Tấm Lòng Rộng Mở Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày Phần 06 Chương 4 Luật nhân quả
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 06: Chương 4: Luật nhân quả

Mục đích cơ bản và chủ yếu của chúng ta trong việc luyện tập Phật giáo là tiến tới sự giác ngộ hoàn toàn và có được trạng thái thông suốt của một Đ ức Phật. Phương tiện truyền bá mà chúng ta cần phải có là một thể xác con người có một tâm hồn lành mạnh.
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING

CHƯƠNG IV

LUẬT NHÂN QUẢ

(KARMA)

 
Mục đích cơ bản và chủ yếu của chúng ta trong việc luyện tập Phật giáo là tiến tới sự giác ngộ hoàn toàn và có được trạng thái thông suốt của một Đ ức Phật. Phương tiện truyền bá mà chúng ta cần phải có là một thể xác con người có một tâm hồn lành mạnh.

Hầu hết chúng ta đều sống một đời sống được gọi là tương đối lành mạnh. Thật ra , theo kinh Phật,đời sống con người rất phi thường và kỳ diệu. Nó là kết quả của sự hợp nhất vĩ đại của nhiều đức tính được tích luỹ trong chúng ta qua vô số sinh mạng . Mỗi con người đều dành nhiều nổ lực cho việc đạt được trạng thái này. Tại sao đời sống con người lại có giá trị đến như vậy? Bởi vì đời sống cho ta cơ hội tốt nhất để hoàn thiện tâm hồn: Việc tìm kiếm theo đuổi niềm hạnh phúc của bản thân.

Động vật không có khả năng theo đuổi những phẩm chất đạo đức như con người. Chúng là nạn nhân của sự ngu dốt của chính bản thân chúng. Vì vậy chúng ta nên quý trọng đời sống quý giá của loài người và đồng thời phải làm tất cả những gì chúng ta có thể để đảm bảo được rằng chúng ta sẽ được tái sinh làm con người ở kiếp sau. Dù rằng chúng ta luôn khao khát đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, chúng ta biết rằng con đường dẫn tới Cõi Phật(Buddhahood) là một con đường rất dài mà nếu chúng ta muốn vượt qua được thì chúng ta phải có một sự chuẩn bị đầy đủ.

Như chúng ta đã thấy, để đảm bảo được rằng kiếp sau được tái sinh làm loài người với đầy đủ khả năng theo đuổi việc rèn luyện tâm hồn thì chúng ta phải đi theo một đường lối đạo đức hợp với luân thường đạo lý. Theo học thuyết của Đ ức P hật, điều này đòi hỏi chúng ta phải tránh 10 hành vi phi đạo đức. Những đau khỏâ do từng hành vi này gây ra sẽ xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Để tự đưa ra cho bản thân mình nhiều lý do mà chúng ta nên tránh những hành vi phi đạo đức đó, chúng ta phải hiểu rõ những nguyên tắc của luật nhân quả.

"Nhân quả" có nghĩa là "Hành vi", ám chỉ một hành vi nào đó mà chúng ta tham gia vào và những tác động ảnh hưởng của hành vi đó. Khi chúng ta nói về hành vi giết người, chính hành vi đó sẽ cướp đi sinh mạng của một người. Những điều liên quan đền hành vi này là những đau khổ mà nó gây ra cho nạn nhân cũng như những người yêu thương dựa dẫm vào nạn nhân đó. Nhân quả của hành vi này cũng bao gồm cảnhững ảnh hưởng tác động lên kẻ giết người. Không phải chỉ vậy thôi đâu!

Thật ra, mầm mống của một hành vi phi đạo đức sẽ gia tăng phát triển theo thời gian, vì vậy nên sự thiếu lòng thương hại nơi kẻ sát nhân tàn nhẩn đó được bắt nguồn từ những quãng đời trong quá khứ của hắn, khiến hắn xem nhẹ mạng sống của mọi người như mạng sống của loài vật và côn trùng.

Một tên sát nhân không chắc là sẽ được tái sinh làm loài người ở kiếp sau. Chính hoàn cảnh dẫn đến việc giết người sẽ quyết định mức độ khốc liệt của những hậu quả mà kẻ giết người sẽ gánh chịu. Một tên sát nhân man rơ,ï khoái trá khi phạm tội ác, có lẽ sẽ được tái sinh trong một thế giới tồn tại mà ta gọi là "Địa ngục". Một trường hợp kém khốc liệt hơn- ví dụ, một kẻ giết người vì tự vệ- có thể sẽ được tái sinh nơi một "Địa ngục" chịu ít đau đớn hơn. Những hành vi phi đạo đức gây ra những hậu qủa không nghiêm trọng lắm có thể làm cho một người bị tái sinh làm con vật- không có khả năng rèn luyện tâm hồn.

Khi người ta được tái sinh làm con người, những hậu quả của những hành vi phi đạo đức trong kiếp trước sẽ quyết định hoàn cảnh của người đó ở kiếp tái sinh mới theo nhiều cách. Giết chóc trong kiếp trước thì kiếp này phải chịu cuộc đời có tuổi thọ ngắn ngủi hoặc mang nhiều bệnh tật; giết chóc cũng tạo ra khuynh hướng sẽ tiếp tục giết chóc ở kiếp sau.

Tương tự, trộm cắp ở kiếp trước thì kiếp này bị nghèo khổ hoặc bị trộm cắp; trộm cắp ở kiếp trước cũng có khuynh hướng tiếp tục trộm cắp ở kiếp này. Tội lăng loàn ngoại tình sẽ dẫn đến hậu quả là kiếp sau phải chịu sự phản bội. Đ ây là một số hậu quả của 3 hành vi phi đạo đức mà chúng ta phải gánh chịu.

Trong bốn hành vi phi đạo đức về lời nói thì nói dối dẫn đến một cuộc đời mà mọi người sẽ đặt điều xấu cho mình . Nói dối cũng có khuynh hướng là sẽ tiếp tục nói dối ở kiếp sau, bị mọi người lừa dối hoặc mọi người sẽ không tin bạn kể cả khi bạn nói thật. Hậu quả phải gánh chịu ở kiếp sau vì những lời nói gây bất hòa chia rẽ, bao gồm sự cô đơn và khuynh hướng sẽ tiếp tục gây hại cho người khác. Những lòi nói thô tục lỗ mãng thì sẽ bị mọi người phỉ báng coi khinh hoặc sẽ làm một người có tính tình hung dữ ở kiếp sau. Thói ngồi lê đôi mách sẽ không được mọi người lắng nghe và sẽ nói nhảm không ngừng ở kiếp sau.

Cuối cùng,hậu quả của ba hành vi phi đạo đức về tâm hồn là gì? Đ ời sống hiện tại chúng ta là kết quả của những hành vi của chúng ta ở kiếp trước. Hoàn cảnh tương lai của chúng ta, những thân phận mà chúng ta được tái sinh, những cơ hội mà ta sẽ có được hoặc không thể có được để cải thiện tâm hồn mình đều tuỳ thuộc vào những hành vi của chúng ta ở kiếp này, những hành vi trong hiện tại của chúng ta.

Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của chúng ta được quyết định bởi những hành vi, thái độ của chúng ta trong kiếp trước, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về những hành vi phi đạo đức của chúng ta trong hiện tại. Chúng ta có khả năng và trách nhiệm điều khiển những hành vi của mình theo xu hướng đạo đức.

Khi chúng ta cân nhắc một hành vi nào đó, xem xét có hợp với đạo đức hay không, chúng ta nên cân nhắc những động cơ thúc đẩy của hành vi đó. Một người nào đó quyết định là sẽ không trộm cắp chỉ vì anh ta sợ rằng trộm cắp sẽ bị bắt và bị trừng phạt bởi pháp luật, vậy thì quyết định không trộm cắp của anh ta không được xem là hành vi đạo đức, bởi vì trong trường hợp này những suy nghĩ đạo đức không tác động lên quyêt định của anh ta.

Một ví dụ khác, một người quyết định không trộm cắp với đ?ng cơ là do anh ta sợ dư luận:

"Nếu mình trộm cắp thì bạn bè và hàng xóm sẽ nghĩ sao về mình?Chắc là mọi người sẽ khinh bỉ mình lắm! Mình sẽ bị mọi người ruồng bỏ". Mặc dù quyết định đó được xem là một quyết định tích cực, nó vẫn không được xem là một hành vi đạo đức.

Bây giờ, một người cũng đi đến quyết định là sẽ không trộm cắp bởi vì anh ta suy nghĩ

rằng : "Nếu mình trộm cắp thì có nghĩa là mình tham gia vào một hành vi trái với đạo trời ,trái với đạo làm người!" Hoặc là: "Trộm cắp là một hành vi phi đạo đức, nó làm cho người khác chịu tổn thất và đau khổ!". Với những động cơ suy nghĩ như vậy, quyết định của anh ta trong trường hợp này được xem là một hành vi đạo đức, hợp luân thường đạo lý. Theo học thuyết của Đức Phật, nếu sự cân nhắc của bạn dựa trên cơ sở của sự tránh né những hành vi phi đạo đức thì bạn sẽ không thể vượt qua được những đau khổ buồn phiền, và quyết định đó không được xem là một hành vi đạo đức; nếu quyết định của bạn dựa trên cơ sở hạn chế những hành vi phi đạo đức thì quyết định đó được xem là một hành vi đạo đức.

Nếu bạn thấu đáo mọi khía cạnh chi tiết của luật nhân quả thì bạn được xem như một người có được một tâm hồn toàn thức thông suốt( giác ngộ). Sự hiểu biết tầm thường của chúng ta không thể nắm bắt được đầy đủ hoàn toàn luật nhân quả. Để nắm bắt được mọi lời truyền dạy của Đức Phật, chúng ta cần phải có được một mức độ tin tưởng nhất định vào những lời truyền giáo của người! Khi người nói giết chóc thì phải chịu sự đoản mệnh, trộm cắp thì phải chịu nghèo túng, thật sự không có cách nào để chứng minh được những lời người nói là đúng.

Tuy nhiên, những điều đó phải được chúng ta tin tưởng tuyệt đối. Chúng ta phải có được một niềm tin mạnh mẽ nơi Đức Phật và học thuyết của người. Chúng ta phải tiếp thu những lời truyền giáo của người một cách nghiêm túc với những lập luận chắc chắn. Bằng cách nghiên cứu những đề tài của Dharma được sáng lập bởi những suy luận hợp lý- những lời truyền dạy của Đức Phật về tính tạm thời và trống rỗng của cuộc đời, chúng ta sẽ khám phá về những điều này ở chương 13- và nhận ra rằng chúng thật sự đúng đắn thì niềm tin của chúng ta có được nơi những lời truyền dạy mơ hồ đó-ví dụ, luật nhân quả sẽ tự nhiên tăng lên .

Khi chúng ta muốn tìm kiếm một lời khuyên, chúng ta tìm gặp một người nào đo ùxứng đáng cho ta lời khuyên. Lời khuyên của người đó càng rõ ràng hợp lý thì chúng ta càng trân trọng, tin tưởng vào lời khuyên đó. Niềm tin của bạn vào những lời khuyên của Đức Phật cũng sẽ tăng lên theo xu hướng như vậy.

Tôi tin rằng chúng ta cần phải có một ít sự từng trải và một ít hứng thú để có được một niềm tin sâu sắc thành khẩn trong lòng. Dường như có 2 hình thức của sự từng trải khác nhau. Có ngươiø rất sùng đạo, họ có những kinh nghiệm mà chúng ta khó có thể có được. Và có những kinh nghiệm mà chúng ta đạt được qua sự luyện tập hàng ngày. Chúng ta có thể phát triển những ý thức về sự ngắn ngủi tạm thời của cuộc đời. Chúng ta có thể nhận thấy được sự tàn phá của những cảm xúc đau khổ . Chúng ta có thể có được lòng từ bi quảng đại hơn hoặc lòng kiên nhẫn mạnh mẽ hơn khi chúng ta phải xếp hàng chờ đợi.

Những kinh nghiệm như vậy tạo cho chúng ta một cảm giác hài lòng và thỏa mãn , và lòng tin của chúng ta vào những lời truyền dạy mà chúng ta đã được nghe cũng tăng lên. Lòng tin của chúng ta vào những bậc thầy của mình người truyền cho chúng ta những kinh nghiệm này , cũng tăng lên. Lòng tin vào học thuyết mà vị thầy của chúng ta đang theo đuổi và chỉ dạy cũng tăng lên. Từ những kinh nghiệmthực tế, chúng ta có thể tiên đoán được rằng việc luyện tập của chúng ta sẽ được đỉnh cao, giống như những người đã được lưu danh đời đời trong quá khứ.

Những niềm tin hợp lý như vậy có được nhờ sự luyện tập tâm hồn , giúp chúng ta cũng cố sự tin cậy vào những lời giãng của Đức Phật về luật nhân quả. Hơn nữa, những niềm tin này giúp chúng ta quyết tâm từ bỏ những hành vi phi đạo đức gây đau khổ cho chúng ta. Niềm tin này giúp chúng ta cố gắng thiền định và nhận ra là chúng ta đã có lòng tin và biết được lòng tin đó xuất phát từ đâu. Sự phản xạ này được xem là một phần trong quá trình thiền định của chúng ta. Nó cũng cố sự tin cậy của chúng ta vào 3 nơi nương tựa: Đức Phật, Dharma và Shangha- giúp chúng ta có thêm dũng khí để tiếp bước.
 

Về Menu

tấm lòng rộng mở luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày phần 06: chương 4: luật nhân quả tam long rong mo luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay phan 06 chuong 4 luat nhan qua

vua a xa the va hoc thuyet tay phuong cuc lac người 10 Tháng 7 âm lịch rau củ quả đắt tinh ban duoi goc nhin phat giao Dựng tượng Quách Thị Trang trước phản dịch hang ngan ngon nen lung linh tuong nho ve cha va su that thu nhat tiep theo Lý mình trong tôi luôn có phật chua tay thien di da hoa va rac É nhà ò đạt Ăn gừng để trị sỏi mật hôi Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita diem tua tam linh giua quan dao truong sa メス Tuyệt phật tâm Phật giáo tham luan phat giao hoa thuong khanh hoa năng thời pháp thuyết giảng cho một cụ già Biết đề Ä áº CÃn những vấn nạn trong đặc thù biệt Cáo cung cau nguyen tinh tam truyen nang luong y nghia chap tay trong nghi thuc phat giao bộ Kẹo nhai nicotine không tốt cho sức khỏe à Sơ lược tiểu sử Cố đại lão HT Thức uống có đường làm trẻ dậy thì y nghia that su cua le vu lan bao hieu Caffeine làm tăng nguy cơ sẩy thai chiến thắng lòng ganh ghét và tánh vị chua tra am nhan duyen vo chong Công 5 tan o thai lan biet va khong biet thọ day NhÃ