Người xưa nói Bần cư náo thị vô nhân vấn phú tại sơn lâm hữu khách tầm Con nhà nghèo dù có ở ngay khu trung tâm thành phố, hay chợ búa gì, cũng chẳng ai ngó ngàng tới còn con nhà giàu, dầu ở trên núi non, khỉ ho cò gáy, hay ở vùng kinh tế mới, cũng
Tay Trắng Hoàn Trắng Tay

Người xưa nói: "Bần cư náo thị vô nhân vấn; phú tại sơn lâm hữu khách tầm" Con nhà nghèo dù có ở ngay khu trung tâm thành phố, hay chợ búa gì, cũng chẳng ai ngó ngàng tới; còn con nhà giàu, dầu ở trên núi non, khỉ ho cò gáy, hay ở vùng kinh tế mới, cũng có người lếch vô gọi mời. Đó là thế thái nhân tình, đó là sự thật chua cay của cuộc đời.
Sáng nay, đang ngồi phơi nắng trước cửa phòng, có hai ông khách dẫn nhau đi chùa lạy Phật, rồi tập trung phía trước chánh điện hàn quyên tâm sự.

Biết được cả hai, đã hơn nữa đời người trôi nỗi, 30 năm mới gặp lại. Hai người vừa mừng vừa tũi. Do mấy chục năm, không liên lạc được, ông này tưởng ông kia đã theo ông theo bà, đi bán muối rồi.

Vừa gặp nhau, tay bắt mặt mừng, kẻ nghẹn cổ, người nghẹt hơi, nói không nên lời. Thôi mời nhau đi ăn hủ tiếu Sóc Trăng, rồi từ từ giải bày tâm sự.

Thay vì đi ăn hủ tiếu Bến Tre, nhưng khu Inala này, dân Bến Tre ít quá, thành thử, quí vị chủ cả của nhà hàng, tiệm ăn không lấy thương hiệu Bến Tre. Vì lở sập tiệm, đâu ai dại nhào vô đền? Dân Bến Tre ở đây có mấy mạng, mở ra lấy ai ủng hộ. Dầu có thiện tâm, thiện chí, ủng hộ hết mình, nhưng hủ tiếu không hết, đồ ăn không hết thì ai ăn dùm? Đem vô chùa, hỏng biết có người ăn dùm hong nữa?

Thời đại cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh buôn bán, khéo léo quảng cáo, giới thương buôn khôn thấy mồ. Họ toàn nhắm vô thành phần đồng hương đông đúc của những tĩnh-thành lớn như: Sài gòn, Vũng Tàu, Cần Thơ, Sóc Trăng, hay Huế, Hà Nội, chớ tội tình gì nói thiệt mình ở Bến Tre-khu khỉ ho cò gáy, nước vừa mặn vừa lạt, trồng lúa thì chỉ ăn góc rạ, còn trồng hoa màu, cũng tàn phai hoặc ăn lá, ăn cây là cùng.

Hồi nhỏ, bạn bè lưu linh lưu địa, ở chung xóm, lớn lên học chung trường, trốn học đi chơi cũng chung xuồng luôn. Vì xóm nhỏ hẻo lánh, đa phần là dân nghèo, nốc gia đâu có bao nhiêu, thành thử, bạn bè cũng ít ỏi. Gom lại hết xóm, chưa tới 10 đứa bạn trai. Lớn lên, phiêu bạc tứ tán đó đây, lớp vì chiến tranh khói lửa tàn tật tấm thân, phân nữa làm bia cho đạn bom chết ráo.

Do tình hình bất ổn, ở vùng sôi đậu, nên mấy đứa còn lại, rũ nhau bỏ làng, bỏ xã, bỏ thôn xóm quê mùa, đua nhau đi ra tỉnh, đổi đời lập nghiệp.

Lúc đầu ra tỉnh, thấy cái gì cũng lạ, cũng hay, tưởng đâu nơi đây có thể cấm dùi, làm ăn khá giả. Ngặt vì đến tuổi quân dịch, lẫn quẫn ở đây, không bị bắt đưa đi vùng 5, cũng khó khăn còn sống. Cuối cùng, bắt chước người xưa, nổi máu anh hùng hảo hán, lưu linh trong chốn giang hồ. Ngậm ngùi bỏ Cha-Mẹ, ông bà, họ hàng, làng xóm, tự thân lập nghiệp, hy vọng mai sau giúp ít cho gia đình và xã hội.

Vì thân thiết hồi còn nhỏ, cái gì cũng chung, nên những tháng ngày lang thang lên Sài gòn, hai ông bạn cùng đi chung chuyến xe luôn.

Hồi đó, có giang xe, đi xe cụi chớ đâu trả tiền bạc gì. Mấy anh tài xế và lơ xe, thương tình, cho lên ngồi 'ghế súp'. Lắt qua lắt lại, tới Sài gòn hồi nào chẳng hay! Có lúc lưu lạc trên bờ, lấy bến xe làm nhà, lấy chợ Cầu Ông Lãnh, Chợ Vườn Chuối làm chổ tạm dừng chân. Có khi tin thầy tướng số, coi bói, nói số hạp với bà thuỷ. Rồi quyết định theo ghe xuồng, chèo chống, lênh đênh trên sông nước mênh mông. Hết sông rồi bờ, hết bờ rồi sông, mà tương lai chẳng xong chút nào. Số nghèo vẫn phải nghèo. Tay trắng còn trắng tay.

Một hôm, ngồi trên xuồng, thấy có ông mù cầm đờn ăn xin, kẻ qua người lại giàu lòng hảo tâm, vừa cho tiền, vừa cho đồ ăn, coi bộ khấm khá.

Trái tim và trí tuệ của hai ông giống nhau như một, bèn đồng ý lên kế hoạch đi ăn xin như ông già mù. Nghề này có vẻ phong lưu, đượm mùi văn hoá, nhẹ nhàng mà coi bộ chắc ăn!

Thế là, hai ông phải chuẩn bị mượn tiền mua sắm, nào'miễng dùa, lon thiết, đờn kìm, đờn bầu, lại bỏ thời gian dợt vài bài vọng cổ buồn áo não, vài bản nhạc tân, lâm li bi đát'. Rồi chọn địa điểm thích hợp, giữa chợ, có người qua kẻ lại, ca hát não nùng, để động lòng trắc ẩn của bà con đi chợ. Nhưng trớ trêu thay, ông mù làm ăn thì vô cùng dễ dãi, đến phiên hai ông này, lại khó khăn vô cùng. Ngồi từ sáng tới chiều, mà chẳng đủ ăn, có khi phải mắc mưa dầm nắng. Lâu ngày không khấm khá, quyết định giải nghệ, đi tìm nghề khác, nơi khác làm ăn.....

Rồi vận nước nỗi trôi, mỗi người mỗi ngã, không ngờ lại gặp nơi đất khách quê người. Hai người muốn khóc, nhưng nước mắt đã khô vì vợ con, vì sự nghiệp, vì tình đời, vì quốc gia đại sự. Giờ nhìn nhau, ráng gắng gượng nói cười, để thay những nổi khổ tâm, những dòng nước mắt.

Ngày nay nhìn lại, ai cũng lớn tuổi, hơn nữa cuộc đời lao đao, bầm dập, ê mình, nhìn nhau chỉ nhớ những quá khứ đau buồn. Muốn đậy kín trong cõi lòng đến ngày tận thế, nhưng bạn bè chí thân gặp lại, những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ tự nhiên sống dậy, nói hết cho thầy nghe.

Hai người đều là dân miền Tây chánh gốc, trình độ học vấn chẳng có bao nhiêu, bù lại kinh nghiệm trường đời, lăng lóc từng trãi thì đầy mình.

Dân miền Tây, đa số hiền lành, chân thật, giản dị, mầm ăn lương thiện. Thà nghèo chết bỏ, chứ không bao giờ gian ngoa, lừa đảo, thích ngồi trên đầu thiên hạ. Nhứt là bạn bè, tâm giao tri kỷ, sống chết có nhau, thương nhau hơn anh em ruột

Nghe hai ông tâm sự, nhìn lại tấm thân của hai người, tôi cảm thấy chua sót, đau đớn tận đáy lòng. Phát hiện ra một chân lý tối hậu của cuộc đời hai ông. Quanh đi quẩn lại cũng vì chữ nghèo. Ở Việt nam đã nghèo, từ thuở ấu thời, đến khi khôn lớn cũng nghèo, qua đây tưởng đâu dễ làm ăn, bon chen đủ thứ, hết Tiểu bang này, đến Tiểu bang khác, vẫn không khấm khá, lại còn muốn đi đến khốn mạt bần cùng. Ôi thôi, tội nghiệp cho hai ông bạn, kiếp số lận đận cứ đeo đẳng hoài!

Người xưa nói: "Bần cư náo thị vô nhân vấn; phú tại sơn lâm hữu khách tầm" Con nhà nghèo dù có ở ngay khu trung tâm thành phố, hay chợ búa gì, cũng chẳng ai ngó ngàng tới; còn con nhà giàu, dầu ở trên núi non, khỉ ho cò gáy, hay ở vùng kinh tế mới, cũng có người lếch vô gọi mời. Đó là thế thái nhân tình, đó là sự thật chua cay của cuộc đời.

Đã nghèo rồi thì vọng tưởng dễ phát sinh. Tối ngày hy vọng làm giàu tắc ngang, làm giàu mau lẹ. Bằng cách nào cho lương thiện? Đương nhiên không dám làm những chuyện động trời! Ngó đi nhìn lại, nghiên cứu kỷ càng, ở Úc chỉ có việc làm lương thiện, ít tốn kém, mà hy vọng ngập tràn. Đó là mua vé số. Sẳn có máu đỏ đen trong mình, nên đặt hết hy vọng và niềm tin vào những tờ vé số. Hết OZ Lotto thứ ba, đến Bower-Ball thứ năm; Gold Lotto thứ bảy. Hết số cạo, đến số dò. Bởi quá khứ khổ sở, hiện tại sắp sửa bần cùng, ước muốn tương lai sẽ tươi sáng, huy hoàng, đổi đời. Nhưng số xui cứ xui hoài, số đen lại đen hơn trăng 30, nên mua hoài mà hỏng thấy trúng.

Số độc đắc 6 con, 7 con, có khi trúng được 2 con. Tức quá, không cờ bạc đỏ đen ở Úc nữa, mà nối kết đường dây liên lạc đánh số đuôi, số đầu quốc tế. Mua 2 con chắc dễ trúng hơn 6 con. Từ đó, bèn nhờ mấy người bà con bên Việt nam, ghi dùm số đuôi số đầu. Đến trong giấc mơ cũng thấy trúng số, thành thử, gặp con gì, thứ gì trong chiêm bao, cũng bàn thành con số để đánh.

Tưởng đâu dễ ăn, ở Việt nam, đài sổ số còn nhiều hơn đài liệt sĩ. Tỉnh nào cũng có một đài, ở xa làm sao biết hết. Thành thử, mua đài này, nó sổ đài kia. Mua số đầu, nó sổ số đuôi. Nuôi 15 nó ra 51 mới chết chớ! Ông này khoe với ông kia, 'nếu tiền vé số xưa nay gom lại, dám mua được chiếc xe hơi đời mới cả trăm ngàn, hay nữa căn nhà như chơi!'

Lỡ mang thân phận người nghèo, thì làm gì cũng dễ chán nản, bỏ cuộc. Sáng đi vô, tự than thân trách phận với ông trời. Chiều đi ra, thì thở ngắn than dài với ông Địa. "Trời ơi, ngó xuống mà coi, sao tôi nghèo hoài vậy trời. Sao ông trời hỏng chịu ngó vô mặt con một chút, cho đời con lên hương một lần đi. Trời không thương, thánh thần không thương, thì trên đời này ai thương con bây giờ?"

Có khi lại nằm rên rỉ, như người bị cảm mạo thương hàn, báo hại vợ con đi kiếm đồ xông cho hết bệnh.

Thấy tình cảnh hai ông bạn già tâm sự, tôi đành chia xẻ cho vui. 'Thôi, số phận đã an bày như vậy rồi. Khổ từ nhỏ tới lớn, khổ cùng cực, cùng kiếp đã quen rồi. Khổ thêm vài năm nữa cũng đâu sao. Ráng chịu khổ đến 100 tuổi đi, trời đất sẽ đồng ý nhìn xuống một lần, độ cho hết khổ!'

Nghe nói vậy, hai ông bạn già, tức tói thêm, nói ông thầy khùng, bèn cung tay đấm trên hư không cho đỡ giận. Dĩ nhiên không trúng ai cả. Nhưng nhìn kỷ, thấy năm ngón tay gầy guộc không thua gì những cọng cây khô đang rơi lã chã trước sân chùa.

Ô hay, tấm thân tứ đại đã đến hồi gầy mòn khô héo. Cả cuộc đời lao tâm khổ trí, sức cùng lực kiệt, mà hai ông chẳng hề hay biết gì! Thay vì héo mòn sắc mặt, xin hãy nở nụ cười đi, vì một nụ cười bằng mười giọt nước mắt khô kia mà!!!
 

Về Menu

tay trắng hoàn trắng tay tay trang hoan trang tay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

não chuyện gì rồi cũng qua Điều phục thân tâm tÕ bát Tham thấy mọi sự dối trá đều phải trả giá Khánh thu ap dung thien vipassana trong dieu tri cac Mưa ấm Tháng Giêng thiện Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải ngà sã ¾ Ngọt ngào tháng Tư Chua phap thuan an chay phóng T Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải tìm hiểu về hai sự kiện người hóa xuan van hanh 9 lợi ích khi cho tinh dầu bơ vào Chay Niệm nghĩa ân sư xử dao phat ngay xua va dao phat ngay nay khac nhau Món Vả Mạ Thương họa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Nhật Tại sao nên ngủ ban đêm trong phòng tối テス ç¾ Dù luáºt chua dien tho Chú bo cuoc vui chong tan çn Thanh long giảm béo chữa ho Nằm cuu tong giam muc rowan williams phat giao giup Tuà vẻ gieo chi han oan sテΠKính rung dai thu dan kho luâ n giÃÆi ca dhrtaka Chú đại bi