Tết năm nay mấy đứacháu của ba tôi về quêđể ăn tết với ông ngoại.Khi đi ngang qua một cánh đồng, chúng chợt đứng lại nhìn chăm chú mấy con trâu đang gặm cỏ và khi biết đó là… con trâu thì chúng vô cùng thích thú reo lên: “Con đã thấy nó ở trong ti vi rồi cậu út ơi”. Tôi bật cười, tự nhiên thấy thương thương cái gì đó. Trước đây tôi thương những em ở thôn quê lam lủ, nhưng giờ thì thấy lam lủ như thế đôi khi lại là một diễm phúc. Vì ít nhất chúng cũng có thể tự hào với bọn trẻ nhóc thành phố là chúng đã biết con trâu thiệt hẳn hoi chứ không phải chỉ biết con trâu nhỏ xíu trong ti vi, và người đáng thương trở lại chính là những cô cậu nhóc ở thành phố kia.

	Tản mạn về... Trâu

Tản mạn về... Trâu

Tết năm nay mấy đứa  cháu của ba tôi về quê  để ăn tết với ông ngoại.  Khi đi ngang qua một cánh đồng, chúng chợt đứng lại nhìn chăm chú mấy con trâu đang gặm cỏ và khi biết đó là… con trâu thì chúng vô cùng thích thú reo lên: “Con đã thấy nó ở trong ti vi rồi cậu út ơi”. Tôi bật cười, tự nhiên thấy thương thương cái gì đó. Trước đây tôi thương những em ở thôn quê lam lủ, nhưng giờ thì thấy lam lủ như thế đôi khi lại là một diễm phúc. Vì ít nhất chúng cũng có thể tự hào với bọn trẻ nhóc thành phố là chúng đã biết con trâu thiệt hẳn hoi chứ không phải chỉ biết con trâu nhỏ xíu trong ti vi, và người đáng thương trở lại chính là những cô cậu nhóc ở thành phố kia.

Tôi cũng thế, biết con trâu thực ngoài đời trước khi xem nó trong sách vở, phim ảnh. Vì nhà nuôi trâu nên tôi thường theo ba rút rơm cho trâu ăn hoặc un khói đuổi muỗi cho trâu. Khi ba tôi đi cày ở những cánh đồng xa thì tôi phải đem cơm trưa. Trong khi ông nghỉ trưa thì tôi tập tành cưỡi trâu. Trâu có đôi sừng cong như đôi kiếm của đấu sĩ Nhật Bản uy phong nhưng thật ra chúng rất hiền lành. Cái hiền đó biểu lộ ngay trong… nụ cười của chúng. Trâu chỉ có một hàm răng dưới à. Ta biết răng dùng để cắn xé. Cho nên nó cũng được dùng để chỉ cho loài nào có tính hung dữ, hay đấu đá. Răng còn được dùng để… cắn rứt lương tâm. Trâu chỉ có một hàm răng để nói rằng trâu không làm mích lòng ai nên không cần phải cắn hay rứt gì cả nhưng chỉ đủ để nhai cỏ mà thôi.

tamnan-trau-1.gif

Về sự tích vì sao trâu chỉ có một hàm răng thì có lẽ ai ai cũng biết. Mặc cho cọp và người nông dân đấu đá với nhau, trâu chỉ cười ké mà thôi. Hiền lắm! Tôi gần gũi với trâu cũng nhờ những câu chuyện như thế. Cho nên tôi rất thương trâu, tắm rửa, cho uống nước, un muỗi cho trâu chứ không phải như thằng chăn trâu lười biếng trong câu chuyện cổ tích nọ đâu. Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có một thằng chăn trâu mướn. Vì nó rất lười nên thay vì dắt trâu đi ăn thì nó chỉ cột trâu một chỗ, bỏ đói trâu. Để qua mắt chủ, chiều trước khi dắt trâu về chuồng nó lấy mo cau dán vào bụng trâu rồi tô đất bên ngoài. Nhìn vào thì cứ tưởng là trâu mập mạp, no tròn. Một lần nọ khi nó dắt  trâu về chuồng thì ông chủ hỏi:
- Con hôm nay có cho trâu ăn no không?
- Dạ có, thưa ông chủ. Ông cứ nhìn cái bụng của nó coi, tròn vo à. Chú bé đáp.
- No trong mo ngoài đất sét. Trâu liền phản ứng.
Thế là mưu kế bị bại lộ và nó bị ông chủ phạt. Tức quá nó liền đốt ba cây nhang rồi đem châm vào cổ của con trâu tội nghiệp đó để cho trâu không còn có thể tố cáo nó nữa. Thế là từ đó trâu không còn biết nói tiếng người được nữa. Chỗ bị nhang đốt đó nổi một mụt ruồi với mấy sợi lông mà ngày nay ta thấy dưới cằm trâu đó. Không tin thì cứ lật truyện cổ tích ra coi thì biết.

tanman-trau-2.gif

Gần đây Báo Thanh Niên có đăng câu chuyện có thật về năm con trâu đã cứu chủ nhân của nó là một bà già 70 tuổi khi bà bị một con gấu tấn công. Năm cặp kiếm Nhật bao vây chú gấu vào giữa, thật là ngoạn mục. Ai bảo súc vật không biết tình người chứ!
Trâu từng một thời không chỉ gắn bó với người nông dân: “Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, mà còn là dẫn đạo nền kinh tế của tất cả các nước nông nghiệp: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với gia đình tôi cũng vậy, con trâu gần như là trụ cột kinh tế gia đình. Nhà tôi có hai con trâu và ba tôi đã dùng nó để đi cày mướn. Giá công cày cũng đủ để cho gia đình tôi sống qua ngày. Nhưng khi loại máy cày xuất  hiện thì cày trâu dần dần trở thành ít phổ biến. Cho nên ba tôi quyết định bán đôi trâu đi để mua máy cày. Ngày người ta đến dắt trâu, chúng không chịu đi. Ba tôi phải vỗ vỗ vào mông thì chúng mới chịu đi nhưng ứa nước mắt. Còn tôi thì khóc bù lu bù loa. Trước đó tôi đã năn nỉ ba tôi đừng bán đôi trâu nhưng tôi đâu biết rằng thời thế là phải như thế. Tôi đã giận ba tôi cả tháng trời sau đó. Vào những ngày cuối cùng trước khi người ta dẫn nó đi tôi thường xuyên ra chuồng trâu trò chuyện với chúng, vuốt ve cũng như tìm những bó cỏ tươi non nhất cho chúng ăn. Có lẽ chúng cũng có linh tính hay sao mà tỏ ra rất quyến luyến tôi khác thường. Mỗi lần ra thăm chúng về, chúng đều tiễn tôi bằng những tiếng kêu “nghé ngọ” thật thống thiết. Điều đau đớn hơn nữa là tôi biết rằng người ta mua chúng về để làm thịt. Tôi từng thấy cảnh làm trâu trong xóm. Người ta đập đầu nó bằng búa cho tới khi chết. Rồi cắt đầu, lột da. Ba ngày sau đi ngang chỗ đó thấy cái đầu trâu vẫn còn mở mắt. Người ta nói sức trâu mạnh nên chưa chết hẳn.

tamnan-trau-3.gif

Sau này tôi còn được biết thêm rằng mọi chúng sinh, con người và loài vật đều phải chịu kiếp luân hồi thường mạng lẫn nhau. Mình sát sanh hại vật thì kiếp sau rất có thể đầu thai thành con vật để mà đền tội. Người đầu thai thành vật, vật đầu thai thành người. Biết đâu được trong kiếp luân hồi đó giữa người và vật cũng rất có thể từng là bà con thân quyến với nhau? Biết thế nên ta cần phải đối xử tốt với vật nuôi, xem chúng như bạn bè, người thân ta mới phải. Âu cũng là việc nhân đạo mà. Và chủ trương ăn chay trong đạo Phật một phần cũng có lý do từ đó. Tôi không biết chính xác thân phận đôi trâu của tôi sẽ như thế nào cũng như chúng đã hóa kiếp bao nhiêu lần rồi, nhưng mỗi lần nhớ tới chúng lòng tôi thấy rất thanh thản nhẹ nhàng vì tôi đã thật sự yêu thương và chăm sóc chúng thật tốt khi “chúng tôi” còn ở bên nhau. Đó chẳng phải là niềm an ủi rất lớn sao? Sống sao để đừng hối hận sau này, dù là đối với một con vật.
Có thể nói trong 12 con giáp thì trâu đứng hàng thứ hai chỉ sau anh cả tý. Nhưng anh tý thì chỉ biết ăn chơi. Chính anh hai sửu mới là người đảm đang trong gia đình. Ấy thế mà có người lại sợ sinh vào năm sửu. Phải chăng họ sợ cuộc đời rồi cũng sẽ cực… như trâu? Tôi chợt nhớ một chuyện, cách đây chừng tuần có người vô chùa hỏi tôi rằng, có phải mình thờ Phật Di Đà tốt hơn Phật Thích Ca không? Rồi anh ta giải thích rằng vì cuộc đời Phật Thích Ca truân chuyên quá, còn cõi Tây phương lại là nơi đất lành chim đậu. Tôi cười vì thấy quan niệm ấy cũng vui vui. Nhưng tôi cũng tận tâm giải thích với anh ta rằng, Phật Thích Ca truân chuyên như vậy là diễn tả quá trình hành đạo, còn cõi Tây phương là nói đến kết quả của sự hành đạo đã viên mãn. Thật ra Phật Di Đà khi hành đạo cũng truân chuyên như Phật Thích Ca mà thôi. Thậm chí còn gian khổ hơn nữa. Vì sao? Anh ta hỏi. Vì theo kinh Pháp Hoa, tôi lại mỉm cười nhìn vẻ mặt ngây ngô của anh trả lời, trong 16 anh em thì Phật Thích Ca là em út. Mà đã là em út thì chắc được chiếu cố nhiều hơn. Dù sao thì cuối cùng anh ta cũng hiểu ra, rằng không có gì tự nhiên mà thành tựu. Cho nên ví dầu tuổi sửu có cực như trâu theo quan niệm dân gian về 12 con giáp thì cũng là điều tốt chứ có sao. Trong thời đại nền kinh tế thế giới biến động (theo chiều hướng suy thoái) thì chỉ sợ là không được cực, tức thất nghiệp, chứ cực mà nên trò trống, mà hái ra tiền thì mong cho cực hoài hoài. Càng cực càng thấy mình tích cực, có ích, có giá trị. Nói vậy thôi chứ trâu  cũng có lúc thảnh thơi vậy? Đó là sau giờ đồng áng ra, được nhởn nhơ gặm cỏ, nghe mục đồng thổi sáo bên tai!

tanman-trau-5.gif

Nhớ lại loài trâu, từ con vật hoang dã rồi được con người thuần hóa trở thành người bạn thân thiết cùng khổ cùng sướng với con người trong cuộc sống:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
Nhưng loài trâu đang giảm mạnh về số lượng vì nguyên nhân thời đại. Ôi, sẽ thật là buồn biết mấy khi một ngày nào đó người bạn hiền lành ấy của con người chỉ còn sống trong những… câu chuyện cổ tích. Rằng ngày xửa ngày xưa có một loài vật tên là… trâu.

HỮU HUỆ


Về Menu

Tản mạn về... Trâu

n蘯ソu ba dieu can suy ngam trong cuoc song 真言宗金毘羅権現法要 đỉnh cao kim cổ phà chuông Sắc Ä inh tu cai mieng la tu hon nua doi nguoi tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam quà Thiên phÃÆp vô niệm vô sanh หลวงป แสง chỉ trong một chớp chương ii thích ca thế tôn Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh Nuoc Phương pháp Thiền Nguyện Ăn chay tu hanh rot cuoc la gi 妙蓮老和尚 Biết 放下凡夫心 故事 ma 五痛五燒意思 giÃÆi hãy trân trọng người bạn đang thương 浄土宗 仏壇 ón tính 泰卦 bún Linh che trăng doi mat cua me บทสวดพาห งมหากา dia nguc Nghệ giao tuc phÃÆt năm con chó Ò anh huong cua mang xa hoi den khau nghiep cua Thõng ï¾ï¼ nghi ve hanh phuc nhan ngay quoc te hanh phuc Phòng Buffet Vu lan Chay su ui Tưởng niệm thân phụ Tổ sư Minh Đăng Nắng mai tho truyen 1905 Ly 不空羂索心咒梵文 Chữa mat 天眼通 意味 lam sao de duoc than tam an lac thư phật cánh