Tháng Giêng, nhiều người đã chọn ăn chay nhưng ăn gì, ở đâu, không gian như thế nào thì mỗi người có cách đến với bữa cơm chay với một tâm thế khác nhau. Không gian yên tĩnh, ồn ã hay thiền vị gắn với những bữa cơm chay mà ở đó nó có thể nói lên nhiều điều, ăn chay ở chùa vẫn có cái nét thiền vị riêng...

	Tháng Giêng là tháng... ăn chay

Tháng Giêng là tháng... ăn chay

Thưởng thức buffet chay tại hội chợ ẩm thực

Không gian văn hóa ẩm thực ở chùa
Khi bước chân đến chùa để thưởng thức bữa cơm chay là đã sẵn sàng bước vào một không gian yên tĩnh khác hẳn với những hàng quán xô bồ, ồn ã bên ngoài. Người đến với bữa cơm chay ở chùa cũng có một tâm thế khác hẳn với bữa cơm chay ở nhà hay ở quán chay. Ở chùa quê cứ đến ngày rằm lớn nhà chùa lại đãi cho Phật tử một bữa cơm chay, cơm chay gồm những món từ rau, trái, củ, quả của vườn chùa, của Phật tử chung tay đóng góp và cùng xắn tay áo lên, mỗi người mỗi việc để cùng nấu nên những bữa cơm chay đạm bạc. Sau khi đã dâng cúng cho Phật, cơm chay dọn ra thường là những món rất quen thuộc như rau xào, đậu hủ kho với trái thơm, bí đao, rau lang luộc chấm với nước tương đậu nành, canh tập tàng gồm đủ các loại rau xanh nấu với nhau được nêm nếm thơm ngon, bổ dưỡng và dọn hàng dọc dài trên nền những chiếc chiếu hoa hay trên nền tráng xi-măng. Và cứ thế đến giờ là Phật tử vào lạy Phật rồi cứ ngồi xếp bằng mà thưởng thức, vì chùa nhỏ nên tốp nào vào trước thì dùng trước rồi đem chén vừa ăn ra nhà bếp tự rửa lấy, úp vào sống chén. Vậy mà bữa cơm chay ở chùa cứ làm người thưởng thức cứ nhớ mãi cái không gian ấm áp đầy thiền vị trong những ngày rằm đã xa.

anchay-2.gif

Buổi tiệc của gia đình trong một nhà hàng chay

Ngày nay, có dịp đến những ngôi chùa vào ngày rằm lớn, nhà chùa cũng thết đãi Phật tử bữa cơm chay nhưng không gian ở chùa cũng đã khác đi, rộng lớn và đàng hoàng hơn nhất là những bữa cơm cũng đã sang trọng hơn nhiều trên những trai đường với rất nhiều món ngon vật lạ, rau củ vườn nhà so ra cũng ít hẳn mà thay vào đó là thực phẩm tưởng mặn một cách “dục thực” hơn được nhập từ Đài Loan, Trung Quốc. Dù vậy, nhiều chùa đã có những bữa cơm chay ngoài tôn chỉ tôn trọng sự sống, hạn chế sát sinh nuôi dưỡng lòng từ bi, bao giờ những bữa cơm cũng hướng đến sự ngon miệng, giàu dinh dưỡng và đặc biệt hướng đến cái đẹp. Chính vì thế, tên gọi trong bữa cơm ở chùa cũng nhiều cung bậc, các chùa đã chú ý nâng tên gọi các món ăn lên hàng cao cấp gắn liền với văn hóa, giáo lý Đức Phật. Đến dùng bữa cơm chay ở chùa cũng có nhiều điều thú vị khác là được nghe vị nhà trù giải thích thêm về những món ăn gắn với triết lý Phật giáo như: món khai vị tri túc, canh bát bửu, cà ri tứ đế, gỏi thiền định, lẩu thập thiện, súp bát nhã, chè ngũ uẩn…

anchay-3.gif

Không gian ẩm thực chay của nhà hàng Vân Cảnh

 

Chọn ăn bữa cơm ở chùa là đã chọn cái tâm thọ trai theo nghĩa cùng chia sẻ, cùng góp gạo thổi chung để có bữa cơm cúng Phật và cũng để Phật tử cùng nhau bàn chuyện Phật sự, chuyện làng, chuyện nhà trong một không gian đầm ấm, đạo vị. Ở đó, những bữa cơm như thế có một ý nghĩa hết sức đặc biệt, Phật tử đến dự bằng cái tâm thọ trai, cái tâm của người đã trải qua tu học hoặc đến để dùng một bữa cơm trong tinh thần được học hỏi. Bữa cơm chay ở chùa cũng còn là những chia sẻ rất cụ thể, người giàu đóng góp cho người nghèo, người bần cùng cũng được hưởng bữa cơm chay ở chùa như mọi người và cũng có phần để mang về cho người vắng mặt… Vì thế, khi đã đến chùa dùng cơm người ta đã sẵn sàng trong một tâm thế khác với thường ngày ở cuộc sống.

Ăn chay với không gian mở
Người ăn chay ngày nay có quá nhiều sự lựa chọn, bơi ăn chay đã rất phổ biến, nhiều tầng lớp, nhiều giới, thành phần trong xã hội cũng tìm đến thưởng thức bữa cơm chay trong những dịp khác nhau và với mục đích khác nhau nên nhiều không gian ẩm thực chay cũng đua nhau ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu này.
Người ăn chay sành điệu nhất hiện nay phải kể đến những người lớn tuổi và đã ăn chay nhiều năm ở Sài Gòn, những người này thường có gu riêng, ngoài chọn quán có thức ngon, hợp khẩu vị họ còn đến quán vì không gian hoài cổ, lưu dấu những kỷ niệm của riêng họ ở một góc ẩm thực nhỏ này chừng vài… chục năm không hề thay đổi. Ở Sài Gòn phải kể đến khu cơm chay Võ Thị Sáu, Phật Hữu Duyên hay Bồ Đề… là những quán xưa được nhiều người biết đến.
Cái lẽ ăn chay tức là tìm về với thiên nhiên, tránh sát sanh trưởng dưỡng đạo tâm và tiến gần đến sự đơn giản trong bữa ăn, vì thế mà nhiều nhà hàng ẩm thực chay đã chọn cho mình phong cách gần gũi hơn với thiên nhiên, đem không gian sống giản dị, cây lá ở quê nhà như mái tranh, cối đá, lối nhỏ phủ rêu, hoa dại, lá bần… đưa lên bàn tiệc, áp vào cho nó một đời sống mới, một vẻ đẹp mới trong những chiếc hộp vuông vức. Ứng với không gian đẹp và gần gũi ấy có thể là hình thức buffet chay mà thực đơn lên cả trăm món, hay những bữa tiệc sang trọng trong những căn phòng máy lạnh mát rượi… Một số nhà hàng như: Vân Cảnh, Đồng Khánh, Nàng Tấm, Thái Nhân, Tib, Hương Sen… mỗi mùa chay lại có cách để thu hút khách đến với mình nhiều hơn. Tháng Giêng năm nay nhà hàng Vân Cảnh (Q.1) thu hút khách bằng buffet chay với hàng trăm món, giá vé 120.000 đồng/người lớn; 60.000 đồng/trẻ em trong một không gian thoáng, yên tĩnh và cũng rất sang trọng. Để đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách, cái sự chay giả mặn cũng khá là công phu đòi hỏi tay nghề cao để thỏa mãn nhu cầu cả phần khẩu vị và thị giác. Và vì thế, công nghệ chay Đài Loan cũng được nhập ồ ạt vào Việt Nam để phục vụ một lượng thực khách không nhỏ yêu thích những món ăn này.

 

aNCHAY 4.gif


Tuy nhiên sự ra đời ồn ào của nhiều nhà hàng chay, tiệm cơm chay (từ bình dân trở lên) gần đây chỉ cho thấy có sự “bung” về số lượng các món ăn, còn chất lượng của hàng trăm món ăn mà các nhà hàng đua nhau sáng tạo ra cũng chỉ quanh đi quẩn lại mà chẳng có đặc trưng riêng nào cho nhà hàng mình, còn đẳng cấp về khẩu vị thì còn phải bàn nhiều. Thế nên, cái sự ăn chay cũng đến năm bảy đường, năm bảy sự chọn lựa để làm sao thỏa mãn được cái tâm và con mắt dục thực của người ăn chay.

Ở trên là không gian tương đối sang trọng dành cho giới trung lưu và dĩ nhiên giá cả của những bữa cơm chay ở đó cũng khá đắt đỏ so với người có thu nhập thấp. Có một không gian khác mà người bình dân chọn đó là những quán chay kề chùa, quán bình thường. Người bình dân ở đây phải kể đến cán bộ công nhân viên chức, Phật tử, các thành phần lao động nghèo, học sinh, sinh viên có thói quen ăn chay hàng tháng hai ngày trở lên, hoặc ăn chay chỉ vì không có tiền để ăn mặn… họ lại chọn một cách ăn chay thực tế hơn. Đó là những bữa chay đúng nghĩa để vừa hoàn thành tâm nguyện vừa để no cái bụng mà còn làm việc nữa. Nên sự có mặt của hoa thơm cỏ dại trên bàn ăn, không gian đẹp, thoáng, sang trọng… đối với họ là không cần thiết. Vì thế, những bữa cơm chay ở nhiều tiệm cơm chay bình dân như Thuyền Viên, Định Ý, Pháp Hoa, Thanh Lương, Âu Lạc, Liên Hoa, Cơm Chay 27, cụm cơm chay giá rẻ tại khu đại học quốc gia (thuộc Ban Kinh tế-Tài chánh TƯGH), Tín Nghĩa, Giác Đức, Tịnh Tâm Trai, quán xã hội… dù có chút ồn ã nhưng có giá khá rẻ chỉ từ 5.000 đến 15.000 đồng, phù hợp cho nhiều đối tượng này.

 

anchay-5.gif

 

Trẻ em được tập dùng chay trong không gian mở

 

Là thiếu sót nếu không kể đến một không gian chay khá lãng mạn dành riêng cho giới trẻ, du khách... đó là không gian café - cơm chay đã xuất hiện gần đây như Café-cơm chay Thuyền Viên 2 (Bình Thạnh); Sen, Zen (Q.1)… Dù không bề thế lắm, nhưng ưu thế của những nơi này là một không gian yên tĩnh, phòng máy lạnh, kết nối wifi, có kiến trúc sang trọng nhưng thiết kế thông minh thấp thoáng không gian thiền gắn kết với môi trường thông thoáng bên ngoài tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn. Nhiều bạn trẻ, du khách đến đây vừa dùng cơm chay với tâm… làm ốm, làm đẹp vừa để thưởng thức café và chuyện trò, trao đổi những thông tin về đời sống, nhạc, họa, thiền và cũng để lướt web.
Tháng Giêng là mùa lễ hội văn hóa dân tộc, rất nhiều người đã chọn ăn chay, hành hương thập tự đầu năm để nguyện cầu cho một năm mới bắt đầu từ sự tinh khiết nguyên lành… Ăn chay là một cách để đến gần với thiên nhiên, bảo vệ sức khỏe, trưởng dưỡng tâm từ bi. Vì thế, ăn chay với tâm thế “tâm thọ trai” của người trí, của người biết tu và biết học hỏi, biết đủ trong sự giản dị… là một giải pháp rất nhiều người tìm thấy và thực hành với tâm an lạc, hoan hỷ.

Bài, ảnh H.DIỆU


Về Menu

Tháng Giêng là tháng... ăn chay

bàn giả nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he việt nam Ä Ã³n có mẹ võ ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết ДГІ giá trị và nhân cách sống trong từng b瓊o rụng 隨佛祖 泰卦 Lý บทสวดพาห งมหากา khái quát về ngũ uẩn vô ngã den hấp vẠthÃÅ tin tuc phat giao ï¾å Tết sau bau cu tai my 菩提阁官网 sắc hạnh phúc là hết khổ đau thá Ÿ Ăn chay đẩy lùi độc tố Lẩu nhân NhÃƒÆ tùy Cảm nghĩ qua một cuộc thi chất Bồ 真言宗金毘羅権現法要 vụ tấm lòng hiếu thảo của đứa con tật chùa phước huệ Phật hoàng Trần Nhân Tông viết về chÙa Bánh trung thu chay được mùa golden Giç ap 25 phan 4 ket luan chuyện cổ DẠy giáo chua quynh lam hạnh phúc của đời người hanh trinh mang nhung yeu Điện thoại thông minh làm hỏng ç Đường huyết cao làm tăng nguy cơ ngừng 83 rong 不空羂索心咒梵文 bÃn thấy nhân duyên là thấy pháp vi