Như
Tản mạn mùa Vu lan

̃ng người bạn trẻ ơi! Hãy thử vào một nhà trẻ nào đó, ở đó đôi, ba giờ. Không ở đó cả ngày, cả tuần, cả tháng thì chắc rằng bạn cũng sẽ trở về nhà, lặng lẽ nhìn cha mẹ mà mỉm cười, mà muốn đến cầm tay, ôm hôn lên má để nói: Cha mẹ nuôi con thật là cực khổ trăm bề. Con mang ơn cha mẹ!
Trong kinh Tăng chi bộ (chương 2, phẩm IV, câu 2), chúng ta biết rằng không dễ gì trả được ơn cha mẹ đối với những gì họ đã làm cho ta: “Có hai hạng người, này các Tỳ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; . . . nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỳ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, dạy dỗ chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này.

ng này các Tỳ-kheo, ai đối với các bậc cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha” (HT.Thích Minh Châu, Việt dịch).


Mỗi lần đọc đoạn kinh này, tôi buồn nẫu ruột. Buồn vì nhận thấy mình thật là một đứa con bất hiếu nhất trên đời. Biết đến bao giờ tôi mới làm được một phần ức, một phần tỷ của lời Đức Phật khuyên dạy.

Mồ côi cha, tôi chỉ biết về cha qua những lời kể của mẹ. Dĩ nhiên những chuyện mẹ kể, đều bằng giọng vui vẻ, không trách hờn, dầu đó là chuyện ba tôi thường xuyên vắng nhà. Có khi còn về kể cho mẹ tôi nghe rằng ông đã đi những đâu, gặp cô đào này, ả thanh nữ kia. Vậy mà mẹ tôi không ghen hờn mới là lạ. Mẹ thường nói một cách an phận: “Đàn ông mà, miễn là cuối cùng rồi họ cũng trở về với gia đình”. Đúng là ba tôi có trở về, nhưng khi người đã không còn đủ sức để “tung hoành” nữa.

Dĩ nhiên chúng tôi không thể rộng lượng được như mẹ. ̃ng khi bị cha dượng đối xử không tử tế, thì chúng tôi lại than trách: “Phải chi ba đừng phung phí sức khỏe thì đâu phải chết sớm, để con cái phải lâm vào cảnh cha ghẻ, con vợ…”. Cả khi đã trưởng thành, khi đã ra đời có thua anh kém em, chúng tôi cũng than: “Tại ba phá hết gia tài của nội, nên con cái không được đi học đàng hoàng, phải sống thiếu thốn, nghèo nàn…”. Than trách mãi, đến nỗi có lúc mẹ tôi phải kêu lên: “Thôi, tụi con hãy tha cho người chết, dầu gì ổng cũng không còn. Trước khi mất ông cũng đã hối hận vì sống thiếu bổn phận làm cha rồi...”. 

Đã trách cha, thì chúng tôi cũng không thể tha cho mẹ. Dĩ nhiên là chúng tôi không bao giờ dám nói trước mặt mẹ, nhưng sau lưng bà, chúng tôi cũng trách cứ: “Phải chi má đừng đi thêm bước nữa… Phải chi má gửi anh chị em mình vào cô nhi viện có lẽ còn tốt hơn...”. 

Và mỗi người chúng tôi đã bắt mẹ phải trả giá bằng cách riêng của mình. Anh Hai tôi khi nhỏ ngoan hiền bao nhiêu thì khi lớn lên, lập gia đình rồi, anh lại trở tính. Mẹ tôi có rầy la, thì anh cười, trả treo rằng: “Ủa, con theo gương của ba mà má. Con hơn cha nhà có phước mà”. Chị Ba tôi hiền như cục bột, vậy mà có lúc cũng không kiềm chế được để nói những câu làm đau lòng người: “Má nghĩ sao mà giữ năm đứa trẻ bên mình khi không tiền, không bạc. Tụi con vào cô nhi viện, chắc còn tốt hơn…”. Chị Tư không lập gia đình vì không muốn rơi vào hoàn cảnh giống mẹ tôi. Anh Năm thì luôn “đối xử với mấy đứa em sau bằng nửa trái tim…”.

Tôi thì luôn giữ một khoảng cách nào đó với mẹ. Và khi có dịp thì cũng trả treo để mẹ tôi phải nhớ đến ‘lỗi lầm’ của mình. khi tôi quyết định bỏ việc, bỏ gia đình, bỏ tất cả để về Việt Nam, mẹ tôi đã ngăn cản bằng những giọt nước mắt, những lời thắm thiết: “Má và anh chị em đều ở đây, mà con trở về đó làm gì?”. Nếu là đứa con hiếu để khác, thì chắc phải đau lòng, xót dạ lắm. Đằng này tôi cảm thấy hả hê khi thấy giờ mẹ tôi mới biết đến sự ‘quan trọng’ của mình. Tôi đã không bỏ lỡ cơ hội để xát muối thêm vào vết thương của người: “Hồi nhỏ, con cần má thì không thấy má đâu, giờ con ở bên má thì ích lợi gì…”.  Trước sự tàn nhẫn của tôi, bà đành lặng thinh. 

Rồi khi mẹ tôi già hơn nữa, đôi khi chúng tôi không khỏi thấy bà là gánh nặng của mình. Tôi đã nhiều lần vờ bận công việc gì đó, để vào phòng riêng đóng cửa lại, để không phải nghe mẹ tôi kể lể những câu chuyện đời xưa mà chúng tôi đã nghe “cả trăm lần”. Chúng tôi không có thì giờ, không có kiên nhẫn với người già. Chúng tôi than thở: “Tội nghiệp chị Ba, phải trông coi má không được đi đâu hết”. Chúng tôi sợ mình hết thời gian đi đây đi đó mà không nghĩ đến việc thời gian mẹ còn ở bên chúng tôi còn ngắn ngủi hơn rất nhiều.

Tôi không con, nên không hiểu nỗi khó nhọc của cha mẹ nuôi con như thế nào. Mãi đến những năm gần đây, khi ở gần cháu, tôi mới thấm thía sự khó nhọc đó. Cái gì mà cả nhà đang vui vẻ như vậy, chỉ cần nó té một cái, khóc ré lên là mọi hoạt động, mọi nghĩ suy đều dừng lại và hướng đến nó. Nó đau, chúng tôi còn đau gấp bội. Rồi chỉ có chuyện nó mấy ngày không chịu đi “ị” thì gia đình là một đám giặc. Mẹ thì đòi đánh, cha bứt đầu bứt cổ than: “Sao con làm khổ cha mẹ dữ vậy?”. Còn bà thì nhất quyết phải dỗ ngọt đến cùng.

Ba phương pháp xung đột nhau, nên trước khi con làm được điều gì thì phiền não, hờn trách đã trùm lên đầu những người lớn. Vậy mà buổi chiều, khi con đã làm xong ‘nhiệm vụ’, thì ba ra cười tỏn tẻn, làm lành với bà. Mặt mẹ cũng hết căng, và bà thì dĩ nhiên là thở một hơi thở dài. Hình như cái gì liên quan đến con đều là cả một vấn đề. Chuyện ăn uống: Sao cho nó ăn cơm hoài vậy? Không đổi món cho con?  Sao ăn mỡ nhiều quá vậy? Vân vân và vân vân.

Chuyện coi truyền hình: Sao cho nó coi phim bạo lực dữ vậy? Sao coi nhiều giờ quá vậy?... Chuyện tắm rửa: Không được ngâm con trong nước lâu vậy. Coi chừng xà phòng vào mắt em. Lạnh rồi, pha nước nóng cho em tắm… Chuyện chơi đùa: Mỗi tối phải đọc sách cho con trước khi đi ngủ chứ. Sao không dẫn con đi chơi ra ngoài công viên cho nó thoáng… Chuyện học hành: Thôi đừng ép nó đi học sớm, nó còn nhỏ quá mà. Trường đó hình như mấy cô giáo đánh trẻ dữ lắm đó…

Hình như có cả trăm ngàn vấn đề phải để tâm đến để có thể giáo dục một đứa trẻ thành một người tốt, một người có ích cho xã hội như cha mẹ, ông bà mong muốn. Đứa con lớn lên không hư hỏng, họ thở phào nhẹ nhõm. Đứa con hư hay cá tính thì suốt cuộc đời cha mẹ, ông bà là những ưu tư phiền muộn.

̃ng người bạn trẻ ơi! Hãy thử vào một nhà trẻ nào đó, ở đó đôi ba giờ. Không ở đó cả ngày, cả tuần, cả tháng thì chắc rằng bạn cũng sẽ trở về nhà, lặng lẽ nhìn cha mẹ mà mỉm cười, mà muốn đến cầm tay, ôm hôn lên má để nói: Cha mẹ nuôi con thật là cực khổ trăm bề. Con mang ơn cha mẹ!

Bài viết: "Tản mạn mùa Vu lan"
Diệu Liên Lý Thu Linh - Vườn hoa Phật giáo

 

Về Menu

tản mạn mùa vu lan tan man mua vu lan tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ăn chay giúp sống lâu hơn 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi đại đức hằng thiệt với công hạnh đại hùng đại lực của bồ tát quán 30 câu nói của thiền sư thích nhất đạo đức nhân quả trong đời sống xã Bình minh quê mình angela phuong trinh quy y theo dao phat đằng angkor thom and bayon đề buddhanandi Phận cột GiÒ Bệnh đức phật a chùa nam phÕ đức phật di lặc và ý nghĩa sáu đứa albert coi goc cua sanh tu va niet ban đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc gieo trong hanh phuc Chùa Ð Ñ Ñ noi 禮佛大懺悔文 bun rung thần Những 4 lưu ý để bạn có một ngày hoạt viên minh Ăn chay làm giảm lượng phát thải khí ngÅ hoa Vận Thiền Lễ tưởng niệm húy nhật cố Đại lão vt nghe không nuoc tu bi Má³ ban phai biet Đồng Tháp Nhập tháp kim quan cố mot ky quan cua myanmar từ cà n em là ai va トo vu lan nam nay vang bong noi пѕѓ giản mot bo bia Mộc Cảm lang ngam ky quan phat giaoco xua bac nhat the Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật hay biet chap nhan nhung gi trong hien ÄÆ mọi gió y nghia vì sao người dân bhutan không sợ chết