Sắc thân, cảnh vật, cảm xúc, nhận thức, suy tư và phân biệt chỉ có trong một giai đoạn nào đó của hợp duyên qua lộ trình nhân quả sinh trụ dị diệt mà thôi nên gọi là không thực ngã, không thực tánh
"Sắc – Không" trong Tâm kinh qua Trí Tuệ Bát Nhã

.


Trên đỉnh cao của tâm thức suy tư quán triệt về thân phận con người và thế giới ngoại tại vẫn còn triền miên mỗi ngày càng mở rộng, mỗi ngày một khám phá mới.

Nhận thức xưa nay về con người qua cái nhìn tổng thể, như một tổng hợp của "ngũ uẩn" (sắc thọ tưởng hành thức). Sắc như thế giới ngoại tại và tự thân con người bao gồm đất nước gió lữa không, còn thọ tưởng hành thức như tính sinh động con người gồm buồn vui, tư tưởng, vận hành tâm tư và nhận thức.

Khi còn nhận thức trong thế giới đối đải có không, sanh diệt, dơ sạch, tăng giảm v.v. . là còn sống trong khổ dau muôn màu.

Vậy nhận thức như thế nào về có và không để nhận diện và vượt qua khổ ách trùng trùng miên viễn hiện hữu trên hành tinh này ?

Vô thường là lẽ hiển nhiên : con người sanh lão bệnh tử. Thế giới chung quanh và vạn vật thành trụ hoại không hay sanh trụ dị diệt . Tất cả đều theo diễn biến bởi duyên mà thay đổi theo định luật nhân quả nên con người hiện hữu theo nghiệp lực ở trong giai đoạn định hạn của chu trình nhân quả qua hợp duyên, nên không có thực ngã còn gọi là vô ngã, cũng thế ở thọ tưởng hành thức sinh động phát khởi cũng không có thực tánh.

Ngài Quan Thế Âm tham thiền thẩm thầu phát sinh trí tuệ nhận thức chính thân này do hợp duyên và cảm xúc, tư tưởng, hành hoạt tâm tư cùng nhận thức cũng theo một tiến trình bởi nhân quả duyên sanh nên Ngài vượt qua uẩn khúc của có và không.

Thể nghiệm tự thể bản Tâm kinh đã chứng minh hùng hồn, từ hạ tầng đến thượng tầng của cảnh vật và tâm thức qua lộ trình chứng nghiệm rất rõ ràng :

.

Ranh giới và định vị của mắt tai mũi lưỡi thân nhận thức tiếp xúc cảnh vật, âm thanh, hương vị, chạm xúc, cảnh tượng phát sinh phân biệt của sáu thức cũng trong chu trình giai đoạn bởi duyên sinh nên có hạn định, nên gọi không thực thể, không thực tánh.

Biến chuyển thay đổi yếu tố và diều kiện của mỗi vật thể đều có tương quan tương duyên tương tức lẫn nhau cái này có trong cái kia trong trắng có đen trong đen có trắng, trong tăng có giảm, trong sinh có diệt, trong sạch có dơ hoặc ngược lại. Sự tương duyên tương sinh tương tức này qua lộ trình thành trụ hoại không, nên gọi là không thực thể, không thực tướng.

Tứ Đế là đạo lý căn bản khổ tập diệt đạo nghe mà ngộ đạo của hàng Thanh văn : đây là khổ, đây là nguyên nhân gây ra đau khổ của con người, để thăng tiến qua đoạn đường trầm luân này Tứ Đế đưa ra niềm an vui cảnh giải thoát cần phải hành trì để đạt đến an lạc thật sự. Kinh Pháp Hoa ví đây là phương tiện huyền xão, vậy đạt rồi thì không bám víu.

Thập nhị nhân duyên là giáo lý cho hàng Duyên Giác nghe mà tự quán triệt từ vô minh đến sinh lão tử diệt là bước tiến không dừng chân, bởi đây là duyên khởi hay duyên diệt nên quá trình tu tập còn vi tế pháp chấp cũng cần cỡi bỏ vượt qua.

Con đường Lục độ, Trí huệ cuối cùng để đạt được là lý tưởng của Bồ tát đạo qua một quá trình tới đỉnh để vượt qua, chỉ còn nhảy hay phóng khỏi đỉnh của Trí huệ để về được đến Nhà.

Thong dong tự tại trên thuyền Bát nhã quán sát không thời gian ảnh hiện không có thực tánh toàn triệt mà đợi chờ rơi rụng không e dè hay ngại ngùn đến khi công thành danh toại dù phải đợi chờ đến khi Phật Di Lặc ra đời dưới cội Long Hoa cũng nên đợi chờ, còn không thì im lặng mĩm cười như đức Thế Tôn giơ cành hoa sen mà trong đạo tràng hội Linh sơn không một ai hiểu chỉ trừ ngài Ca Diếp thấu triệt mĩm cười : "Phật yên lặng trao y bát pháp tạng cho Ngàỉ".

Quá siêu việt nên ví như thần chú lớn cho hành giả mới phát tâm bồ tát mà giữ tâm không cho vọng tưởng điên đảo thất thoái đạo nghiệp. Ví như bản văn trong sáng cho hành giả nghe pháp căn bản hướng đến an vui giải thoát. Ví như pháp tu cao cả khi quán triệt toàn thể pháp duyên sinh hướng đến an vui giải thoát tự thân và ví như sự im lặng không còn gì để so sánh như bậc Bồ tát thệ nguyện chưa độ hết chúng sanh thệ không thành Phật như Bồ tát Địa Tạng hay lòng từ bi lớn của Bồ tát Quan âm lắng nghe cứu khổ chúng sanh.

Chỉ khi nào nhận thức "Tánh Không" toàn triệt thì mới thật hết khổ :

"Là lời chân thật không ngoa

Hãy nghe rõ hãy nghĩ xa không này

Hãy hành pháp tạng không đây

Hãy cùng thể nghiệm không này vượt qua"
 


Về Menu

gieo nhan nao gat qua Tu hành trong mùa Vu lan ngậm ngùi ưng dương bên Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh tinh VÃƒÆ hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm 13 triết lí nhân sinh nhất định phải Kinh Kim cang Hòa Thượng Đạt Bổn và Chùa Kim Chương giận mà chi ta ơi ï¾å 5 chua quan am 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật thông Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa xin danh ba phut de suy ngam mot cau tình yêu là đem không gian đổi lấy Người thầy vỡ lòng ç Thở để chữa bệnh tu phật 白佛言 什么意思 Thịt đỏ chùm thơ bông xã muộn phiền của hiểu đăng đàn thọ giới bồ tát yêu thương ai thì phải giúp người ta phổ môn chiều thứ sáu Ð Ð Ð chua chau lam Công tu phước và tu huệ Tuyệt nhân tướng chùa đồng Hớn hở tìm nhau lÙi hạnh Bồi pháp môn dựa trên nền tảng tự lực thien la song tinh thuc trong tung phut giay phần mở đầu Niå³ å ˆ Trái thơm ăn ngon và nhiều dưỡng chất 泰卦 Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm vÁ chùa Vị Hòa thượng cúng chùa ở Đài Loan wat lan kuad Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến lấy y nghia cua cong duc va phuc duc sắc nha van leo tolstoy va dao phat Nguyễn y nghia dang huong trong nha phat va cac ton giao trai tim bat diet cua bo tat thich quang duc hien Các loại thực phẩm có lợi và hại cho clip cuộc đời thánh tăng ananda phần 4 tang da co nang khong nhá kinh điển phật giáo nguyên thủy