Trích dẫn kinh điển Bản Anh Ngữ Taming the Mind Discourses of the Buddha , Edited by Buddhist Publication Society, Wheel Publication No 51, Kandy, Sri Lanka 1995 Tham khảo Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Sanh Tâm Vô Trú (Sách) - Phần 4

Trích dẫn kinh điển Bản Anh Ngữ: "Taming the Mind - Discourses of the Buddha", Edited by Buddhist Publication Society, Wheel Publication No. 51, Kandy, Sri Lanka (1995) Tham khảo: Đại Tạng Kinh Việt Nam, Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt.

1.- Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm không được điều phục. Tâm không được điều phục, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn.

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm được điều phục. Tâm được điều phục, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn.

3. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm không được hộ trì. Tâm không được hộ trì, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn.

4. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm được hộ trì. Tâm được hộ trì, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn.

5. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm không được phòng hộ. Tâm không được phòng hộ, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn.

6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm được phòng hộ. Tâm được phòng hộ, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn.

7. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm không được bảo vệ. Tâm không được bảo vệ, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn.

8. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm được bảo vệ. Tâm được bảo vệ, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn.

9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ. Tâm không được điều phục, không được hộ trì, không được phòng hộ, không được bảo vệ, này các Tỳ-khưu, đưa đến bất lợi lớn.

10. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn, này các Tỳ-khưu, như tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ. Tâm được điều phục, được hộ trì, được phòng hộ, được bảo vệ, này các Tỳ-khưu, đưa đến lợi ích lớn.

[Tăng Chi 1.10]

Sự lý nhân duyên quả báo rất phức tạp, hơn nữa nó liên hệ cả ba đời. Chúng ta chỉ cần để tâm quan sát, sự thật này có thể thấy trước mắt. Cho nên, không phải là không có quả báo, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi.

Gần đây, ở phương Tây cũng như phương Đông, có rất nhiều người dùng phương pháp khoa học để chứng minh rằng con người có kiếp trước. Có kiếp trước đương nhiên có kiếp sau. Từ xưa đến nay, Đông cũng như Tây, có rất nhiều phương pháp phán đoán tướng mạng, căn cứ vào khoa toán số, suy luận ra số phận cuộc đời của một cá nhân nào đó sẽ được giàu sang hay bần cùng, gặp phước hay họa...

Không những người ta chỉ căn cứ vào lý luận, mà còn căn cứ vào sự thật thực tế. Từ cá nhân, gia đình, cho đến xã hội, những thay đổi, tốt xấu, họa phước, đều có thể dự đoán một cách dễ dàng. Tuy nhiên, dù cố gắng đến bao nhiêu, những lý giải rõ ràng, chính xác đến đâu, cũng không thể bằng những lời đức Phật dạy được ghi chép lại trong ba tạng kinh điển.

Những gì đức Phật dạy cho chúng đều được Ngài nhận thức bằng hiện lượng, không phải như những suy đoán của người đời. Người đời căn cứ vào phương pháp lý luận và số học, đó là những nhận thức tỷ lượng. Nhận thức hiện lượng có được nhờ thiền định sâu sắc.

Lấy công phu thiền định để khám phá không gian, cho nên có thể thấy được quá khứ, hiện tại, vị lai bằng chính con mắt trí tuệ của mình. Chư Phật và Bồ tát có được năng lực này. Đức Phật dạy chúng ta, nếu như có thể tu tập thiền định, thì có thể khôi phục lại tự tánh bản tâm thanh tịnh của mình, chúng ta cũng có được năng lực ấy.

Đức Phật cho rằng, năng lực ấy vốn là bản năng của tất cả chúng sanh. Chỉ vì chúng ta đã đánh mất bản tâm thanh tịnh, cho nên năng lực ấy tạm thời bị những thứ vọng tưởng, chấp trước... che lấp, làm cho nó không thể biểu hiện được. Chỉ cần chúng ta dập tắt vọng tưởng, bỏ tâm tham muốn, thì năng lực ấy tự nhiên được khôi phục, và chúng ta cũng có thể thấy được sự thật chân tướng của vũ trụ và nhân sinh.

Chỉ khi nào có trí tuệ giác ngộ triệt để con người mới có khả năng nắm vững vận mệnh của mình, mới có thể hiểu biết một cách chính xác về mối quan hệ nhân quả giữa con người với sự vật, hiện tượng, mới thấy được giữa thế giới và tất cả mọi loài chúng sanh có sự tương quan mật thiết đến mức độ nào. Bỏ qua những xung đột không cần thiết, sẽ đạt được một cuộc sống cùng tồn tại, cùng phát triển, hạnh phúc, an lạc mỹ mãn.

Đây không phải là điều mê tín, mà là trí tuệ chân thật, là điều mà trong tâm niệm của một người học Phật luôn mong cầu và hy vọng đạt được. Nhưng tại sao rất nhiều người học Phật không đạt được nguyện vọng này?

Bởi vì đã dùng cái tâm phan duyên, tức là cái tâm theo ngoại cảnh. Chúng ta mỗi niệm đều mong cầu, mỗi niệm đều hy vọng đạt được, tâm niệm này chính là cái tâm phan duyên. Chính cái tâm niệm này đã làm chướng ngại. Cho nên, chúng ta có nguyện, có cầu, nhưng không nên có tâm cầu nguyện (sự chứng đắc), điều này chúng cần phải hiểu rõ.

Từ bỏ tất cả mọi tâm niệm mong cầu, phan duyên, thì tâm của chúng ta mới thanh tịnh. Tâm đã được thanh tịnh thì tự nhiên trí tuệ chân thật phát huy tác dụng, khi ấy không có điều gì là không biết, không năng lực nào mà không đạt được, như vậy mới có thể giải quyết được vấn đề sanh tử luân hồi. Giống như trong kinh Kim Cương đã nói, là phải lìa tứ tướng(1).

Những nguyện cầu, mặc dù trong nhà Phật thường nói hữu cầu tất ứng, nhưng những điều mong cầu phải như lý, như pháp. Như lý như pháp thì trong kinh Kim Cương đã dạy rất rõ, rất đơn giản, dễ hiểu, đó chính là "không bị vướng kẹt vào hình danh sắc tướng, như như bất động". Đó chính là "đừng ở vào bất cứ chỗ nào mà sanh tâm ra". Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chỉ cần sống với một pháp như vậy thì tự nhiên có được tự do lớn, giác ngộ viên mãn.

Cái khó nhất của vấn đề học Phật là ở chỗ này: chúng ta luôn có tâm phân biệt, có tâm chấp trước, cho nên rất khó có thể buông bỏ tất cả một cách triệt để, đây là chướng ngại căn bản nhất của người tu. Chúng ta phải nhận thức và hiểu rõ điều này để quyết tâm buông bỏ.

Một khi chướng ngại đã được dẹp bỏ thì những điều chúng ta kỳ vọng tự nhiên hiển hiện trước mắt. Công đức và lợi ích không thể nghĩ bàn. Những lời đức Phật dạy mỗi câu mỗi chữ đều chân thật. Cho nên, đến hôm nay chúng ta cũng có thể tu tập và thân chứng được. Đây gọi là "tín, giải, hành, chứng" (tin, hiểu, thực hành và chứng đắc).

Trong kinh Quán vô lượng thọ Phật đức Thế Tôn có nói đến Tịnh nghiệp tam phước(1). Ba điều này gồm mười một câu kinh, không chỉ là những điều tu học căn bản của tông Tịnh độ, mà còn là cơ sở tu học trong tất cả các pháp môn của Phật giáo đại thừa. Cho nên, trong phần tổng kết đức Thế Tôn nói: "Tam phước là cái nhân chính trong sự nghiệp tu tập của ba đời chư Phật".

Câu kinh này đã quá rõ ràng, ba đời chư Phật là chỉ cho tất cả những người tu tập thành Phật trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đương nhiên, không chỉ một pháp môn Tịnh độ này, mà bao hàm tất cả các pháp môn, đều lấy tam phước làm cơ sở tu hành. Do đó, đây là ba điều vô cùng quan trọng.

Nay chỉ nói một điều căn bản nhất trong ba điều, một câu quan trọng nhất trong mười một câu, đó là "hiếu dưỡng phụ mẫu". YÙ nghĩa của câu kinh này vô cùng sâu rộng. Nội hàm của nó là chỉ cho "toàn thể tâm tánh". Chúng ta thường nghĩ rằng, hiếu dưỡng phụ mẫu là chỉ cho cha mẹ sanh ta trong đời này, ý nghĩa đó thật là hạn hẹp, hiểu biết đó thật là phàm phu!

Trong giới kinh đại thừa, chẳng hạn như "Phạm võng Bồ Tát giới kinh" mà mọi người thường tụng, đức Thế Tôn dạy chúng ta cần phải hiếu thuận với tất cả sư tăng, phụ mẫu. Kinh nói: "Hết thảy người nam là cha ta, hết thảy người nữ là mẹ ta". Quý vị thử suy nghĩ câu kinh này, há không phải là tánh đức tròn đầy đó sao! Đức Phật nói như vậy là ý gì?

Đức Phật đã thấy được chân tướng sự thật trong mười pháp giới, thấy rất rõ ràng. Chúng sanh trong mười pháp giới từ vô lượng kiếp đến nay đã từng làm cha mẹ, con cái, anh em, quyến thuộc của nhau. Cho nên hiếu dưỡng cha mẹ có phạm vi rất rộng. "Cha mẹ" bao gồm, "trên từ chư Phật, dưới đến tất cả chúng sanh", đây mới gọi là tận hiếu. Trên đây là theo sự mà nói.

Theo lý mà nói, đặc biệt là đối với chữ hiếu (孝) của người Trung Quốc, được cấu tạo bởi bên trên là chữ lão (老), bên dưới là chữ tử (子), hai chữ lão là già, tử là con, là trẻ hợp lại mà thành chữ hiếu. Điều đó có nghĩa, lão là trước một đời, tử là sau một đời, đời trước và đời sau là một thể thống nhất, tức là một. Mà đời trước còn có đời trước nữa, tức là quá khứ chẳng có khởi đầu; và đời sau còn có đời sau nữa, tức là vị lai chẳng có kết thúc.

Điều này có nghĩa từ vô thuỷ đến vô chung đều cùng một thể thống nhất, hay nói cách khác tổ tiên ông bà quá khứ và con cháu tương lai đều có mặt trong bản thân mình. Nghĩa lý này há chẳng phải đã nói lên hiếu là toàn thể chân như tự tánh sao!

Do đó, trong nhà Phật, Thiền tông nói minh tâm kiến tánh, Tịnh độ tông nói nhất tâm bất loạn, thực chất là đem chữ hiếu này ra thực hành đến chỗ viên mãn. Thực hành chữ hiếu đến chỗ gọi là tận hiếu, thì đó chính là minh tâm kiến tánh hay nhất tâm bất loạn, cũng gọi là viên mãn thành Phật.

Cho nên, nói rằng Đẳng giác Bồ Tát vẫn còn có một chút vô minh chưa phá trừ, tánh đức vẫn còn bị khuyết một phần nên chưa đạt được viên mãn, đó là vì chữ hiếu chưa tròn vậy (tức là chưa cứu độ được hết chúng sanh). Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của câu kinh này thì mới có cơ sở để tu hành thành Phật.

"Tịnh nghiệp tam phước" tổng cộng có 11 câu kinh, thì câu kinh này là căn bản nhất, mười câu sau là những phương pháp tu tập để hoàn thành mục tiêu câu kinh thứ nhất. Cho nên, "hiếu dưỡng phụ mẫu" là cương lãnh, là cái nhân chính để tu tập chứng quả.

Học tập Phật pháp không thể không đem câu kinh "hiếu dưỡng cha mẹ" ra giảng cho rõ ràng để thực hiện trong cuộc sống hằng ngày. Hiếu dưỡng cha mẹ phải bắt đầu từ đâu? Từ chỗ hiếu kính cha mẹ hiện tại. Hiếu là lý, dưỡng là sự.

Lý không thể tách rời sự, sự không thể tách rời lý, lý sự là một, là nhất như. Về mặt hiếu sự, chúng ta phải tận tâm tận lực cung cấp cho cha mẹ những vật chất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, để cho cha mẹ không bị thiếu thốn mọi thứ. Ngoài ra, chúng ta còn phải thể hiện hiếu dưỡng cha mẹ bằng tâm, bằng ý, chứ không phải chỉ cho cha mẹ vật chất là đủ. Nếu như chúng ta làm cho cha mẹ buồn phiền, thất vọng, thì đó là bất hiếu.

Chẳng hạn như chúng đang học trong trường này, nếu như học không tốt, không giữ kỷ luật, không kính thầy tổ, không quan tâm giúp đỡ bạn bè, không tôn trọng bạn học, làm cho cha mẹ buồn phiền, đó là bất hiếu.

Ở trong gia đình, nếu anh chị em bất hoà, khiến cho cha mẹ lo lắng buồn phiền, đó là bất hiếu. Ở ngoài xã hội, chúng ta không làm việc chân chính, không nỗ lực, không tôn trọng thủ trưởng, lãnh đạo, không hỗ trợ hợp tác với đồng nghiệp, làm cho cha mẹ buồn phiền, thất vọng, đó là bất hiếu.

Chúng ta học Phật mà làm trái lời Phật dạy, không nỗ lực tu hành để được chứng quả, đó cũng là bất hiếu. Nói tóm lại, những điều vừa nêu trên đều nằm trong phạm vi chữ dưỡng. Phạm vị chữ dưỡng cũng vô cùng sâu rộng, chúng ta phải hiểu cho thấu đáo để tận tâm tận lực thực hiện cho được.

Một khi lý đã thông suốt, sự đã thực hiện tận tâm tận lực, thì công đức viên mãn. Gia cảnh nghèo khó thì hiếu dưỡng trọn vẹn theo cảnh nghèo khó; gia cảnh giàu sang thì hiếu dưỡng theo cảnh giàu sang. Cho nên, công đức viên mãn của chữ hiếu không kể là giàu sang phú quý hay bần hàn cơ cực, không kể già trẻ, trai gái, tất cả mọi người ai nấy đều có thể thực hiện đến chỗ viên mãn.

Dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta đều có thể dùng tâm chân thật, tâm thanh tịnh, tâm cung kính, tâm từ bi nỗ lực tu hành, thực hiện đến chỗ viên mãn. Vì vậy, tất cả ở chữ tâm, nếu tâm không chân thành, không thanh tịnh, không cung kính, thiếu từ bi thì không bao giờ thực hiện hiếu dưỡng đến chỗ viên mãn.

Ngoài hiếu dưỡng cha mẹ, "tam phước" còn biểu hiện cụ thể trong cuộc sống hằng ngày với 10 câu còn lại sau: "phụng dưỡng thầy tổ, tâm từ không sát hại, tu mười thiện nghiệp, thọ trì tam quy, giữ đủ các giới, không phạm oai nghi, phát tâm bồ đề, thâm tín nhân quả, tụng đọc kinh điển Đại thừa, khuyên người tinh tấn".

Mười câu này nếu không nỗ lực ứng dụng vào thực tiễn thì hiếu dưỡng không trọn vẹn. "Tịnh nghiệp tam phước" nếu không được nhận thức tu tập, thì dù thực hành theo pháp môn nào cũng khó thành tựu.

Bởi vì, ba điều này là nhân tố chính trong sự nghiệp tu tập của ba đời chư Phật. Do đó, người Phật tử nhất định trước hết phải học tập và thực hành tịnh nghiệp tam phước, rồi sau mới tham thiền nhập định, niệm Phật mới được nhất tâm, mới được vãng sanh thấy Phật.

Trong kinh điển chúng ta thấy đức Phật diễn tả cảnh sống của chúng sanh trong mười pháp giới, lục đạo rất rõ ràng. Ngài còn cho biết mối quan hệ nhân quả của những chúng sanh ấy rất minh bạch.

Trong các sách vở của người xưa, đặc biệt bộ luật ký, cũng có ghi lại mấy mẫu chuyện nhỏ về nhân quả báo ứng rất rõ ràng. Hơn nữa, ngay cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng chứng kiến không biết bao nhiêu sự thật nhân quả báo ứng, bản thân tôi cũng đã từng mắt thấy, tai nghe, đích thực là nhân duyên báo ứng một sợi lông, mảy bụi không thể sai được.

Tuyệt đối đừng nhìn thấy một vài người làm việc tốt mà không được quả báo tốt; một số người làm việc ác mà không thấy bị quả báo ác, liền cho rằng không có chuyện nhân duyên quả báo, rồi không tin, lại cho rằng mê tín, nhạo báng, đó là một nhận thức sai lầm lớn.

Sự lý nhân duyên quả báo rất phức tạp, hơn nữa nó liên hệ cả ba đời. Chúng ta chỉ cần để tâm quan sát, sự thật này có thể thấy trước mắt. Cho nên, không phải là không có quả báo, chỉ là thời gian chưa đến mà thôi.

Đời nay làm việc ác mà vẫn hưởng được giàu sang phú quý là do phước báo đã tu tập đời trước chưa hưởng hết; đời nay làm việc ác nhưng quả báo ác chưa thành thục.

Đời nay tâm tánh nghĩ điều thiện, làm việc thiện, mà vẫn bị nghèo khó bần cùng, cuộc sống vô cùng khốn khổ, là do đời trước họ không gieo trồng nhân thiện đời nay phải trả; dù hôm nay có nghĩ điều thiện làm việc thiện nhưng quả báo thiện chưa thành thục.

Việc này nếu như để tâm quan sát thì không khó hiểu lắm. Sự thật này người xuất gia cũng không ngoại lệ. Trong cuộc đời tôi có gặp hai ba người bạn, tu hành rất nghiêm chỉnh, giữ giới rất nghiêm, công phu cũng không có gì sai sót. Nhưng trong quá khứ đã tạo một tội rất nặng, quả báo y nhiên không thể tránh khỏi. Vì đã tạo nghiệp quá nặng, nên dù công phu tu tập rất nghiêm mật mà vẫn không thể bù đắp lại lỗi lầm, do đó trong cuộc sống tu tập bị không biết bao nhiêu là bệnh tật dày vò, không thể tu hành tự tại được.

Bởi vậy, việc ác dù rất nhỏ cũng có quả báo xấu; việc thiện dù rất nhỏ cũng có quả báo tốt đẹp. Tuyệt đối không nên "vì việc thiện nhỏ mà không làm, thấy lỗi nhỏ mà phạm".

Như vậy mới tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Đối với chân tướng sự thật trong lục đạo, mười pháp giới đã hiểu rõ ràng, nhận thức đúng đắn rồi, thì mỗi khi khởi tâm động niệm, nói năng, tạo tác, tự nhiên chúng ta biết kiềm chế lại.

Người xưa có câu "trên đầu ba thước ắt có thần minh". Câu nói này rất chân thật, không phải là hư vọng. Người xưa đã nói câu gì thì nhất định là đúng sự thật. Cuộc sống hôm nay khốn khổ, tuy có tâm tốt, làm việc thiện, nhưng không được như ý, thì nên biết rằng, quả báo mà chúng ta đang gánh chịu hiện nay là do cái nhân đã tạo trong quá khứ. Do đó, đừng vì những việc thiện mình làm hôm nay chưa có kết quả tốt thì thối tâm, mất niềm tin.

Cũng đừng nên nhìn thấy người ta làm điều ác mà vẫn được giàu sang phú quý thì làm theo. Nên nhớ rằng, hôm nay người ta giàu sang phú quý là do người ta hưởng phước đời trước. Vì vậy, chúng ta không nên ngưỡng mộ người giàu sang, cũng không nên mặc cảm tự ti bản thân mình, mà điều quan trọng nhất là phải phấn chấn tinh thần, thâm tín lời Phật dạy, thâm tín nhân quả, bỏ ác làm lành, chân thành niệm Phật, cầu nguyện được vãng sanh Tịnh độ. Sống được như vậy thì không gì so sánh bằng. Một mai nhất định công đức, quả báo không thể nghĩ bàn.

19

Chế độ xã hội ngày xưa với ngày nay không giống nhau. Nếu luận về mặt lợi và hại, chúng ta để tâm quan sát một chút sẽ thấy rằng, chế độ xã hội thời xưa so với xã hội hiện đại, thì có nhiều điều tốt hơn điều xấu. Xã hội hiện đại thực thi chế độ dân chủ, không thể nói là không tốt. Chế độ dân chủ là một chế độ tốt nhất trong tất cả các chế độ.

Nhưng chế độ dân chủ muốn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải được xây dựng trên nền tảng luân lý đạo đức, kiến lập trên tinh thần giữ giới của mọi người, thì chế độ này mới có thể phát huy được ưu điểm của nó, mới mang lại hiệu quả mỹ mãn cho xã hội.

Nếu như quan niệm về luân lý đạo đức và tinh thần giữ giới khiếm khuyết, thậm chí hoàn toàn không có, thì chế độ dân chủ sẽ biến thành một đám cát rời rạc, năm bè bảy mảng, không đoàn kết, giống như một xã hội không có chính phủ, và nhân dân sống trong đất nước như vậy thật là thiếu phước.

Đất nước Trung Quốc vào thời cổ đại có truyền thống gia đình rất tốt đẹp, trong cuốn "Nhật tri lục" của Cố Viêm Vũ còn ghi lại rất nhiều. Trong đó có nói đến gia đình tiên sinh Trương Công Nghệ, có đến cửu thế đồng đường(1)! Đại gia đình này trên dưới có hơn trăm người.

Ở Trung Quốc những gia đình như vậy đâu đâu cũng có thể thấy, chính như tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" cũng có viết. Bấy giờ Hoàng đế đã từng hỏi ông: "Ông làm cách nào để giáo dục con cháu trong gia đình, khiến từ trên xuống dưới đều sống hoà thuận, thương yêu nhau như vậy?". Trương lão tiên sinh rất có hứng thú, viết liền 100 chữ nhẫn (忍) đưa cho Hoàng đế. Vua xem xong cười nói: "Tuyệt đẹp!". Tiên sinh thưa: "Đẹp thì đẹp thiệt, nhưng mà chưa thật toàn thiện!". Vậy cần phải làm thế nào để đạt được toàn thiện toàn mỹ?

Gia đình là một đơn vị cơ bản của xã hội, cho nên người xưa thường nói, có khả năng giáo dục gia đình thì có khả năng trị nước. Gia đình có cương thường, kỷ luật, pháp độ của gia đình. Cho nên người Trung Quốc thường nói: "Gia có gia quy, quốc có quốc pháp".

Những gia tộc thuở xưa có gia quy rất hoàn thiện và rất nghiêm khắc. Sửa trị việc nhà cũng giống như điều hành đất nước, chẳng khác gì nhau, vì vậy mà nhà Nho thường dạy trước hết phải tu chỉnh bản thân, sửa trị việc nhà, rồi sau mới lo trị quốc, bình thiên hạ. Sửa trị việc nhà là gốc của việc trị nước.

Vào thời Xuân Thu, các nước chư hầu có lãnh thổ không lớn như một quốc gia bây giờ. Các nước lớn thì có lãnh thổ tương đương với một thị xã, hoặc thành phố các nước nhỏ thì khoảng một thị trấn.

Lãnh đạo các nước chư hầu cũng giống như những chủ tịch thành phố, hay chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện bây giờ. Chữ "bình" trong "bình thiên hạ" nó có nghĩa là người lãnh đạo quốc gia phải có khả năng phán quyết, ứng xử công bằng.

Trong các sách cổ của Trung Quốc còn ghi lại là các quốc gia trong thiên hạ đều dùng nguyên tắc công bằng để cùng cộng sinh, cộng tồn, và cùng phát triển. Chúng ta có thể tra lại vấn đề này trong các sách xưa của Trung Quốc.

Xã hội hiện đại coi trọng chế độ tiểu gia đình, cho nên những tinh thần, phép tắc, quy củ, quan niệm sống chung trong một đại gia đình đã bị quên hết. Nếu như chúng ta có thể nghiên cứu một cách nghiêm túc, rồi đem áp dụng vào trong các công ty thương nghiệp, công xưởng, xa hơn nữa là các cơ quan nhà nước, bộ máy chính phủ.

Làm được như vậy là đã kiến thiết một xã hội vững mạnh, đó là một đại gia đình hiện đại, nhất định sẽ đạt hiệu quả cao. Người đời không ai lưu ý đến điều này, và người Trung Quốc cũng đã lãng quên. Tuy nhiên, trên thế giới vẫn còn có người thông minh, đó chính là người Nhật Bản.

Người Nhật Bản đã đem những truyền thống tốt đẹp trong đại gia đình của người Trung Quốc như phép tắc, kỷ cương, luân thường, đạo lý ứng dụng trong công ty của họ.

Từ người lãnh đạo tối cao cho đến nhân viên thấp nhất đều sống và làm việc như trong một đại gia đình, cho nên các công ty của họ phát triển vượt bậc lên hàng đầu thế giới về mọi mặt, các nước trên thế giới không làm cách nào để so sánh được. Vì sao người Nhật Bản làm được như vậy?

Có một số người cho rằng đó là do tinh thần võ sĩ đạo của người Nhật Bản, ngày xưa dùng cho chủ nghĩa quân chủ, ngày nay ứng dụng trong thương trường. Nhận định đó không sai, nhưng đó không phải là điều căn bản.

Điều căn bản là do họ đã biết tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Họ đã đem cơ sở luân lý này ứng dụng vào trong tập đoàn thương nghiệp, đó là nhân tố chính khiến họ thành công trên thương trường, đồng thời cũng phát huy được truyền thống tốt đẹp của đại gia đình trong xã hội hiện đại, đó là tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ, đồng tâm hiệp lực.

Mục tiêu của các gia đình xưa là làm vinh quang giòng họ. Ngày nay, mục tiêu kinh doanh của các công ty Nhật Bản là đưa nền kinh tế nước nhà lên hàng đầu thế giới.

Điều này khiến chúng ta khâm phục người Nhật Bản, họ rất thông minh, không những họ gìn giữ được truyền thống tốt đẹp trong gia đình mà còn phát huy sáng lạn, biến tinh thần truyền thống ấy thành sản phảm của thời đại mới.

Pháp tướng tông thì nói "chuyển thức thành trí", Pháp tánh tông thì nói "minh tâm kiến tánh", còn Tịnh độ tông thì nói "nhất tâm bất loạn", tất cả đều là những nguyên tắc tu tập đưa đến trạng thái giác ngộ cao nhất. Nếu muốn đạt được mục tiêu này một cách viên mãn thì phải phá trừ hai thứ chấp.

Chấp ngã là nguồn gốc của luân hồi trong lục đạo; chấp pháp là duyên khởi cho sự hình thành mười pháp giới. Do đó, hai thứ chấp ngã và chấp pháp được phá trừ rồi, thì không những được siêu thoát sáu nẻo luân hồi, mà còn vượt thoát khỏi mười pháp giới. Đây mới gọi là thể nhập vào nhất chân pháp giới.

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: thế giới Hoa Tạng của đức Phật Tỳ Lô Giá Na và thế giới Tây phương cực lạc của đức Phật A Di Đà đều thuộc nhất chân pháp giới. Điều này trong giáo pháp đại thừa thường nói, kết quả cuối cùng của sự tu tập là trở về với cội nguồn của mình, cũng gọi là đại viên mãn.

Đức Phật dạy chúng ta phải "ly tướng, ly niệm", như trong kinh Kim Cương nói: "Tất cả chư hiền thánh đều lấy pháp vô vi mà có sai biệt". Nói cách khác, từ khi mới phát tâm cho đến địa vị Như Lai, bất luận là tu pháp môn gì, cũng đều phải theo nguyên tắc "ly tướng, ly niệm".

Thứ tự tám quả vị trong Tiểu thừa(1), hay 51 quả vị trong Đại thừa, đều căn cứ vào công phu tu tập ly tướng ly niệm sâu hay cạn mà phân biệt. Điều này trong kinh Kim Cương chỉ bày rất rõ ràng, là những phương châm nhiệm mầu hướng dẫn chúng ta làm người, làm việc, sinh hoạt đạt được hạnh phúc, an lạc mỹ mãn.

Điều quan trọng là chúng ta phải biết khéo léo vận dụng tu hành chân chính. Nếu như vận dụng tu tập hợp lý, thuần thục, thì đến một lúc nào đó sẽ thâm nhập vào cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát, đó chính là giây phút "chuyển thức thành trí", "chuyển mê thành ngộ", hay chuyển đời sống của phàm phu thành đời sống của chư Phật, chư Bồ Tát.

Đời sống của phàm phu thì trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi; còn đời sống của chư Phật và Bồ Tát thì du hí thần thông tự tại. Không gian sinh hoạt của phàm phu thì có hạn, không gian sinh hoạt của chư Phật và Bồ Tát thì tận cùng hư không, biến khắp pháp giới.

Trong kinh điển Đại thừa miêu tả điều này rất tường tận. Đức Phật dạy rằng, cảnh giới ấy không phải chỉ dành riêng cho chư Phật và Bồ Tát, mà tất cả chúng sanh, tất cả mọi người đều có phần. Chỉ cần chúng ta tỉnh ngộ hồi đầu, y theo lời Phật dạy mà tu hành, thì ai cũng được thành tựu.

Phương pháp tu hành thì lấy kinh Kim Cương làm cương lãnh, ly tướng ly niệm, rồi y theo pháp môn Tịnh độ mà tu, niệm niệm liên tục giữ cho danh hiệu A Di Đà Phật không gián đoạn.

Trong sinh hoạt hàng ngày, đi đứng nằm ngồi, ăn mặc, làm việc... tất cả mọi cử chỉ hành động đều không rời chánh niệm, luôn luôn nhớ nghĩ danh hiệu A Di Đà, thì con đường giác ngộ thành Phật không ở đâu xa, ngay trong đời này nhất định được thành tựu viên mãn, đạt được hạnh phúc mỹ mãn.
 

Về Menu

sanh tâm vô trú (sách) phần 4 sanh tam vo tru sach phan 4 tin tuc phat giao hoc phat

chat lieu lam nen nganh nghe thuat hat boi chua chuong pho hien 把病交給醫生 giao トo 士用果 ï½ ăn mu suong hỏa å æžœ lam the nao co the an lac va can bang tam ly trong bai tru sac thai me tin 元代 僧人 功德碑 tho ศ กษาพระพ ทธะว tap 墓 購入 Tham thâm lận mạt lấn bán mõ Tùy bút Đến hẹn lại lên phía biển å Œåˆ mùa bão 位牌 文字入れ 释明白 割我一块肉去 我都乐意啊 mùa chênh vÃÆ 奖学金感言简短一句话 vo sy muay thai số พะงล åœ vo nga va niet Dục 崔红元 xuÃÆ 曹洞宗 盛岡 多い理由 仏壇の線香の位置 Dù tuong buÕi hỏi nhÃƒÆ không gian ba chiều của hỷ xả hỡi hoang Phở vÛi