Mùa Hạ là mùa Phật tử rủ nhau đi hành hương, cúng dường trường Hạ, chủ yếu cầu an gia đình, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ. Ngoài ra còn rầm rộ tham gia các chương trình từ thiện, cứu đói các vùng sâu vùng xa. Bà má Hậu Giang, nhà sát Viên Chiếu, thường ngày qua lại lặt rau, phụ bếp, Hạ này cũng liên tục xin về Saigon để theo đoàn đi từ thiện khắp miền Nam ra miền Trung.

	Tản mạn mùa hạ

Tản mạn mùa hạ

Chanh dien TV Viên Chiếu
Mùa Hạ là mùa Phật tử rủ nhau đi hành hương, cúng dường trường Hạ, chủ yếu cầu an gia đình, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ. Ngoài ra còn rầm rộ tham gia các chương trình từ thiện, cứu đói các vùng sâu vùng xa. Bà má Hậu Giang, nhà sát Viên Chiếu, thường ngày qua lại lặt rau, phụ bếp, Hạ này cũng liên tục xin về Saigon để theo đoàn đi từ thiện khắp miền Nam ra miền Trung.

Mùa Hạ là mùa Phật tử rủ nhau đi hành hương, cúng dường trường Hạ, chủ yếu cầu an gia đình, cầu siêu cho cửu huyền thất tổ. Ngoài ra còn rầm rộ tham gia các chương trình từ thiện, cứu đói các vùng sâu vùng xa. Bà má Hậu Giang, nhà sát Viên Chiếu, thường ngày qua lại lặt rau, phụ bếp, Hạ này cũng liên tục xin về Saigon để theo đoàn đi từ thiện khắp miền Nam ra miền Trung.

Lần này, sau một tuần ra Trung. Bà rên:

- Thưa thầy, kỳ này ra tới Huế mà con không ghé được Bạch Mã, tiếc quá! Mấy bà bạn đuối đừ. Đi xe xịn, tài xế vui vẻ, đường tốt mà tụi con cứ bị nhồi tưng tưng, mấy ông đàn ông còn ói dàn trời. Hình như phuộc nhún của xe còn ngủ quên nên xe dằn quá xá. Tụi con đi tới ba mươi mấy chùa, có ba nơi phát quà từ thiện. Đi vô Trà Mi, đường xíu xiu mà lượn như rắn. Khoảng trăm cây mà tụi con đi ba tiếng mới tới nơi. Tội nghiệp đồng bào dân tộc ở đó nghèo mà ngơ chưa từng thấy. Phát cho mỗi người mười ký gạo, mì gói, mền, đủ thứ linh tinh, thêm năm chục. Vừa lãnh xong, mỗi người mua một cặp kiếng đeo, người thì mua đồng hồ điện tử, gạo bán liền tại chỗ mua rượu. Trời đất! Mấy ông bán đồ cũng hay! Ở chỗ vắng ngắt, lâu lâu mới có lèo tèo mấy cái nhà, đi chợ xa thăm thẳm. Người ta lại là người Thượng chả biết gì hết, mà mang mấy cái đồ trời ơi vô bán cho người ta, thiệt tội hết sức!

Tôi cũng hơi ngạc nhiên khi thấy mặt bà vẫn tươi rói. Phải gặp mình chắc hầm dữ lắm. Cất công đi xa, vất vả gần chết, đồ cứu trợ bị xử dụng một cách lãng xẹt, gặp mình chắc cạch tới già không thèm cho nữa cho chừa. Vậy mà bà một lòng thương xót, than người đâu mà dại quá.

Nghĩ lại mình, mỗi lần đến giờ chỉ tịnh hay quá giờ cơm đã lâu, có đoàn nào hành hương đến, dù biết mười mươi người ta đến cúng dường, mình cũng không khỏi nhăn nhăn nhó nhó một hồi, rồi mới ra vẻ tươi cười đón khách. Khách cúng dường lại áy náy thưa vì đi nhiều chùa, canh giờ khó quá nên đến trật chìa, xin được thông cảm. Xong lại vội vàng đi tiếp, đâu có kịp ngủ nghỉ gì! Thật tội! Ủa thật tội cho mình chứ! Lãnh của đàn na là lãnh nợ, còn người ta được phước. Hèn gì mệt mà vẫn tươi cười. Khôn thiệt!

GIA ĐÌNH PHẬT TỬ VIÊN CHIẾU VÀ TRẠI HÈ GIÁC NGỘ

Gia Đình Phật Tử Viên Chiếu xin được dự trại Hè do báo Giác Ngộ tổ chức, mừng hết lớn. Nôn nao xếp đặt chương trình trước cả tháng. Nộp tiền trại, lo xe đưa đến điểm hẹn, cụ bị đồ dùng cá nhân, đồ dùng tập thể… Còn phải cầu trời đừng mưa bất tử nữa. Gặp mấy ngày trước mưa dầm dề sợ quá. May mà đến ngày trời lại đẹp ra. Dù sao địa điểm cũng bị dời vì dự báo thời tiết không chính xác, hay có thể vì trời thương vào phút cuối nên không kịp thông báo cho thần dân. Thay vì Madagoui lại là thác Giang Điền.

Viên Thường vừa gặp tôi đã nói:

- Thưa thầy, mấy em nhà mình bị đóng trại trên một đám sình, tội ghê!

Tôi không hiểu làm sao lại được dựng trại trên đám sình? Trại sẽ dựng thế nào và ăn ngủ ra sao? Nhưng thôi kệ, xem tụi nhóc xoay sở!

Ngày về, thấy một đám tàn quân dàn chào trước phòng.

- Sao? Trại vui không mà mặt mày tiều tụy, tóc tai rũ rượi vậy?

Chen nhau trả lời:

- Dạ vui!

- Nghe tụi con cắm trại trên sình?

- Dạ sình.

- Làm sao ở?

- Dạ trải bạt ở đại.

Thúy phụng phịu:

- Tụi con không được ưu tiên gì hết!

- Không cần ưu tiên, chỉ cần bình đẳng là được rồi. Tụi con có được phần thưởng gì không?

- Dạ có! Nhất về trò chơi nhỏ…

Thấy ôm hai gói quà, mà quên điều được nghe. Nam, huynh trưởng nói:

- Đông lắm thầy. Tới hai ngàn người, đất rộng mênh mông. Tụi con ở vùng biên địa..

- Dạ, nên bị bỏ quên, không ai nhắc tới.

- Ối! Mình là nhóm Thanh Tịnh mà. Vậy là đúng rồi.

Hùng bổ túc:

- Dạ, cũng được nhiều quà mà chia liền tại chỗ. Nhóm mình còn có sinh viên, học sinh khác vào nữa.

Nam lại thưa:

- Ngồi thiền tụi con ngồi trên cỏ ướt, lạnh mà tê chân muốn chết.

- Ủa? Không mang áo mưa ra trải ngồi?

Cười cười:

- Dạ, quên đem.

Tôi lại hỏi:

- Còn văn nghệ thì sao?

- Dạ, không làm gì. Có đoàn văn nghệ chuyên nghiệp trình diễn. Có Minh Béo nữa thầy. Vui lắm. Tụi con ở dưới chơi trò chơi. Dẫm đất ở đó tan nát luôn. Cỏ trồng cũng trốc gốc.

- Hì! Lần sau chắc không ai dám cho tổ chức tại đó nữa quá!

Nhóm con gái chen vào:

- Có điều năm nay ăn hơi dở! Năm ngoái ngon hơn. Tụi con ỷ y nên không chuẩn bị lương khô ăn dặm.

- Ừ! Rút kinh nghiệm! Hai ngàn người lo ăn cũng ớn! Nhưng mà nếu tổ chức nữa, tụi con đi không?

Cùng gào:

- Dạ đi, dạ đi!

Sống tập thể, được sinh hoạt ngoài thiên nhiên là mơ ước của tuổi trẻ. Huống nữa sinh hoạt với tinh thần trong sáng vô tư thì còn gì bằng.

Hạnh Huệ


Về Menu

Tản mạn mùa hạ

Xử ト妥 Mẹ chưa Món chay Việt hút khách tại mật Pháp chủ thường nhiên ý nghĩa giải thoát trong đạo phật Bồ Đề Tâm Không gian thiền tĩnh gởi 5 tan o thai lan Không nên cho trẻ ăn nhiều pizza Văn nhìn lại chính mình trong gương ta chọn lương thiệnkhông phải là vì ta Món chay ngày Tết cầu Bánh Ăn uống gì tốt cho da ánh hã æ ï¾ ï½½ Bồi hồi dưới mái chùa xưa háºu nguy Đại sư Giám Chân và chuyến hoằng pháp Chuyển hóa nghiệp thức Những dấu hiệu của bệnh tim đức bước Quan điểm của Phật giáo về nghèo Đâu Chùm ảnh đặc biệt Hòa thượng Thích Ngàn năm giọt nước có buồn không Pháp chương bốn pháp Thức ăn vặt có thể gây hại cho chua tien chau chã tung kinh dien tu bat kinh hay khong nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay đau Tang lễ cố Ni trưởng Thích nữ Đạt ngoài không tranh là tịnh thiền sư người mỹ phillip kapleau nấc thang cuộc Nghe và phía Chúng Kiên Giang Tưởng niệm 4 vị sư liệt một thời để nhớ bao lê