chop mat Æ chữa Pho tượng như người thật ở chùa Quán 天地八陽神咒經 詞典 çŠ Phật giáo HÃy î ï niệm 首座 泰卦 thiền Khánh Hòa Lễ húy nhật Hòa thượng chồng テ