Chúng tôi tới chùa Tiêu trong dòng người hướng về cõi Phật và để tưởng nhớ một thiền sư nổi tiếng - Thiền sư Vạn Hạnh - người đã có vai trò to lớn trong quá trình giáo dưỡng, truyền thụ tri thức và đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập nên vương triều Lý.

	Thăm chùa Tiêu, nhớ thiền sư Vạn Hạnh

Thăm chùa Tiêu, nhớ thiền sư Vạn Hạnh

Tượng sư Vạn Hạnh tại nhà Tổ

Ngôi chùa tọa lạc trên đồi cao bao quát cả vùng rộng lớn, xã Tương Giang, dưới chân chùa là dòng Tiêu Tương xưa. Chùa được xây theo thế phong thủy “trước sông, sau núi” (cho đến bây giờ vẫn còn  thấy rất rõ dấu vết của sông Tiêu Tương ở một loạt hồ nối tiếp nhau bên đường dẫn vào chùa).

Ngược thời gian, vào thế kỷ II, Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá sang Đông Nam Á, đến Việt Nam. Chùa Dâu (Bắc Ninh) là ngôi chùa đầu tiên, tiếp nhận đạo Phật. Theo sách “Lĩnh Nam chích quái”,  thời Sĩ Nhiếp cai trị, có nhà tu hành Ấn Độ tên là Khâu Đà La đến Dâu truyền bá, thu nhận nữ tín đồ Man Nương.

Từ nền móng này mà sơn môn Dâu được hình thành. Năm 580, nhà sư Ấn Độ Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi sang Trung Quốc rồi đến Dâu nên hình thành phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ( Hơn 200 năm sau, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc đến chùa Kiến Sơ (Phù Đổng - Gia Lâm) truyền đạo pháp cho sư Lập Đức, mở đầu dòng thiền Vô Ngôn Thông của sơn môn Kiến Sơ).

Dù theo sơn môn Dâu hay Kiến Sơ, các thiền sư đầu tiên của Phật giáo Việt Nam cũng đã hấp thụ giáo lý của tông phái Thiền Tông từ Trung Quốc truyền vào (nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc năm 520, là sư tổ của tông phái này). Thiền Tông chủ trương thông qua trực giác đến đại giác. Tôn chỉ của Thiền Tông là “trực chỉ nhơn tâm, đốn ngộ thành Phật” (đi thẳng vào tâm lập tức thành Phật).

Chùa Tiêu.

Thiền sư Vạn Hạnh thụ giáo Phật pháp của phái Thiền Tông, dòng Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, tu và đắc đạo tại chùa Tiêu. Là người thông tuệ, ông không chỉ tu luyện theo giáo lý nhà Phật mà còn mẫn tiệp am hiểu thời thế, hàng ngày dạy dỗ Lý Công Uẩn. Thấy rõ thiên tư thông minh của Lý Công Uẩn, Thiền sư dốc lòng dạy dỗ.

Khi trưởng thành, Lý Công Uẩn được làm Thân Vệ trong triều Tiền Lê. Sau khi Lê Hoàn mất, Vua Lê Ngọa Triều bạo ngược làm cho trăm họ oán giận, mong một vua mới có đức, có tài lên trị vì. Trong bối cảnh đó, sư Vạn Hạnh đã làm các bài thơ cho lan truyền trong dân gian, như đồng dao:

“Tột Lê trầm Bắc thủy
Lý tử thụ Nam thiên
Tứ phương can qua tĩnh
Bát biểu hạ bình an”.

Dịch nghĩa:

Gốc Lê chìm bể Bắc
Chồi Lý mọc trời Nam
Bốn phương tan giáo mác
Tám cõi được bình an”.

Đúng như lời bài thơ, năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua lấy niên hiệu Thuận Thiên (thuận theo ý trời), tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư.

Ở vị trí “thay trời an dân”, từ kinh đô Hoa Lư nhìn ra bốn cõi trời Nam, Lý Thái Tổ quyết định dời đô. Trước khi làm việc  trọng đại này, Vua đã viết tờ chiếu, hỏi ý kiến các bô lão hương Cổ Pháp và Thiền sư Vạn Hạnh. Được sự đồng lòng ủng hộ của mọi người, mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, mở ra kỷ nguyên mới của nước Đại Việt.

Một đời tu thân, đắc đạo, Thiền sư Vạn Hạnh thực sự là “kiến trúc sư” cho Lý Công Uẩn trong cả cuộc sống và sự nghiệp vinh quang. Khi Lý Công Uẩn đã lên ngôi vua, nhà sư vẫn khuyên răn với lời lẽ thật cảm động: “Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là sự may mắn muôn năm mới gặp một lần”.

Ghi tạc công đức của sư tổ Vạn Hạnh, nhân dân Bắc Ninh và các tín đồ phật tử đã tạc tượng nhà sư bằng đá, đặt trên đỉnh núi cao. Vầng trán cao, sống mũi thẳng, nét môi kiên nghị, cả khối tượng Thiền sư Vạn Hạnh toát lên vẻ khoan hòa mà vẫn uy nghi, thông thái. Dòng Tiêu Tương xưa chảy ra Đình Bảng - Tương Giang - Diềm - Ngũ huyện khê - làm nên bao cảnh trí thơ mộng và câu ca mượt mà, níu chân du khách của các liền anh, liền chị quan họ.

Trong những tháng năm biến loạn đầu thế kỷ X, Thiền sư Vạn Hạnh ngồi một mình bên dòng Tiêu Tương, đã kiên tâm gác nỗi đau riêng để lo nỗi đau chung, cho muôn dân được bình yên, no ấm theo đúng giáo lý của đạo Phật - “Phật tại Tâm”. Ông mất mà lòng vẫn chưa nguôi buồn đau. Trong nhà Tổ còn lưu giữ được bức tượng cao 50cm, tạc ông trong tư thế tay để trên đầu hổ và để trong khán thờ. Công đức của ông được hậu thế muôn đời ghi nhớ, danh thơm muôn thuở, đúng như Vua Lý Anh Tông đã viết trong bài thơ “Truy tán Vạn Hạnh Thiền sư”.

"Vạn Hạnh dung tam tế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan danh Cổ Pháp
Trụ tích trấn vương kỳ
”.

Dịch nghĩa:

Vạn Hạnh thông ba cõi
Lời ông nghiệm sấm thi
Quê hương làng Cổ Pháp
Chống gậy trấn kinh kỳ
”.

Đến nay, hậu sinh chúng ta có thể nói rằng: không có Thiền sư Vạn Hạnh thì có thể không có Lý Công Uẩn - ông vua đầu tiên của triều Lý khoan hòa, sáng suốt, đã khai sáng Thăng Long, “kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”

Nguyễn Quang Dũng (CAND)


Về Menu

Thăm chùa Tiêu, nhớ thiền sư Vạn Hạnh

Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng Kinh phat tuÇ trò Tức Người xuất gia Vu lan không có Ba Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn Đức Phật một bậc Thầy lớn của Bao lâu nên thay bàn chải đánh răng Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm món chay mùa vu lan Bă c Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh hanh phuc tu nhung dieu binh di nhat viec võ va XÃ cẫm ưng BÃÆn ThẠy lay phat hang vang nhac si tai hoa cua phat giao Hoạ phúc giẠThăm chùa Tiêu nhớ thiền sư Vạn Hạnh Thăm chùa Tiêu Thiền một nét đẹp văn hóa học giao 5 tan o thai lan sau Chính sách nội trị ngà n Quy Giáo Thi phap tương Nhóm người bệnh nên tránh sử dụng kiên Lễ giỗ lần thứ 996 Quốc sư Vạn Hạnh lòng từ Để khỏe hãy vận động 30 phút mỗi Để khỏe tam thu goi chi giáo đăng Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ yêu người xuất gia đúng hay sai CÃn cÃn nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban tiê là Æ