NSGN - Tu Bổn môn Pháp hoa, học làm Phật, cần rèn luyện tâm cho trong sạch, an lạc và tâm tốt này ảnh hưởng cho người trong sạch, an lạc theo.

Sức sống của Bổn môn Pháp hoa

NSGN - Đức Phật dạy rằng giáo lý của Ngài có 84.000 pháp môn tu khác nhau nhằm giúp chúng ta chọn lựa pháp thích hợp với hoàn cảnh của mình để tu cho đạt kết quả tốt. Chọn pháp không thích hợp thì việc tu hành của chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại mà người ta thường nói là nghiệp đổ, hay nghiệp khảo. Đó là lỗi của chúng ta, không phải là lỗi của Phật hay của giáo lý; vì giáo lý là thuốc phải sử dụng đúng mới lành bệnh. Kinh Pháp hoa ví việc tu sai pháp là uống lầm thuốc độc.

phaphoa (3).jpg
Đạo tràng Pháp Hoa tại Hà Nội nghe pháp tại chùa Bằng - Ảnh: chuabang.com

Riêng tôi chuyên tu Pháp hoa. Tôi chọn kinh Pháp hoa, vì kinh này thích hợp với tôi, thích hợp với xã hội mà tôi đang sống, thích hợp với thời đại này. Theo tôi, hành trì một bộ kinh thích hợp được với ba điều này thì nhất định đạt kết quả tốt đẹp. Và quả tình trên bước đường hành đạo, hơn sáu mươi năm sống với kinh Pháp hoa, ở bất cứ hoàn cảnh nào tôi vẫn cảm nhận được sự bình an. Từ đó, tôi thấm thía lời Phật dạy rằng Tịnh độ của Phật không hư, nhưng chúng sanh thấy cháy rã, tức không còn an lành. Vì thế, cần nhận ra Tịnh độ của Phật để chúng ta an trú, tu tập.

Tôi tìm yếu nghĩa, yếu lý của kinh Pháp hoa để tu, gọi là Bổn môn Pháp hoa, không phải tụng suông kinh Pháp hoa. Tôi đọc toàn bộ 28 phẩm Pháp hoa, chọn lựa việc nào thích hợp với tôi, với xã hội mà tôi đang sống và thích hợp với thời đại này thì tôi sử dụng vào việc tu hành.

 Ngoài ra, tôi quan sát kinh nghiệm của những người tu trước qua các bộ sớ giải. Điển hình như ngài Quan Trạch, Trí Giả, Từ Ân, Nhật Liên đã hiểu kinh Pháp hoa như thế nào mà các ngài được tôn danh là Tổ, tức người thành đạt trên cuộc đời.

 Đọc lời Phật dạy và đọc kinh nghiệm của các tiền nhân để rút ra cho mình lối sống thích hợp, đúng như pháp, được giải thoát. Tu Pháp hoa, đối với tôi, căn bản là như thế.

Trước khi nói Pháp hoa, Phật nói kinh Vô lượng nghĩa. Theo tinh thần Vô lượng nghĩa là không nên chấp chặt vào pháp nào cả. Tăng Ni, Phật tử thường chấp pháp, kẹt vô từ chương, bị nó ràng buộc, làm khổ. Việc quan trọng là phải rút được tinh ba của kinh để ứng dụng vào cuộc sống một cách lợi lạc.

Theo tôi, thực hành Vô lượng nghĩa kinh là phát triển đạo đức, tri thức và làm lợi ích cho người. Vì thế, tôi xem trong kinh Pháp hoa, Phật dạy đạo đức của Bồ-tát như thế nào thì tôi theo đó thực hành.

Đạo đức của người hành Bồ-tát đạo là không gây khó khăn, buồn phiền cho bất cứ ai. Chúng ta cần luôn có hạnh tùy hỷ, sống với người bằng tâm tùy hỷ. Vì ta thấy rõ mọi người đều có nghiệp, nếu đụng vô nghiệp của người thì phiền não của họ sẽ phát sinh và tác động chúng ta phiền não theo.

Tu trên chân tánh thì vạn vật đồng một thể, không đụng nhau. Nhưng tu trên nghiệp thì đụng nhau, phiền não và nghiệp của người này đụng vào phiền não và nghiệp của người kia; cứ như vậy mà lan truyền hỗ tương tác động, sanh ra vô số buồn phiền, rắc rối.

Ý thức như vậy, tôi không đối xử với người bằng phiền não, mà đối xử bằng chân tâm. Theo đó, gặp ai, tôi tùy hỷ, nên không có vấn đề phát sinh cho tôi và người. Đối với tôi, đó chính là đạo đức. Không hiểu rõ ý này thì tất cả bạn đồng hành, đồng sự, đồng môn, nhưng khác nhau cũng dễ tranh chấp, nói chi đến người ngoài.

Đồng môn phái là đồng pháp tu và cùng là đệ tử Phật thì không thể đụng nhau, nhưng đụng là nghiệp và phiền não đụng, vì ham muốn khác nhau. Thí dụ đơn giản như đối với ngôi chùa, một số người muốn xây dựng mới, trong khi một số người khác lại muốn giữ chùa y như cũ. Đối với tôi, muốn xây chùa mới, tôi đồng tình ủng hộ; không đóng góp được, tôi cũng có tâm tùy hỷ với việc này thì vấn đề không xảy ra. Có hai cái muốn khác nhau thì hai cái muốn đó đã tự đụng nhau, đã trở thành mối tranh chấp.

Đồng sự là cùng làm việc chung, phải nhường nhịn nhau. Trên bước đường tu, định làm việc nào, tôi trình với Hội đồng Trị sự để xem có được chấp nhận hay không. Vì đây là việc chung, không phải việc riêng. Nếu đồng ý thì biến ý riêng của tôi thành ý chung, được Giáo hội thể hiện bằng văn bản, thành nghị quyết. Làm như vậy, tôi không có đối lập. Còn làm theo ý riêng mình, người khác sẽ tự ái, không chịu. Thiết nghĩ đối với mọi việc của chùa, của Giáo hội, hay của đất nước, chúng ta đều làm với tính cách là công việc chung thì sẽ không có tranh chấp.

Khi ý kiến đã được Giáo hội đồng ý, thông qua quyết định, nhưng đến khi thi hành, nếu có người nào muốn làm, tôi cũng sẵn sàng nhường. Ai làm cũng được, mình tìm việc khác. Tu Bồ-tát đạo, có vô số việc làm, chỉ sợ ta không đủ sức làm; tranh nhau làm gì.

 Hoặc làm Phật sự, có người chưa hiểu ta, xem thường và vô lễ với ta thì ta nhịn cho qua. Trên bước đường tu, chịu nhường và nhịn, việc tu của chúng ta sẽ an lành. Không chịu nhường nhịn, tranh chấp càng lớn càng khổ. Dân gian Việt Nam cũng thường nói: “Một câu nhịn chín câu lành”.

Tôi xem đại chúng có muốn hay không, nếu tất cả muốn thì ta làm. Đối với đồng sự, đồng môn, chúng ta chỉ thực hiện hai chữ nhường nhịn, mọi việc đều tốt. Thực chất của Bồ-tát đạo là như thế, tôi luôn nhịn để tu, nên được an lành. Phật dạy nhẫn nhục đệ nhất đạo; không nhẫn nhục, không vào đạo được.

Ngoài đạo đức, người tu Pháp hoa cần phát triển tri thức. Có hai loại tri thức, một là tri thức do học, hay đọc sách mà có và hai là tri thức do tu mà có. Học ở trường lớp, đọc sách, nghe giảng, thì hiểu biết của chúng ta nhất định tăng. Tuy nhiên, hiểu biết này còn giới hạn, gọi là hữu lậu huệ. Và chúng ta dùng hiểu biết hữu lậu này làm bậc thang bước lên trí vô lậu, hay vô sư.

Theo Pháp hoa, do cọ xát với thực tế cuộc sống mà người tu có được trí vô lậu là hiểu biết đúng thực. Còn tu thuần lý như người học có bằng cấp, nhưng không được việc vì chỉ biết trên lý thuyết. Tâm yên tĩnh, cọ xát với cuộc đời, nhận thức đúng là thiền định của Đại thừa. Hành Bồ-tát đạo, cọ xát với cuộc đời, thực hành sáu pháp ba-la-mật, làm tất cả việc đáng làm, đáng nhịn, đáng vượt qua, lần lần chúng ta có kinh nghiệm và hiểu biết rất đúng là huệ vô lậu.

Hiểu biết trên sách vở và hiểu biết trong cuộc sống vượt hơn tất cả. Khôn dại cũng chết, biết mới sống, hay biết sống thì không chết. Như vậy đòi hỏi chúng ta trí huệ vô lậu là biết đúng. Gần nhất là biết người biết ta, biết thực chất ta có hơn họ hay không; không hơn thì đừng tranh với họ. Biết không làm được, chúng ta ẩn cư; lúc hoằng hóa được thì tại sao chúng ta lại không phát triển Phật pháp. Chỗ làm được thì ta đến, lúc làm được thì phải làm, nhất định an lành. Cũng một việc đó, nhưng mười năm trước không được chấp nhận, mà nay lại được khen ngợi. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc làm đúng lúc.

Không làm mất lòng người chung quanh mình và người xa hơn, đối với tôi là không làm mất lòng người đồng tu, vì họ là người thân thiết nhất của chúng ta. Ngoài ra, không làm mất lòng quần chúng. Ở Việt Nam có nhiều dân tộc, hay nhiều tôn giáo khác và cả những người không có tôn giáo. Chúng ta cố tránh đừng làm mất lòng họ. Từ người đồng tu, đến rộng ra cả xã hội, ai cũng thương chúng ta thì quả là an lành vô cùng. Và cuối cùng là cuộc sống của chúng ta cũng được an lành nếu biết tuân thủ luật pháp.

Không sai trái luật pháp, không làm mất cảm tình với người tu và không trái với lý tưởng Phật dạy; đó là mục tiêu của Vô lượng nghĩa kinh đưa ra cho chúng ta áp dụng.

Trước khi nói Pháp hoa, Đức Phật nhập định và trời mưa hoa Mạn đà la, Mạn thù sa. Nếu nghĩ là hoa trên trời rơi xuống cũng được, nhưng theo tôi, hai loại hoa trời này nhằm chỉ hai đức tính đặc biệt chúng ta cần phải có. Hoa Mạn đà la thể hiện đặc tính an vui và hoa Mạn thù sa tiêu biểu cho sự tinh khiết. Phật nói người tu Pháp hoa thiếu hai tính chất này thì không phải là hành giả Pháp hoa. Chúng ta phải có đức tính trong sạch, tinh khiết, gọi là Diệu pháp. Hễ người thấy ta trong sạch, tốt thì hành đạo dễ.

Hành giả Pháp hoa đúng nghĩa là tâm hồn luôn luôn tinh khiết, phiền não không phát sinh. Như vậy, muốn tu Pháp hoa, quý vị đừng cho ý nghĩ mình gắn liền với tham, sân, si, mạn, nghi; đừng để những tính xấu này tồn tại trong lòng chúng ta. Đức tính thứ hai là tu Pháp hoa đòi hỏi tâm hành giả phải an vui. Chúng ta tụng Pháp hoa mà lo, buồn, giận, sợ, ghét, thương… là kẹt trong thất tình lục dục, chưa phải là người tu, sớm muộn gì cũng bị đọa.

Phải rèn luyện tâm chúng ta được hai đức tính là trong sạch và an vui, mới hành Bồ-tát đạo được. Vì tâm chúng ta có an vui, người thấy ta mới được an vui theo. Tâm ta buồn phiền đau khổ sẽ tác động cho người cũng bị như vậy. Theo kinh nghiệm của tôi, thấy người nào buồn phiền, lo lắng, bực tức thì tôi tránh là vậy. Chúng ta cố gắng tu, có được sự tinh khiết trong tâm, người buồn thấy ta, họ cũng vui. Thấy ta, họ an lạc, hết lo sợ, là biết chúng ta tu được Pháp hoa.

Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đại chúng biết rằng hai vạn Đức Phật đồng hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh từ thời quá khứ xa xưa cũng đã thể hiện chân lý giống như vậy. Các Ngài cũng nói kinh Vô lượng nghĩa, nhập Vô lượng nghĩa xứ định và cũng có trời mưa hoa Mạn-đà-la, Mạn-thù-sa. Nói cách khác, Đức Phật hay hành giả Pháp hoa nào cũng có tâm trong suốt như ngọc lưu ly, thân tinh khiết như hoa sen.

Tóm lại, tu Bổn môn Pháp hoa, học làm Phật, cần rèn luyện tâm cho trong sạch, an lạc và tâm tốt này ảnh hưởng cho người trong sạch, an lạc theo. Ngoài ra, hành giả luôn phát huy đạo đức, tri thức và thể hiện những việc làm lợi ích cho người cùng thăng hoa trên lộ trình giải thoát, giác ngộ. 
* Xem thêm: Vài nét về Đạo tràng Pháp Hoa ||

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Sức sống của Bổn môn Pháp hoa

to ma 5 tan o thai lan thanh tuu cao ca cua trai tim Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm đừng vì đó mà làm khổ chính mình năm mới Sóc sứ Lễ húy kỵ lần thứ 83 Tổ Phước nhị Ä Æ làm thơ Chẩn đoán đau nửa đầu bằng xét bo thi ba ban ve dao phat cung nguyen cong tru Lễ húy kỵ lần thứ 106 Tổ sư Minh khi gap kho khan con hay nho tuong den phat tim hieu ve nhung tuong tot la ky cua duc phat Đau do lở miệng triệu chứng và điều Lược khảo về quan hệ thầy trò hang ngan ngon nen lung linh tuong nho ve cha va Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng chanh ngu trong phat giao nguyện ngay tet noi ve hai muoi bon loai hoa mai Nhớ ơi khoai lang ngày cũ tam pháp ấn buông bỏ không có nghĩa là từ bỏ tinh xa ngoc trung tinh nghiep dao trang an cu ç¾ Cảm xúc tác động thế nào đến sức thực Bệnh do vi rút Ebola những điều hạnh phúc chỉ đơn giản là sống mà Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương Chim bồ câu bay về vài suy nghĩ về hiếu trong đạo nho và đừng nên tham vọng xoay chuyển người Tuyệt Ăn nhiều trái cây để ngừa ung thư vú niềm tâm thiền là biết cách làm chủ thân khẩu Bài thuốc chữa ho cảm cho người lớn 9 lưu ý quan trọng cho người ăn chay Trái Nhan sắc mùi Chạy bộ chưa tuệ phật giáo đem lại lợi ích gì cho tuổi mái Hòa 5 chất dinh dưỡng cần thiết cho người