Vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, Thiền tông phát triển mạnh và để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa Trong đó, thiền phái Lâm Tế giữ một vị trí khá nổi bật Chính sự phát triển của thiền phái Lâm Tế và sự biến chính trị thay đổi vương triều
Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân & bài kệ pháp phái Thiên Đồng

Vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, Thiền tông phát triển mạnh và để lại dấu ấn lớn trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Trong đó, thiền phái Lâm Tế giữ một vị trí khá nổi bật. Chính sự phát triển của thiền phái Lâm Tế và sự biến chính trị thay đổi vương triều Minh - Thanh, một số thiền sư Trung Hoa sang Việt Nam lánh nạn đã mang theo tư tưởng thiền Lâm Tế truyền bá khắp miền Nam.
Tuy vậy, gốc tích của các chi phái thiền Lâm Tế xuất hiện bên Trung Hoa vốn chưa được các nhà viết sử Phật giáo Việt Nam làm rõ. Từ đó, chúng tôi có ý định tìm lại gốc tích những vị Tổ sư của các bài kệ pháp phái xuất hiện bên Trung Quốc có liên quan đến truyền thừa ở Việt Nam hầu giúp cho những ai quan tâm biết về gốc tích các vị tôn sư trong pháp phái của mình.

Hầu như những phái thiền Lâm Tế truyền sang Việt Nam đều xuất phát từ vùng đất Quảng Đông. Một trong những chi phái phát triển mạnh ở Quảng Đông sau này truyền sang miền Nam Việt Nam, trở thành những chi phái Lâm Tế chính ở miền Nam Việt Nam là chi phái Thiên Đồng với bài kệ truyền phái của Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân.

1. Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân (1596-1674)
Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân, hiệu Tiên Ông, là người nối pháp của Thiền sư Mật Vân Viên Ngộ (1566-1642) ở nui Thiên Đồng, Ninh Ba. Ngài sinh vào thời Minh mạt Thanh sơ, người họ Lâm ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Về sau, ngài kế nghiệp trụ trì chùa Thiên Đồng.

Thuở nhỏ, ngài theo Nho học, bản tính vốn thông minh sáng suốt. Khi còn làm quan, ngài đọc Đại Huệ tông cảo ngữ lục bỗng nhiên nhớ về tiền kiếp của mình. Từ đó, ngài xin xuống tóc tại chùa Khai Tiên, Lô Sơn. Sau đó, ngài lại nghe lời phụ mẫu hoàn tục lập gia đình. Năm 27 tuổi, ngài xuất gia trở lai, đầu sư và thọ cụ túc giới với ngài Hám Sơn Đức Thanh.

Sau đó, ngài đã đi tứ phương tham học. Cuối cùng, ngài về núi Thiên Đồng tham yết Thiền sư Viên Ngộ ở chùa Kim Túc, thân cận học hỏi gần 40 năm và trở thành một trong 12 vị đồng môn ưu tú nhất được kế thừa Pháp tịch.

Sơ kỳ triều Thanh, tức vào tháng 9, năm Thuận Trị thứ 16 (1659), Thế Tổ hoàng đế hâm mộ danh tiếng ngài, liền hạ chiếu thỉnh ngài vào kinh thuyết pháp. Chỉ qua một đêm thăng tòa, danh tiếng của Đạo Mân đã vang chấn thiên hạ, không ai sánh kịp. Thời gian lưu lại kinh đô thuyết pháp, ngài cung trú tại điện Vạn Thiện, thường cùng vua Thuận Trị đàm thiền luận đạo. Mãn thời kỳ thuyết pháp hồi hương, hoàng thượng sắc ban đạo hiệu Hoằng Giác Thiền sư.

Sau khi Đạo Mân thành danh, người xuất gia từ bốn phương tìm đến ngài cầu học thiền. Ở chùa Thiên Đồng, một năm bốn mùa, ngài thuyết pháp dạy thiền không có ngày nghỉ, thính chúng đến nghe ngài giảng kinh đông như đi hội.

Những sự việc như thế được viết lại trong các cuốn sách Tấu đối lục và Hoằng Giác Mân thiền sư Bắc du tập.

Danh sư xuất cao đồ. Trong những vị danh tăng nối pháp của ngài có Thiền sư Bổn Trú, Bổn Lượng là nổi tiếng nhất. Ngài Bổn Trú nối pháp Đệ nhị tổ, Bổn Lượng kế thừa Đệ tam. Theo Việt Nam Phật giáo sử lược thì đệ tử của Đạo Mân còn có Bổn Khao là thầy của Nguyên Thiều, vị Tổ sư có công rất lớn đối với Phật giáo miền Nam trong thời kỳ Đàng Trong.
Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân thị tịch ngày 27 tháng 6 năm Giáp Dần, Khang Hy thứ 13 (1674), thọ 79 tuổi.

2. Bài kệ pháp phái Thiên Đồng
Đương thời, Thiền sư Đạo Mân diễn xuất bài kệ truyền pháp và hình thành nên pháp phái Thiên Đồng thuộc dòng thiền Lâm Tế:
Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên
Minh như cảo nhật lệ trung thiên
Linh nguyên quảng nhuận từ phong phổ
Chiếu thế chân đăng vạn cô huyền.

Chi phái này sau đó truyền đến ngài Nguyên Thiều và ngài đã đến Việt Nam truyền bá thiền khắp miền Nam.

Trong bài kệ này có chữ Cảo được sửa thành chữ Hồng, ở câu thứ hai: Minh như hồng nhật lệ trung thiên. Sở dĩ chữ này bị đổi là do phạm húy. Trong sách Chữ húy Việt Nam qua các triều đại của Phó Giáo sư Ngô Đức Thọ, (Nxb. Văn Hóa, 1997) có ghi: "Thế Tổ Cao Hoàng đế... húy Chủng, hựu húy Ánh, hựu húy Noãn, hựu húy Cảo" (trang 125) , tức phạm vào tên húy của vua Gia Long Nguyễn Ánh.

Thế nhưng, gia phả của họ Nguyễn thì không công nhận có chữ Cảo, họ chỉ đưa ra ba tên húy: Ánh, Chủng và Noãn. Theo đó, Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Thành Lân đã đặt lại vấn đề và đưa ra những giả định về vấn đề chữ húy Cảo. Ông đã bàn về các chữ Cảo theo tờ sớ dâng lên vua Minh Mạng, trong đó có đoạn: "... Chữ Cảo quy định đọc là Hạo, vậy những chữ ấy đã có âm riêng để dùng không ngại gì, chớ co nhận lầm đó là chữ đồng âm ngự danh của trẫm mà bị tội". Từ đó, Lê Thành Lân cho rằng, chữ Cảo không bị cấm dùng, chỉ cần đọc trại âm thành Hạo là được. Ông giả thiết rằng, chữ Cảo có lẽ không phải là chữ húy của vua Gia Long mà chỉ là một trong vài chữ có âm Cảo gần với âm Kiểu, chính húy của vua Minh Mệnh.

Theo trích dẫn trên, chữ Cảo chỉ đọc thành Hạo là được, không cần phải thay thế chữ khác. Thế nhưng, chữ Cảo trong bài kệ pháp phai này đã bị thay thế bằng chữ Hồng. Điều này chứng tỏ, chữ húy kỵ ngày xưa vốn rất khó hiểu và chưa hẳn đã có nhiều người hiểu tường tận. Vì thế, để khỏi phải gặp rắc rối với các vị quan trong triều lẫn ở các địa phương, các vị thiền sư đương thời đã thay thế chữ Cảo thành chữ Hồng.

Việc thay thế chữ này có sự thống nhất trên cả miền Nam, có thể nó đã nhận được sự hướng dẫn từ các quan của bộ Lễ. Thế hệ của những vị Phật tử co chữ Hồng xuất hiện vào những thập niên đầu thế kỷ thứ XX, vào khoảng thời Khải Định, Bảo Đại, tức giá trị của lệnh vua vẫn còn. Vì lý do lịch sử trên, ngày nay chúng ta vẫn ghi nhận và truyền tụng bài kệ này với chữ Hông thay vì chỉnh sửa lại theo nguyên bản và chỉ những người Việt Nam theo pháp phái này mới bị đổi, chứ Tăng Ni và Phật tử bên Trung Hoa thì không.

Về Menu

thiền sư mộc trần đạo mân bài kệ pháp phái thiên đồng thien su moc tran dao man bai ke phap phai thien dong tin tuc phat giao hoc phat

Tâm trong sạch An chay dang Hình lÃƒÆ Nghệ thuật ướp chè sen Tây Hồ phía gieo hạt ngày tết nói về hai mươi bốn loài hoa Nhà hàng Hoan Hỷ địa điểm ăn một bông hồng trắng giáo Xử Cẩn hoi dap voi thien su ottamasara ve hon nhan gia ÄÆ Mẹo nhỏ giúp lưu thông máu của dinh chiếc chăn bông Đậu loi ich cua viec xuat gia gieo duyen c璽u vien Bánh 还愿怎么个还法 dà vÃÆ kiên ThÃÅ Kiên Giang Tưởng niệm 4 vị sư liệt Mùng một ăn gỏi cuốn chay Gene và môi trường tác động lớn đến Chùa Tam Thai Ngũ Hành Sơn si mà ra Minh Hiếu Tông Vị hoàng đế nổi danh Từ tịnh tai sao toi tu theo dao phat ha Đại sư Giám Chân và chuyến hoằng pháp cành hoa thuong thich hue phap 31 dao tin 580 651 t l chùa hoa yên Tháºn lợi ích của người biết ăn năn sám vầng niem vuon tài Ä Tìm Thái độ tích cực giúp chúng ta sống Mối