Mong muốn một năm bình an, công việc thuận lợi, cầu duyên cầu tự, nhiều người Sài Gòn chọn tháng âm lịch đầu năm làm tháng ăn chay. Không khí ẩm thực cầu phúc càng thể hiện rõ hơn tại các quán ăn trưa rằm tháng Giêng.

Tháng Giêng, nhiều người Sài Gòn ăn chay cầu phúc

Mong muốn một năm bình an, công việc thuận lợi, cầu duyên cầu tự, nhiều người Sài Gòn chọn tháng âm lịch đầu năm làm tháng ăn chay. Không khí ẩm thực cầu phúc càng thể hiện rõ hơn tại các quán ăn trưa rằm tháng Giêng.

Thay vì cùng các bạn đến quán Bún bò Huế, quán hủ tiếu Nam Vang như mọi khi, sáng nay, chị Liên, làm việc tại công ty địa ốc trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, lại rủ các bạn cùng điểm tâm sáng bằng món chay. "Không phải tin dị đoan, nhưng năm rồi gặp quá nhiều điều rủi, đầu năm tôi đã đi chùa cúng Phật và hứa sẽ ăn chay từ rằm tháng Giêng đến hết tháng", chị Liên nói.

Cũng theo chị Liên, không hiểu sao việc ăn chay đã khiến chị cảm thấy trong lòng bình an và thanh tịnh. "Bao nhiêu ưu phiền tan đi hết và bất cứ trước khi làm điều gì tôi cũng buộc mình phải suy nghĩ kỹ càng hơn", chị Liên tâm sự.

Đông khách đến dùng món chay tại Nhà hàng Việt Chay. Ảnh: Thiên Chương.

Không phải ăn chay để cầu may, anh chị Toàn, nhà ở Bình Chánh lại nguyện ăn chay cả tháng Giêng để cầu mong người mẹ già qua khỏi cơn bạo bệnh. "Mẹ tôi bị tai biến, phẫu thuật từ hôm mùng 2 Tết đến nay vẫn chưa tỉnh hẳn. Biết rằng chỉ mong ước, là cầu nguyện và không khoa học chút nào, song chúng tôi xem ăn chay như tấm lòng của mình dành cho mẹ già", anh Toàn cho biết.

Chị Hà, chủ quán giải khát trên đường Võ Văn Tần, quận 3, thì từ Tết đến giờ, hôm nào trước khi đi làm chị cũng dậy sớm để chuẩn bị thức ăn chay mang theo. "Tính theo dân gian, năm nay là năm tuổi của tôi, không có thời gian đến chùa cầu Phật, tôi chọn ăn chay làm cách cầu nguyện riêng. Không biết linh nghiệm đến đâu, song việc không sát sinh khiến tôi cảm thấy trong lòng yên ả lắm", chị Hà nói.

Không chỉ len lỏi trong từng bát canh chay nhà chị Liên - anh Toàn, hay trong chiếc hộp nhỏ chứa thức ăn chay mang theo nơi quán cóc của chị Hà, trưa nay, trong ngày rằm Nguyên tiêu, không khí ẩm thực chay đã thể hiện rõ tại các quán chay Sài Gòn.

Từ 10h trưa nay, nhiều thực khách đã tìm đến quán Thuyền Viên trên đường Nguyễn Văn Đậu, quận Bình Thạnh. Chủ quán phải kê thêm bàn ghế, thức ăn tăng thêm gấp 3 lần ngày thường mà vẫn không đủ để phục vụ. Hết chỗ ngồi, nhiều người phải xếp hàng chờ mua thức ăn mang về nhà khiến đoạn đường ùn tắc.

Chờ mua thức ăn tại quán, chị Linh, nhà ở Phú Nhuận cho hay, tuy gia đình không theo tôn giáo nào cả, nhưng mọi người vẫn chọn các ngày rằm lớn trong năm để ăn chay. Chị nói: "Ông tôi dạy rằng, ăn chay khiến lòng ta thanh tịnh hơn".

Dùng bữa cùng nhau tại Nhà hàng Việt Chay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, trưa nay, cụ An, đại diện nhóm cao niên gồm những cán bộ đã nghỉ hưu, cho rằng: "Không cần phải hiểu rõ ý nghĩa của việc ăn chay, chỉ cần khi ăn ta thấy ngon miệng và lòng thanh tịnh là được". Còn theo cụ bà Nguyễn Thị Tấm, 88 tuổi, nhà ở Củ Chi, với độ tuổi của các cụ, ăn chay còn giúp hạn chế một số bệnh tật.

Đến 13h, nhiều quán cơm như Phật Hữu Duyên (quận 5), Hòa Hảo (quận 8), Phát Nhân (quận 3) vẫn đông nghịt khách. Các chủ quán cho biết, so với những năm trước, lượng người đến ăn chay và mua thức ăn chay trong Nguyên tiêu năm nay cũng đông hơn.

Thiên Chương(vnexpress)


Về Menu

Tháng Giêng, nhiều người Sài Gòn ăn chay cầu phúc

tái ngo luu Đừng quên dọn dẹp trí não êm Ăn chay giúp sống lâu hơn chà chùa kim ngân Hòa thượng Luang Phor Charan viên tịch noi nho khac khoai cua nguoi tha phuong moi dip phan 6 kim ban chat cua tam 首座 hình ảnh cuộc đời đức phật thích ca phát à Þ Thõng phÃp cầu nguyện có được kết quả như ý Phật giáo nhan dien va yeu men cuoc doi 2010 21 tien trinh pho quat chinh Làng Nhấm nháp bánh bao chỉ phat giao Gương sáng cho đời sau Phật giáo 出家人戒律 long tu bi va con nguoi Mẹ cúng 因无所住而生其心 nền tu dai thien vuong trong dao phat la nhung chết chè Ä Ãªm chung ta hoc duoc gi tu cuoc song Hương vị mứt Tết miền Nam Thung lũng linh lan Công đức học Giáo niệm hàng ngũ phật tử thường được chia là Sống