Trong Phật giáo, để giảng và truyền bá Đạo Phật một cách hiệu quả nhất cũng như làm dịu bớt đi những tác động tiêu cực từ cuộc sống, người ta đã kết hợp 3 yếu tố sự chú ý , Sự nhất thời và lòng trắc ẩn
Tam đồ khổ nơi thời gian ngưng đọng - Cội nguồn của những khổ đau

Trong Phật giáo, để giảng và truyền bá Đạo Phật một cách hiệu quả nhất cũng như làm dịu bớt đi những tác động tiêu cực từ cuộc sống, người ta đã kết hợp 3 yếu tố: "sự chú ý", "Sự nhất thời" và "lòng trắc ẩn".


Trong 30 mươi năm làm việc với tư cách là một nhà tâm lý học lâm sàng và là một Phật tử, tôi đã nghiên cứu và phát triển bản đồ Metta. Bản đồ Metta cung cấp một công cụ đa thứ nguyên để khám phá và trải nghiệm những yếu tố khác nhau của Phật pháp trong vạn vật. Tôi đã sử dụng bản đồ Metta trong nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau như trong các tổ chức đoàn thể, trong giảng dạy, trong luật pháp, trong liệu pháp tâm lý gia đình, cá nhân các đoàn thanh niên, dân số với các quốc gia lệ thuộc hóa chất và nhiều trường hợp khác. Bản đồ Metta một cách hiệu quả với những người này trong mối quan hệ với các khổ đau, bi kịch và thử thách vốn được tạo ra thông qua sự nhận thức.

Vì thế trong bài viết này, chúng tôi sẽ định nghĩa "khổ đau" theo hai cách riêng biệt.

Thứ nhất, đó là sự tấn công đột ngột một cá nhân, gia đình hay một hệ thống có tổ chức như gia đình mở rộng, một danh nghiệp, một thành phố hay một nhà nước. Nó có thể biểu hiện dưới dạng một tai nạn ô tô, một cuộc tấn công như hãm hiếp, căn bệnh chết người, sự mất mát công ty, nhà cửa, nhân mạng hay sự xâm chiếm về mặt quân sự.

Thứ hai nó là cái mà người ta thường không để ý, đó là kết quả của sự nhục mạ, xảo huyệt kéo dài làm phương hại đến cá nhân, gia đình hay tổ chức. Đối với cá nhân, nó có thể đến dưới dạng cẩu thả thâm căn cố đế, sự lạm dụng và bạo lực gia đình, sự nghèo nàn kéo dài hay bệnh hoạn kinh niên. Đối với tập thể, đó là việc của một đoàn thể hoặc một hệ thống chính quền làm xói mòn tinh thần của cộng đồng đó, hoặc là việc một lực lượng ngoại bang xâm lược một quốc gia. Ở định nghĩa thứ hai, đó là khoảnh khắc độc nhất mà khi đó một hay nhiều vấn đề không mong muốn tích tựu đến đỉnh điểm, phá vỡ mối liên hệ cá nhân, gia đình hay một hệ thống. Đó thực sự chính là khổ đau và bi kịch. Trong ngôn ngữ Phật giáo, hoàn cảnh và sự ảo tưởng về một thực tế vĩnh viễn khiến một cuộc sống bình thường trở nên bất động.

Nội dung bài thuyết trình sẽ đi sâu nghiên cứu cách những nạn nhân của cả hai dạng khổ đau và những người thầy của họ sử dụng bản đồ Metta để giảm bớt khổ đau và tìm ra con đường giải thoát. Trong Phật giáo, để giảng và truyền bá Đạo Phật một cách hiệu quả nhất cũng như làm dịu bớt đi những tác động tiêu cực từ cuộc sống, người ta đã kết hợp 3 yếu tố: "sự chú ý", "Sự nhất thời""lòng trắc ẩn".

Qua đó duy trì nhận thức về sự tồn tại của những thách thức trong cuộc sống, giúp con người tránh xa vực sâu của tội lỗi, thường được nhận dạng là "bản ngã". Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi: "Bạn là ai?, câu trả lời có thể là "tôi là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp", "Tôi là nạn nhân sống thần", "Tôi là nạn nhân ung thư" hay "Tôi là một người tị nạn". Trong những trường hợp này con người đã mất nguyên bản đa nguyên về nhân tính. Điều này khiên cho họ thấy ở chính họ toàn những cái xấu, cái tiêu cực, mặt dù đó chỉ là một khía cạnh của một cá nhân.

Khi sử dụng bản đồ Metta, chúng ta nhận dạng 3 hình thức hiểu biết. Sự hiểu biết trong hệ thống này là cách mà mọi người tiếp nhận, xử lý và diễn đạt thông tin.


Đầu tiên, đó là sự hiểu biết về mặt trí óc, vốn thường được mô tả bằng những thao tác nhận thức như tiếp nhận ý kiến và xử lý nó. Nó gắn liền với cái tôi. Tri thức là bản chất của cái thực tại chung của chúng ta (VD: chúng ta đang ngồi trong một phòng lớn).

Thứ hai, đó là mức độ hiểu biết về mặt tâm thức, thường được mô tả như sự nhận thức về mặt tình cảm_vốn được xem lớn hơn rất nhiều so với hiểu biết tri thức. Tâm thức đó là bản chất của nhân tính (vd: một vài người trong chúng ta cảm thấy lạc lõng trong một căn phòng lớn, trong khi đó những người khác thì cảm thấy thoải mái trong tình cảm cộng đồng).

Thứ ba, đó là mức độ hiểu biết tiềm tàng, vốn được xem là những kiến thức sâu sắc cơ bản, kinh nghiệm trước ngôn ngữ, sự trải nghiệm của bản thân, sự tưởng tượng trực giác và hành vi, cả bên trong lẫn bên ngoài. Sự hiểu biết tiềm tàng là bản chất của khát vọng, sáng tạo và là nơi ẩn nấp của nghiệp chướng (vd: Ở trong phòng này là sự biểu thị về chất của việc bị giam cầm nhận thức và nhận thức).

Khi sử dụng bản đồ Metta, mục đích chính là để minh họa việc con người đã thấy chính họ trong cả ba mức độ hiểu biết ở cùng một thời điểm. Bước kế tiếp là định vị bản đồ với mục đích chính xác liên quan đến việc họ thích ở đâu và như thế nào trên bản đồ. Với mục đích này, những cá nhân sẽ tìm vị trí trên bản đồ Metta một mình hay với sự trợ giúp của vị thầy hoặc người hướng dẫn. Mục đích là để vẽ đường đi, thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại, đến những nơi hoặc điều kiện mà họ thích. 


Để làm điều này, điều quan trọng là giữ giới luật nhà Phật, không gây hại người khác và tận dụng những lời hay khi diễn đạt bản thân trên bản đồ. Trong quá trình này, chúng ta phải nuôi dưỡng một quan niệm đúng đắn bằng cách tính thêm nhiều điều trong sáng và chuẩn bị cho những việc làm tốt. Để làm việc này, một người phải tài giỏi trong việc đối đầu với những mâu thuẩn, cả bên trong lẫn bên ngoài, bằng cách này làm giảm đi những căng thẳng, khổ đau hay những điều đau thương tràn ngập trong tâm tư và tình cảm. Sự tài giỏi sẽ làm gia tăng khả năng đạt được những kết quả mong muốn.

Bản đồ Metta là một công cụ linh thiêng. Khi sử dụng nó, chúng ta phải tiếp cận nó với một tinh thần thuần khiết. Thông qua quá trình này, chúng ta tìm kiếm sự biến đổi, sự phân giải và sự hòa nhập vào bất kỳ một nỗi đau hay mâu thuẩn đồng nhất. Cấu trúc của bản đồ được cơ cấu trong một ma trận ngang dọc với ba mức độ hiểu biết được biểu diễn trên đường kẻ ô thẳng đứng. Ma trận của hoạt động này tồn tại trong một dòng chảy không gian ngang dọc liên tiếp nhau. Nó giống như việc nhìn vào một bàn cờ tam thứ nguyên hay một hình lập phương.

Những cột đứng của ma trận là: sự tự do, hành động, trung tâm, sự nghi ngờ và những quy luật. Chúng tượng trưng cho những thế hệ liên tục (continuum) chạy từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Dòng chảy này diễn đạt cách di chuyển của sự hiểu biết, với năm mức từ trạng thái tự do, sự hiện diện của sợ hãi cũng như quy luật kiềm chế nỗi sợ hãi. Dòng chảy của những mức độ trên bản đồ Metta có thể di chuyển theo tất cả các hướng, cùng với mỗi hình vuông phản ánh một cách sâu sắc về mối quan hệ của cá nhân, với những tình huống hoặc những vấn đề sắp tới. Mỗi mức như vậy mang đến một chiều sâu cho hình vuông, cái mà chúng ta cho là phần trăm hay mức độ. Mối quan hệ của mỗi một mức độ với mỗi hình vuông có thể là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào sự nhận thức.

Nhìn vào bản đồ Metta, những hình vuông ở trên đỉnh, hoặc ở mức độ nhận thức trí óc là "tôi có một ý kiến". Điều này biểu thị tự do về mặt suy nghĩ. "Nghĩ về một điều theo một cách khác" là một hành động diễn tả sự tự do. Ở trung tâm, "trí tuệ" phản ánh mức độ hiểu biết của một ý kiến và nghĩ về nó khác như thế nào. Sau đó là sự thận trọng hay nghi ngờ khi chúng ta di chuyển về phía tay phải vào hình vuông "không thể". Những quy tắc, giống như mỗi hình vuông có thể là tích cực hay tiêu cực. Đó là những quy tắc, lâu dài và có thể tin cậy. Đó cũng là những nguyên tắc có thể lỗi thời hay hạn chế.

Khi đên mức độ tâm thức, chúng ta bắt đầu với trạng thái tự do của hình vuông "tôi tin tương". Từ đây, chúng ta di chuyển đến hình vuông hành động là "sự tin cậy". Trung tâm của bản đồ là "lòng trắc ẩn", điều sẽ dẫn đến "có thể bị tổn thương" thông qua sự nghi ngờ hay cẩn trọng. Ở xa về phía bên phải, chúng ta tìm thấy hình vuông "bị cắt rời tình cảm" đó là trạng thái khi mà con tim dịch chuyển đến những nguyên tắc sợ hãi. Điều này giống như là Un-Metta; tuy nhiên với sự tỉnh táo của con tim, đó chính là những thời điểm để có cái nhìn đúng đắn, một người phải tạm thời cắt đứt tình cảm_đây là một nơi không ở lâu nhưng thỉnh thoảng là cần thiết.

Ở hàng thấp nhất của bản đồ Metta, tức ở mức độ nhận thức tiềm tàng, hình vuông ở phía xa tay trái trong cột "tự do" là khi nghị lực bung ra và không còn giới hạn. Bạn biết rằng bạn ở đó bởi vì trong trạng thái "Thời gian ngưng đọng". Hình vuông trung tâm là "sự giam cầm", và mức độ giam cầm bạn có đối với mọi thứ là nghị lực, lượng nghị lực mà bạn có sẽ điều khiển toàn bộ quá trình. Khi nghi ngờ, khi chạm vào hình vuông "phòng thủ", và khi di chuyển đến những điều sợ hãi, chúng ta sẽ chạm đến hình vuông "bất dung thứ".

Sự tổn thướng như được miêu tả bên trên, được diễn tả trong bản đồ Metta, khi một tam giác sự kiện được trải nghiệm vì bị bám chặt vào "thời gian ngưng đọng". Bi kịch và nỗi đau đã hòa hợp với nhau đúng lúc thông qua sự khác nhau của những hình thể tam giác và sự kết hợp hình vuông trên bản đồ Metta. Bằng "mũi neo" chúng ta muốn nói mẫu số chung của bất kỳ một "tam đồ khổ" nào cũng là thời gian ngưng đọng.

Một trong những câu chuyện quen thuộc nhất trong văn học Phật giáo minh họa tam đồ khổ này và phương pháp chống lại nó. Kisagotami, một người phụ nữ trẻ kết hôn với một phú gia và hạ sinh một bé trai. Rủi thay, đứa bé đã qua đời khi còn chập chững biết đi. Người mẹ hết sức đau buồn và không thể chấp nhận được sự thật con mình đã chết. Đây là bi kịch hết sức quen thuộc_nó nằm trên cột xa nhất bên tay phải trên bản đồ Metta.

Trong suy nghi của mình, mọi quy luật của cuộc sống bị phá vỡ bởi cái chết của đứa con. Cô ta đã bị cắt đứt cảm xúc và không thể dung thứ cho nỗi đau mà cô ta đang chịu đựng. Trong nỗi thương tiếc, cô ấy bế con trên tay và đi về thành phố để tìm thuốc cứu sống đứa con đã chết. Thời gian đã dừng lại ở giây phút này. Trên bản đồ Metta, khi thời gian ngưng đọng, tất cả sự thật mất dần và bi kịch trở thành một góc của tổn thương.


Khi kisagotami mất cảm giác với cuộc sống thực tại, cô ấy bất thình lình gặp một người bảo cô ta hãy đi gặp đức Phật. Cô ta đến trước đức Phật và cầu xin Ngài cứu sống con mình. Đức Phật, với sứ mệnh phổ độ chúng sinh cùng với sự thông cảm và lòng trắc ẩn của mình, nói rằng "nếu con mang đến cho ta những hạt mù tạc từ những ngôi nhà không bao giờ chịu cảnh tang tóc thì ta sẽ làm cho con điều con mong muốn". Bảo Kisagotami làm những điều không thể xảy ra ấy, đức Phật muốn gữi đến cô ta một điều gì đó. Trên bản đồ chúng ta thấy rằng Ngài có lòng thương lớn đối với sự tổn thương và niềm tin của cô ấy vào đức Phật.

Với lòng hy vọng tràn trề, Kisagotami đi từ nhà này sang nhà khác để tìm kiếm hạt giống tương mù tạc. Người ta rất sẵn lòng cho cô hạt giống, nhưng khi cô hỏi nhà này có phải chịu cảnh tang tóc hay chưa thì cô nhận được câu trả lời rằng thực sự là mỗi nhà đều có người chết. Cô ấy sớm nhận ra rằng gia đình nào hầu như đều cũng có hạt giống tương mù tạc, nhưng ai cũng phải chết. Bằng sự hiểu biết sâu sắc, cô ấy đã định nghĩa lại những quy tắc, phát triển lòng trắc ẩn cho chính bản thân mìnhvà những người khác và có thể chuyển từ thương đau quá lớn đến nỗi thời gian phải ngừng lại và mở ra một sự phó thác mới vào sự sống. Cô ấy đã phá vỡ "tam đồ khổ" của cô ấy.

Ở điểm này, Kisagotami đã nhận thức sự tồn tại của con người là không vĩnh cửu và đã nhờ đức Phật thụ phong thành Bhikkhuni. Với sự giúp đỡ tận tình của đức Phật cũng như sự tu luyện của mình, cô ấy đã đạt được Arahantship. Nhìn vào bản đồ Metta, chúng ta thấy rằng Kisagotami tận tâm và mở rộng lòng trắc ẩn của mình hơn, hiểu thông suốt hơn và cuối cùng đã bước ra khỏi bản đồ để bước vào thời đại khai sáng.

Những tình tiết đầy kịch tính trong lịch sử hiện đại dưới đây để minh họa cho một "tam đồ khổ" khác. Nó cũng sẽ giải thích làm thế nào mà tinh thần bất khuất của con người có thể vượt lên nỗi sợ hãi, sự xấu hổ và tội lỗi để trở thành những người hùng.

"Ngôi nhà tình thương" được thành lập vào năm 1992 ở Seoul, Nam Triều Tiên để an ủi những nạn nhân từng bị bắt để làm nô lệ phục vụ tình dục cho lực lượng vũ trang Nhật Bản trong suốt thế chiến thứ II. Hiện tại có 9 người phụ nữ cư ngụ nơi đây. Trên bản đồ Metta trước khi đứng ra, những phụ nữ này sống ở rất xa bên phía tay phải với nỗi sợ hãi về những định kiến xã hội, chìm đắm vào sự cắt đứt tình cảm. Họ không tha thứ cho bản thân họ, cho những thủ phảm gây ra những nỗi đau cho họ cũng như cả xã hội đã ruồng bỏ họ. Thế giới của sự sợ hãi, nơi mà thời gian ngưng đọng gần 60 năm không thể chữa lành những vết thương. Ba hướng quy luật, sự cắt đứt tình cảm, bất dung thứ và sự níu kéo của thời gian ngưng đọng đã tạo ra tam đồ khổ cho những người phụ nữ không may này.

Chín người phụ nữ kỳ dị này đại diện cho những người sống sót vô danh. Họ đã bước ra khỏi bóng tối và bước vào mối quan tâm mới. Thông qua sự giúp đỡ của những tổ chức khác nhau, họ đã không còn cô độc nữa. Họ nhận được tình cảm từ những Ni cô trên khắp thế giới, họ phó thác câu chuyện của mình và tin tưởng rằng những câu chuyện của họ sẽ được kể. Họ đã phá vỡ "tam đổ khổ" đã giam cầm họ trong bể cô đơn, tuyệt vọng 60 năm qua.

Chín người phụ nữ này đã có thể nghĩ về mọi thứ một cách khác nhau và bây giờ họ đã hiểu được cuộc sống của họ có ý nghĩa và mục đích. Họ đã lên tiếng chống lại nạn nô lệ tình dục trên thế giới với mục đích là tội ác sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Những bà cụ (Halmoni) trong "ngôi nhà tình thương" đã bước vào thế kỷ 21 với sự cố gắng sẻ chia những câu chuyện của họ. Thậm chí, họ còn có những trang Facebook mô tả những biện pháp mà họ làm như những liệu pháp điều trị sự sợ hãi. Cứ mỗi trưa thứ tư. Họ lại biểu tình chống lại Đại sứ quán Nhật ở Seoul với niềm tin rằng tiếng nói của mình sẽ có ai đó nghe và có ý nghĩa. Họ chính là những anh hùng trong quá khứ.

Họ chính là những người tiêu biểu cho tất cả chúng ta. Những người phụ nữ trong "ngôi nhà tình thương" đã phá vỡ "tam đồ khổ" của họ, và bây giờ đã bước đi trên con đường chính giữa của bản đồ Metta trong cam kết của cuộc sống, lòng trắc ẩn cho chính họ và những người khác cũng như đã hiểu được cuộc sống của họ là có ý nghĩa. Thật đáng tiếc cảnh ngộ của Halmoni không phải là vật tạo tác lịch sử độc nhất; tam đồ khổ tiếp tục tồn tại ở mọi góc của thế giới, bất kể đó là những người lính trẻ, những tù nhân chính trị, những phụ nữ và trẻ em bị buôn bán bất hợp pháp, những nạn nhân của bạo lực gia đình hay những người lao động khổ sai. Tất cả chúng ta biết nhiều câu chuyện về chúng làm cho chúng ta phải nhớ và sợ hãi. Ví dụ về lòng trắc ẩn của đức Phật có thể được nuôi nấng để giải thoát cho nỗi khổ chúng sinh ở khắp mọi nơi.
 


Về Menu

tam đồ khổ nơi thời gian ngưng đọng cội nguồn của những khổ đau tam do kho noi thoi gian ngung dong coi nguon cua nhung kho dau tin tuc phat giao hoc phat

Hải le tuong niem lan thu 19 co ni truong thich nu Gương sáng cho đời sau Mỳ chua am cua bac uong Giảm cân bằng mật ong và quế việt nam Nữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn tinh yeu doi lua qua cai nhin day y nghia cua dao ト妥 cỏ đậu đừng diễu Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ Chua nguoi Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ tieng can phai tu trong mua ban kinh doanh Lở giải chua dep o mot ngoi thien vien má Ÿ Tiêu An thÃ Æ hẠgãi Tiếng niệm Phật trên dòng suối Yến ky Phụ pháp sư nikkyo niwano Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa Chu a trong Phô thá khẩu nghiệp day vu lan nhung ngay cuoi Kinh a di da ngay Tạp bút Lề đời 6 su sau Nước ngọt gioi Thức 5 tan o thai lan va dao phat thá 6 loại thuốc uống tương tác xấu cach ap Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày