Ẩn giấu sau tấm áo cà sa một trái tim nồng nhiệt và một hoài bão lớn, Vạn Hạnh ngày đêm trăn trở, lo nghĩ trước vận mệnh của Đại Việt, không bỏ qua bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào có thể có ích cho dân cho nước và cho mai hậu.

Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long

Câu chuyện này xảy ra thấm thoát đã hơn 1000 năm. Xin bạn đọc đừng quên, thời ấy người ta còn thích đẩy mọi sự vào cõi lung linh, mù mịt của thần thoại cùng truyền thuyết và tin rằng vận mệnh của một quốc gia hay của một con người luôn tùy thuộc vào những ngôi sao “chiếu mệnh” nằm đâu đó trên trời, thậm chí còn do các “thế đất” quyết định.

Thăng Long xưa phát khởi từ truyền thuyết, vững đến muôn đời (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)

Thăng Long xưa phát khởi từ truyền thuyết, vững đến muôn đời (Ảnh: vietnam.vnanet.vn)


Chuyện đời không vô nghĩa

Hơn nữa, hồi đó các nhà sư nước ta dù thuộc nhiều hệ phái khác nhau nhưng đều chịu ảnh hưởng khá nặng của Mật Giáo, nên rất coi trọng việc nghiền ngẫm các “sấm ngôn” và thuật phong thủy cùng các pháp môn ma thuật từ các lễ nghi thờ phượng đến phép yểm bùa… Cũng theo Mật giáo, hành giả cần phải giữ sự bí mật của thân thể (thân mật), sự bí mật của ý tưởng (ý mật) và sự bí mật của ngôn ngữ (ngữ mật).

Muốn giữ “thân mật”, hành giả phải “bắt ấn”, muốn giữ “ý mật”, phải thực hành “tam muội”, muốn giữ “ngữ mật” thì phải đọc thần chú hay còn gọi là “đà la ni” có nghĩa là “tổng trì”. Khi Mật giáo truyền sang nước ta, thần chú chỉ được phiên âm qua tiếng Hán chứ không dịch nghĩa, vì vậy hành giả phải đọc “đà la ni” bằng nguyên văn tiếng Phạn.

Vào đầu thế kỷ X, bài thần chú “đại bi tâm đà la ni” được các thiền sư coi trọng nhất. Sau này có thiền sư ngày ngày trì tụng bài thần chú ấy đủ mười vạn tám nghìn lần. Khi cần cầu mưa hay chữa bệnh, các thiền sư cũng thường đọc “đại bi tâm đà la ni”. Mặt khác, các nhà tu hành chịu ảnh hưởng Mật Giáo thường không có thái độ coi khinh chuyện đời như là một cái gì vô nghĩa, không đáng được để tâm đến.

Nhiều vị sư tăng đã tham dự khá tích cực vào cuộc sống, tất nhiên không hăng hái quá mức như Pháp sư Bai-ra-va-nang-đa đã hát trong một vở tuồng Ấn thịnh hành vào năm 900 sau công nguyên:

"Hãy quẳng kinh điển xuống địa ngục

Thầy tôi đã miễn cho tôi việc tu tập thiền định

Với rượu và đàn bà chúng ta sẽ đi rất xa

Còn về giải thoát,chúng ta nhảy múa hân hoan!

Nàng phù thủy trẻ và kiêu hãnh,tôi dẫn nàng đến trước bàn thờ

Tôi ăn thịt béo ngon, tôi uống rượu mạnh

Người ta cúng dường tất cả những thứ đó-với một cái chăn trên giường

Ai có thể tưởng tượng nổi một tôn giáo tuyệt vời hơn?"

Lưu ý vài nét sơ lược như vậy về một số đặc điểm của nền “văn hóa thần bí” Đông Phương, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy sư Vạn Hạnh đặc biệt để mắt đến ngôi chùa nhỏ Minh Châu và những gì người ta thêu dệt quanh cái số phận siêu việt của nó. Chính vì thế, nhà sư đã cùng anh trai mình (sư Lý Khánh Văn đang tu tại chùa Cổ Pháp) đến thuyết giảng ở chùa Minh Châu.

Và tại đây, họ đã dẫn mạch, giúp người thủ hộ chùa tên là Phạm Thị Ngà đặt mộ cha mẹ để sau này có con lên ngôi thiên tử. Giữa lúc đó, Phạm Thị Ngà chưa có chồng mà có mang! Lập tức những lời đàm tiếu dị nghị rộ lên…

Dù là những truyền thuyết
  Có tin đồn, Phạm Thị khai với thầy trụ trì rằng: Tôi nằm ngủ mát, tối thầy chạm chân mà có mang! Chuyện này gợi cho người ta nhớ đến giai thoại ở làng Dâu thuộc Luy Lâu, thiền sư Khâu Đà La tình cờ bước ngang qua người cô gái Man Nương đang nằm ngủ bên ngưỡng cửa khiến Man Nương thụ thai, sau đó đẻ ra một cô con gái gửi trong gốc dung thụ và Man Nương đăng quang ngôi Phật Mẫu.

Những người khác lại quả quyết, Phạm Thị đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng người thần tiếp xúc mà có con! Cũng không ít kẻ xầm xì rỉ tai nhau rằng, chính nhà sư Vạn Hạnh đích thực là cha của đứa trẻ đang nằm trong bào thai của Phạm Thị!

Hơn ai hết, Thiền Ông hiểu người học trò ruột của mình. Đó là một người uyên bác, nắm vững những tri thức tinh hoa của Nho - Lão - Phật, tính cách cực kỳ thâm trầm, mạnh mẽ, ẩn giấu sau tấm áo cà sa một trái tim nồng nhiệt và một hoài bão lớn.

Vạn Hạnh ngày đêm trăn trở, lo nghĩ trước vận mệnh của Đại Việt, không bỏ qua bất cứ chuyện nhỏ nhặt nào có thể có ích cho dân cho nước và cho mai hậu. Vì những lẽ đó, Thiền Ông khuyên Vạn Hạnh tạm lánh xa quê nhà và chùa Lục Tổ ít lâu, đợi cho mọi thứ nguôi ngoai dần. Đấy chính là nguyên do khiến nhà sư xuống núi…
Và cuộc hành trình của Người liên quan đến việc ra đời của nhà Lý và kinh đô Thăng Long thế nào, xin mời quý bạn chờ 0 giờ thứ 6 tuần sau...


Thăng Long, 0 giờ ngày thứ Sáu 17.7.2009

Nguyễn Khắc Phục (bee.net)


Về Menu

Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long

chương ix sơ thám về huệ lâm và quân Vạt nắng chiều tỏa hương độc phat giao ton giao cho tat ca moi nguoi nhan via bo tat quan the am 19 Nguy cơ ung thư đối với trẻ thụ Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông nhan qua bao ung am Đại nguyễn Vitamin và khoáng chất đừng để thiếu tuc tính nhân bản của luật nhân quả nhung dieu phai nu can biet khi di tram tu nháº ï¾ å gáŸi TẠvi sao chung ta so toi phuoc tông Vấn bán neu tri tue khong co dao duc soi vết thương tỉnh thức trịnh công mẹ loi ich cua viec xuat gia gieo duyen nen kinh lòng ham muốn dẫn đến đau khổ Chùa Xuân banh hoàn xuan Sức mạnh của sự vui sống thiền Ngọn lửa Quảng Đức ДГІ an chay de lam giam su nong len toan cau im lang cận thị Pho tượng như người thật ở chùa Quán tai sinh y nghia cua su giac ngo hoi đừng the nao la luan hoi sau cái chết thần thức sẽ đi về đâu sau cái chết thần thức sẽ đi về đâu ton giao o viet nam