Khái niệm Tánh không là phương pháp tu tập truyền thống của Bồ tát để giác ngộ thực thể của đời sống và vũ trụ, mà tất cả đều sanh, diệt bởi lý Duyên khởi
Tánh không

.
. Trong ánh sáng của Tánh không, Bồ tát là một con người, có thể vượt qua mọi chấp thủ của những tà kiến, phong tục, cách sống, tín ngưỡng, chủng tộc, giới tính và môi trường.

Bồ tát được là một con người với nghiệp của chính mình ở cõi đời này cũng như những người khác và không nên xem Bồ tát như một chư thiên, thánh thần hoặc một thực thể vĩnh viễn để có sự hiện hữu thực cho mục đích thờ phượng, mà nên nhớ rằng Bồ tát chỉ là một tính chất tượng trưng của Phật pháp do các vị tổ sáng suốt tạo ra sau khi Đức Phật nhập niết bàn.

Tánh Không có ba mặt : thể, tánh, tướng và dụng. Ba mặt thể, tướng, dụng không thể tách rời vì thể ở trong tướng và dụng, tướng nằm trong dụng và thể, dụng biến hiện từ thể và tướng. Đây là sự diệu dụng tuyệt vời của tánh không. Do đó, Phật đã chứng pháp thân mà không trụ ở pháp thân và luôn luôn ứng hiện trong tướng báo thân để thể hiện thành bài học sống động trong sự nghiệp cứu độ chúng sanh thoát khổ.

Tánh Không là tánh không còn bị trói buộc bởi vọng niệm, vọng thức và không phải là sự đồng hóa hay đánh mất, mọi bản sắc cá biệt của thế giới hiện tượng. Tánh Không là nói trên tánh của các pháp. Ví dụ Phật nói pháp Tứ đế để diệt sanh tử. Như vậy, vì đối lập sanh tử nên nói pháp diệt sanh tử. Nếu sanh tử không còn thì pháp diệt sanh tử cũng không còn. Cho nên nói tất cả pháp do duyên hợp đều không có thực tánh. Vì vậy, cho tới không, khổ, tập, diệt, đạo cũng như thế. Pháp Tứ đế là chân lý mà cũng không có thực tánh và Mười hai nhân duyên cũng vậy. Tất cả những gì do đối duyên dựng lập đều là không thật tánh.

Trong con người có hai bản tính: nhân tính và thú tính. Nhân tính là sự khôn ngoan và xảo trá, còn Thú tính là sự mù quáng sống theo sự thúc đẩy của lục căn, lục trần. Hai tính này đều nguy hại và muốn để giải thoát nó bằng cách, hãy nhìn thẳng vào mình, vào nguồn gốc của mọi tư tưởng và hành vi của mình. Muốn làm được việc này, cần phải can đảm tìm hiểu sâu xa và trực diện với chính mình.

Nếu không tự thực hiện được thì cho dù có áp dụng bao nhiêu pháp tu cũng chỉ trị căn bịnh của mình cho đỡ hơn, và tiếp tục tự trốn chạy đời sống, bằng sự chạy trốn, bằng lời kinh, bằng quang cảnh tu hành mà tâm phân tán, không được cả sự bình an của người sống đời thường.

Khi đạt được tánh không, con người sẽ chấp nhận đời sống NHƯ LÀ,có nghĩa chấp nhận mọi sự vật, ta và người, với một tình thương chân thật, không bị ràng buộc bởi cái gì đó... Muốn đi đến bến bờ giác ngộ, thì phải giải quyết các vấn đề trong chính đời sống của mình.

Thân nghiệp và Ý nghiệp luôn đi song đôi, và sẽ không dứt được, nếu không đạt được không tánh. Vì thế nhiều người xuất gia đã đi đến thất bại, vì nghĩ rằng, đã ly gia cắt ái, là cắt được đời bình thường, để sống một đời sống tu hành. Vì họ ly gia cắt ái nhưng ngược lại bị ly tâm và không nhất tâm. Chỉ có nhất tâm mới quán chiếu được Bản Sắc của Như Lai trong sáng rực rỡ đầy hào quang.

Thế kỷ này, cách sống của con người bị xáo trộn. Nhiều người đi tu có tâm phàm, lợi dụng chiếc áo cà sa, đã dùng Phật pháp để phục vụ cá nhân, và tham vọng để bù đắp lại sự khổ hạnh của đời sống tu hành mà họ cho là hy sinh cho tha nhân, cho đạo pháp, cho giáo Chủ tôn giáo mà họ mượn danh để trục lợi, mà ngay chính họ vẫn không biết rõ điều họ đang làm là gánh nghiệp. Bao nhiêu tiền của tín đồ đóng góp, là bấy nhiêu nghiệp quả mà họ phải gánh, phải trả.

Những nhà Tu hành này, nên cần những phút bình tâm suy nghĩ, đừng tiếp tục lợi dụng tin của người khác, mà đưa người ta đi đến con đường phải hy sinh của cải, ngay cả tánh mạng của họ cho những chủ nghĩa tự bào chế ra theo sự phóng tác, hiểu biết riêng tư của mình, không đúng ý nghĩa theo lời Phật dạy.

Nếu chưa hiểu rõ ý nghĩa của chiếc áo Cà sa mà qúy vị đang bận, từng phút, từng giờ. Xin vui lòng tìm hiểu qua, những Kinh được trích đoạn dưới đây, để trở thành người thường có Phật Tánh, sống chân thật với mình với người, làm việc và phục vụ tha nhân cho đúng Ý nghĩa của một đấng Chân tu đầy đủ Đức Hạnh.

Đức Phật để lại cho nhân loại 84.000 pháp tu trong các tạng Kinh khác nhau. Hãy nên dựa vào đó mà tập cho đàng hoàn, trước khi tự đặt gỉa Danh cho mình như : Sư ông, Sư bà (Sư bà là Nữ Tu sĩ Phật giáo lớn tuổi và không đồng nghĩa với Sư bà nhỏ tuổi của một thiểu số chùa có Sư ông đi bên cạnh). Thiền sư này, Thiền sư nọ.

Làm Ông Sư chưa tròn trách nhiệm của người đại diện cho Phật pháp, thì làm sao mà có thể tự mình xưng là Thiền Sư. Thiền có câu : Ăn nóng, Uống lạnh tự mình biết và đừng bao giờ, lợi dụng kiến thức hiểu biết trong ngôn ngữ ngoại quốc, chuyễn Phật pháp sang tiếng mẹ đẻ hay một ngôn ngữ khác, rồi cho rằng, mình là Bậc giác ngộ, hãnh diện với những Tác Phẫm của mình.

Lợi dụng lòng tin yếu mềm của người khác bằng trò chơi tâm lý, mà người ta phải tự nguyện qua những cách khác nhau, đi vào chủ nghĩa cá nhân của mình. Muốn đồng hóa mình như một vị Bồ tát, thì trước tiên, nên làm những việc của những vị Bồ tát khác đã làm. Trên đời còn rất nhiều cuộc đời bất hạnh của đám trẻ thơ đang sống và chờ sự cứu giúp của các vị Bồ tát. Ăn no, ngủ kỹ, trong chùa không phải là việc của các vị Bồ tát đã làm. Hành thiền mà không hành thiện, không phải là Bồ tát.

Chiếc áo Cà sa, Phạn ngữ, kasaya, काषाय, và còn nhiều tên khác như Giải thoát y, Phước điền y hay chiếc áo giải thoát. Nhưng thật sự chữ kasaya trong tiếng Phạn không có nghĩa gì là áo mà chỉ có nghĩa là bạc màu, dơ bẩn. Hình thức chiếc áo này gồm có nhiều mảnh vải vụn nhặt được và khâu đùm với nhau.

Ngày nay, ở Miến điện, nhiều tu viện lớn, các Bậc Chư Tăng tiếp tục duy trì truyền thống này, bằng cách chính họ phải tự mình, đi lượm những mảnh vải vụn rơi rớt ngoài đường hay những tấm khăn liệm người chết vứt bỏ ở những lò thiêu, những đống rác, đem về giặt sạch, rồi tự mình chắp nối, may thành áo để mặc.

Trên thực tế, bây giờ, chiếc áo cà sa đã mất đi hình dạng nguyên thủy của nó, từ cách may cho đến màu sắc, bởi vì, tùy theo truyền thống của từng môn phái, địa phương, phong tục, khí hậu... Như Ấn độ và các nước theo Truyền thống Nam tông dùng màu vàng. Việt Nam và Trung quốc dùng các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ. Triều Tiên dùng màu lam Nhật bản thì dùng màu đen hay nâu đen như màu trà. Tây tạng dùng màu vàng nghệ hay nâu đỏ.

Dù cho có sự biến đổi, theo thời gian, nhưng ý nghĩa nguyên thủy của chiếc áo cà sa, vẫn giữ được nguyên vẹn trong sự đơn sơ, khiêm nhường và cao cả. Theo phép quy định về màu sắc của áo cà sa, thì nó có ba màu chính như sau : màu gần như đen (màu thâm, màu bùn dất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả). Chiếc áo cà sa dùng để che thân, để đắp, để gối đầu hay gấp lại để ngồi.

Trong Kinh Bát nhã có kể như sau : Đức Phật cùng với các đồ đệ sau khi khất thực về, ăn xong, Ngài tự lau rửa bình bát, sau đó tự tay xếp áo cà sa làm ghể ngồi để thuyết giảng.

Kinh Bi hoa kể chuyện Phật thệ nguyện khi đắc Đạo sẽ mặc chiếc áo cà sa có đủ năm đức, kinh này gọi là áo Cà sa ngũ đức và các đức ấy như sau :

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa).

2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà sa cũng đắc Tam thừa.

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc của chiếc áo cà sa cũng được no đủ.

4. Chúng sinh hằng tâm niệm cà sa sẽ nẩy sinh lòng Từ bi.

5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.


Trong Tâm địa quán kinh cũng có nói mười điều lợi của chiếc áo cà sa như sau :

1. Che thân khỏi thẹn ngượng.

2. Tránh ruồi muỗi, nóng rét.

3. Biểu thị các tướng tốt của người xuất gia.

4. Kho chứa châu báu (tức Diệu Pháp của Phật).

5. Phát sinh nghị lực gìn giữ giới hạnh.

6. Màu nhạt bẩn không làm phát sinh lòng ham muốn.

7. Mang đến sự thanh tịnh.

8. Tiêu trừ tội lỗi.

9. Mảnh đất tốt làm nẩy sinh Bồ đề tâm.

10. Giống như áo giáp, mũi tên phiền não không đâm thủng được.


Kinh Pháp Cú 9

Nếu mà mặc áo cà sa

Lòng còn ô uế, tâm tà quẩn quanh

Chưa tự chế, thiếu chân tình

Xứng đâu mà khoác vào mình áo kia.

Kinh Tứ Thập Nhị Chương Phật đã dạy rất rõ về pháp hạnh của người xuất gia. Phật dạy : Những bực xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình, hiểu rõ lý mầu nhiệm của Phật pháp, trong không sở đắc, ngoài không sở cầu, tâm không ràng buộc nơi đạo, cũng chẳng còn kiết nghiệp, dứt sự suy nghĩ dứt sự tạo tác, chẳng phải do tu, cũng chẳng phải chứng được. Phật dạy tiếp: Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa môn, là người thọ lãnh đạo pháp, phải xa bỏ cuộc đời riêng tư của chính mình để phục vụ chúng sanh còn vướng mắc trong vòng phiền não, được Giác ngộ đến Giải thoát.

Từ lòng Từ bi của Phật và những lời giảng dạy thiết thực của Ngài cho những người xuất gia. Mỗi người cần phải chiêm nghiệm một cách tận tường, để tự nhắc nhở cho mình tinh tấn tu hành, thì mới có thể, xứng đáng mặc áo Ca sa.

Mặc dầu chiếc áo này là một biểu tượng, nhưng những mảnh vải vụn trong cõi vô thường, được nhặt và khâu lại, khi khoác lên thân xác của người xuất gia là một cái gương, tinh khiết để soi cho ta và tất cả những chúng sinh đang hiện diện chung quanh ta và cũng là sự hiện hữu của những bậc Thánh hiền để giúp chúng ta tránh xa, những hành vi mê lầm và tội lỗi. Chiếc áo mầu nhiệm nhưng chỉ là những biểu tượng chứ không phải là Đạo Pháp. Phật dạy rằng : Đạo Pháp giống như một cái bè bằng tre dùng để qua sông. Qua được bờ bên kia ta hãy bỏ lại, đừng đội nó lên đầu mà đi.

Ý nghĩa triết học đặc biệt của từ Suññam cũng được diễn tả trong câu này : Suññam idam attena va attaniyena vā ti. Từ Suññam nghĩa là trống không (vật chất hoặc bất cứ thực thể nào) khi nó dùng với chữ atta (ngã) hoặc chữ attaniya (tự ngã) và từ đó về sau, từ này được dùng để truyền đạt ý nghĩa của không thực thể. Từ một từ bình thường đã chuyển sang như một thuật từ có nội dung và ý nghĩa triết học, rồi Đức Phật bắt đầu diễn tả Suññam trong ý nghĩa triết học của Ngài.

Trong kinh Lục căn (Salāyatana Saṁyutta), đức Phật chỉ rõ tánh rỗng không nơi 12 xứ (āyatana) và chỉ ra nội không và ngoại không :

Mắt là không có tự ngã và bất kỳ những gì thuộc về ngã, Sắc là không có tự ngã... Nhãn thức là không có tự ngã... Ý căn là không có tự ngã... Pháp trần là không có tự ngã ... Ý thức là không có tự ngã... Thọ là không có tự ngã... Xúc là không có tự ngã... Cảm thọ là không có tự ngã và bất cứ những gì thuộc về ngã. Này A nan đó là lý do tại sao nói rằng: Trống rỗng là thế giới này.

Nguyên ngữ Pali :

Cakkhum suññam attena vā attaniyena vā, rūpā suñña... cakkhuviññanam suññam cakkhu-samphasso suñño yam pidam cakkhusamphassa-paccayā uppajjati vedayitam sukham vā dukkham vā adukkhamasukham va tam pi suññam attena va attaniyena va. Yasmā ca kho Ānanda suññam attena vā attaniyena vā tasmā suñño loko ti vuccatī tī.

Tánh không của các pháp không có chủ thể là, không ngoài lý Duyên khởi. Chỉ khi nào hiểu được, các pháp thế gian không có thực thể cố định (mặc dù nó có tánh cách tạm thời, biến đổi) và các pháp này tương quan lẫn nhau thì mới giác ngộ được lý nhân duyên.

Phật giáo nhấn mạnh sự tỉnh thức Tánh không, sự không bản thể của mọi pháp bao gồm ngã và ngay cả bản thân Đức phật để có thể giải thoát khổ đau. Do đó, đức Phật chủ trương vô ngã và tỉnh thức các pháp, hơn là lòng tin vào đức Phật.

Tất cả pháp do nhân duyên sanh, đó là giáo lý căn bản của A hàm. Từ lý nhân duyên sanh này mà, Kinh Bát nhã đi sâu hơn. Đã là nhân duyên sanh ra các pháp, thì trước khi các pháp sanh, nó ở Tánh không. Do Tánh không duyên mới hợp được. Đừng nên nhầm lẫn Tánh không và Chân không.

Tánh không là nói trên tánh của các pháp, còn Chân không là nói trên tâm thể. Tánh không duyên hợp sanh ra muôn pháp hư giả không thật. Chân không là tâm thể bất sanh bất diệt mà có diệu dụng hay sanh muôn pháp, nên gọi là diệu hữu. Tánh không là y cứ theo Bát nhã để phá chấp. Chân không là y cứ theo Kinh Pháp Hoa Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Niết bàn chỉ sự hiện diện của Chân tâm bất sanh bất diệt. Khi nào phá hết các pháp chấp rồi mới nhận ra được Chân tâm. Chân tâm chính là Chân không diệu hữu.

Quán chiếu là dùng trí huệ quán sát, phân tích, suy nghiệm, thẩm sát để chứng nghiệm, thấy rõ, hiểu sâu và hiểu đúng thực sự thật đó là cái gì, rồi, tự rèn luyện, uốn nắn, làm cho quân bình và thanh lọc thân tâm trở về sống với tâm linh của chính mình. Thực hiện như vậy, trước tiên là đoạn trừ sự dính mắc những điều không ưa thích. Thứ hai là nhận biết thân tâm là vô thường, khổ và vô ngã. Trong thiền có hai câu : Hồi quang phản chiếu và Phản quan tự kỷ. Còn tiếp....
Kính bút            

TS Huệ Dân         


 

Về Menu

tánh không tanh khong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lẩu chay vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe Uống bia rượu vừa phải có tốt cho TÃƒÆ pháºn Trang nghiêm lễ hoàn táng vua Lê Dụ Tông Mẹ là mùa xuân Phật giáo tử thọ nagarjuna Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc Cocaine phá hủy tim mạch Mộc mat phap Canh đậu xanh củ sen mát người bổ cẠi Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi vẫn Cỏ Người mộc lần Long An Lễ Đại tường cố Hòa thượng an lac voi nhan cach tu Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão cong dung cua gioi duc Sự Hoài nguon Nhờ Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim Tử uyển mù Vu lan xa mẹ tham quan phong trung bay di san van hoa phat giao Thiền là sống tỉnh thức trong từng Làm gì để ngăn ngừa cảm cúm trong mùa Dễ Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão dai cuong kinh phap hoa 5 tan o thai lan Vấn Trẻ béo phì dễ bị bạn bè bỏ tà thờ Lưu ý khi uống trà xanh Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa 10 cau chuyen ngan vebai hoc lam nguoi gian don ma Hồi ức một quận chúa Kỳ 3 Người thu hoÃ Æ Đêm hoa đăng nguyện cầu dưới tôn Ký sự Trông người lại ngẫm đến ta chua minh khanh huong dai Xuân trong ta tâm nguyện thiết tha