1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:- Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy (Từ Lộ), tên cha (Từ Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản quán rõ ràng (hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, có phép thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128- 1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619- 1643)

	Thiền sư Từ Đạo Hạnh - từ chùa Láng đến chùa Thầy

Thiền sư Từ Đạo Hạnh - từ chùa Láng đến chùa Thầy

Tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh - Ảnh: Internet

1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:

- Ông là người có một tiểu sử minh bạch, có tên húy (Từ Lộ), tên cha (Từ Vinh), tên mẹ (Tăng Thị Loan) và quê hương bản quán rõ ràng (hương Yên Lãng, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa- Hà Nội). Ấy thế mà rồi ông được tôn vinh vào hàng Thánh, thánh Láng, thánh Từ Đạo Hạnh, có phép thần thông rồi thác sinh làm vua Lý Thần Tông (1128- 1138), sau còn là hậu thân Lê Thần Tông (1619- 1643)

- Hành trạng của ông sớm được văn bản hóa trong sử sách (An Nam chí lược, 1333, Thiền uyển tập anh, 1337, Việt điện u linh, 1329, Đại Việt sử ký toàn thư, 1479 và những bia ký khác) song đồng thời vẫn luôn luôn được thêu dệt, huyền thoại hóa, cổ tích hóa, dân gian hóa...

- Từ điểm nhìn địa- văn hóa có thể nhấn mạnh thêm, gắn với tên tuổi và cuộc đời hành đạo của ông, cả vùng quê sinh (chùa Láng- Chiêu Thiền tự) và nơi qua đời (chùa Thầy- Thiên Phúc tự) đều là thắng tích, di tích lịch sử lớn của đất nước. Đó cũng là những nơi tổ chức nhiều lễ hội, hội chùa, trò diễn sự tích, thơ ca đề vịnh và đi vào tục ngữ, ca dao:

            - Hạn hán xuống thăm cha,
            Mồng bảy tháng ba lên thăm mẹ.
            - Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,
            Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy...

Và thêm nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 1969) đều đã đến thăm cả hai di tích này. Vào ngày 4 tết Bính Tuất (tức 5- 2- 1946), Người đã về chùa Láng khai mạc chợ phiên của nhân dân ngoại thành Hà Nội ủng hộ Nam Bộ chống Pháp. Trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, Người đã ba lần đến thăm và làm việc tại chùa Bối Am, tục gọi chùa Một Mái, là một điểm trong quần thể di tích chùa Thầy.

Tất cả những điều nói trên đặt ra yêu cầu cần đi sâu khảo sát, lý giải hiện tượng văn hóa Từ Đạo Hạnh liên quan với hai di tích lịch sử quan trọng: chúa Láng- chùa Thầy.

2. Cả hai nơi chùa Láng và chùa Thầy đều giống nhau một điểm là thờ Từ Đạo Hạnh và thờ cả Lý Thần Tông.

Sách Đại Nam nhất thống chí chép về chùa Chiêu Thiền: “Ở trại Yên Lãng, huyện Vĩnh Thuận, là chỗ Từ Đạo Hạnh tu luyện thường ngày. Nay trong chùa thờ Từ Đạo Hạnh, lại thờ Lý Thần Tông. Chùa có hòm gỗ chứa sách Phạn bằng lá đồng là di tích xưa”, đồng thời ghi về chùa Thiên Phúc: “Ở chân núi Sài Sơn, huyện Yên Sơn, xưa gọi là am Hương Hải, lại gọi là viện Bồ Đà. Trong chùa, phía tả thờ tượng thiền sư họ Từ, phía hữu thờ tượng vua Lý Thần Tông, ở giữa thờ tượng Phật”. Gắn nối với những sự kiện được ghi trong sách Thiền uyển tập anh thì biết rằng thiền sư Tà Đạo Hạnh sinh ra và hành đạo chủ yếu ở địa bàn chùa Láng. Xét đoạn dẫn: “Vua thuận theo lời tâu của Sùng Hiền hầu. Sư bèn đi ngay đến phủ đệ của Sùng Hiền hầu, vào thẳng nơi phu nhân đang tắm mà nhìn. Phu nhân tức giận nói lại với chồng. Nhưng Sùng Hiền hầu đã biết trước nên không căn vặn gì”. Điều này phải chăng đã hé lộ khả năng nhà sư đã thực hiện một thủ thuật “chữa bệnh” như thế nào đó cho vợ Sùng Hiền hầu. Thêm nữa, các tài liệu đều xác nhận chùa Thầy- Thiên Phúc tự là nơi sư “trút xác”. Vậy có phải chùa Thầy là nơi sư tu tập nhiều năm hay chỉ đến trụ trì sau sự kiện “chữa bệnh” cho vợ Sùng Hiền hầu và ngay thời gian bà sinh con thì sư “trút xác” tại miền non cao này? Xin đặt một dấu hỏi ở đây về cái chết khá bí ẩn cũng như mối quan hệ đáng ngờ giữa Từ Đạo Hạnh và hậu thân của ngài là Dương Hoán Lý Thần Tông? Song dù thế nào thì hiển nhiên mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý Thần Tông và hai vùng đất thiêng chùa Láng- chùa Thầy đã gắn liền như một chỉnh thể văn hóa- lịch sử thống nhất, vừa huyền ảo vừa tiềm ẩn một khả năng đầy tính hiện thực nào đó.

3. Xem xét riêng ở phạm vi chùa Láng có thể thấy thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tạo nên một vùng quang phổ văn hóa rộng lớn. Trước hết, đó là sự hiện diện điểm di tích chùa Láng gắn liền với tên tuổi nhà sư, một nơi còn để lại nhiều bia ký, một ngôi chùa qua nhiều lần trùng tu đến nay vẫn tồn tại cả quần thể kiến trúc tọa lạc giữa khoảng đất rộng, còn nhiều bóng cổ thụ, hài hòa với không gian và cảnh quan thiên nhiên.

Chùa Láng - Ảnh: chuaviet.com.vn


Bân cạnh chùa Láng được coi là trung tâm lại đã hình thành cả một tiểu vùng văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch. Đó là chùa Nền tương truyền chính là nền nhà của Từ Đạo Hạnh, chùa Hoa Lăng (xưa còn gọi Ba Lăng) là nơi thờ phụ mẫu vốn rất nổi tiếng “Nam thiên tích tự hiện Ba Lăng, nhất phương thắng cảnh, thiên cổ danh lam” (Nơi trời Nam có chùa Ba Lăng, thắng cảnh một phương, danh lam ngàn đời”. Điều đáng chú ý là chùa Ba Lăng chính là nơi bà Tăng Thị Loan từng đến tu, dựng xây chùa và qua đời, sau được vua Lý Thần Tông xuất tiền tôn tạo, tạc tượng phối thờ quan Đô sát Từ Vinh (cha), bà Tăng Thị Loan (mẹ) và chính Từ Đạo Hạnh. Thực tế này càng chứng tỏ ngờ vực về mối quan hệ Từ Đạo Hạnh- Lý Thần Tông trên kia là có cơ sở. Về sau này, vua Lý Anh Tông (1138- 1175) cho mở mang chùa Láng phối thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông. Hàng năm, đến ngày giỗ thánh 7 tháng 3 âm lịch, nhân dân mở hội Láng rước thánh từ chùa Láng qua sông Tô Lịch lên chùa Hoa Lăng thăm mẹ. Lời tục truyền “Hạn hán xuống thăm cha, mùng 7 tháng ba lên thăm mẹ” chính là nói về sự kiện này.

Cách chùa Láng khoảng vài ba cây số còn có chùa Duệ Tú (thuộc thôn Tiền, xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây, nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội). Nơi đây thờ thiền sư Đại Điên, người có tên tục là Lê Nghĩa, có cha là Lê Hưng, mẹ là Nguyễn Thị Phan, Trong sách Thiền uyển tập anh và một số nguồn tư liệu khác cho rằng Từ Đạo Hạnh đối nghịch với Đại Điên và ông chính là hậu thân Điều Ngự Giác Hoàng, vậy mà ông lại được dân làng trọng vọng, được lập làm thành hoàng, được các triều đại phong kiến sắc phong và ban thêm mỹ tự Huệ Trí đại vương. Thêm nữa, cũng vào ngày 7 tháng ba hàng năm, dân làng vẫn mở hội chùa và dẫn lại sự tích thiền sư. Như vậy, cái nhìn hiện thực cho thấy một hình ảnh sư Đại Điên pháp thuật tài ba, được tôn trọng, kính thờ, còn tư duy huyền thoại in đậm sắc màu Mật tông lại cho thấy một pháp sư Đại Điên đối lập và chịu thất bại trước thiền sư Từ Đạo Hạnh. Dẫu sao, ông cũng là nhân vật lịch sử có quan hệ chặt chẽ với Từ Đạo Hạnh và góp phần tạo nên truyền thuyết trong cả một hệ thống văn hóa dọc bờ sông Tô.

4. Từ chùa Láng đi khoảng 20 km là đến chùa Thầy. Chùa được xây dựng vào thời Lý Nhân Tông (1072- 1127). Theo thuyết phong thủy thì núi Sài là con rồng lẻ đàn, nhà chùa được dựng vào giữa hàm rồng, sân chùa là lưỡi rồng, Thủy Đình là Ngọc, còn núi non xung quanh là rùa, phượng chầu về.

Chùa Thầy - Ảnh: cad.vn


Mặc dù sử sách cổ không miêu tả thật rõ nhưng vẫn có thể tính đến hai khả năng về thời gian sư Từ Đạo Hạnh đến tu tập, hoặc ngài đến từ sớm, từng dạy học, hái thuốc giúp dân và tổ chức những trò vui như đánh vật, đá cầu, hát chèo, múa rối nước, hoặc ngài đến đây vào khoảng cuối đời gần với sự kiện “thác sinh” thành Lý Thần Tông. Dù thế nào thì ngài vẫn được kính thờ, đặc biệt trở nên kỳ vĩ với huyền tích ở hang Thánh Hóa, nơi vách hang đá có những vết lõm tượng hình như vết đầu, vết chân và vết tay mà thiền sư tì vào lúc trút xác. Với uy vọng ấy, chùa ngài tu được gọi là chùa Thầy, núi ngài hóa là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, tất cả hợp thành một không gian văn hóa in đậm dấu ấn danh nhân Từ Đạo Hạnh.

Dân gian có câu “Nhất vui là hội chùa Thầy”. Lễ hội ngày 7 tháng ba diễn ra hết sức sôi động, đặc biệt có biểu diễn trò múa rối nước ở nhà Thủy Đình giữa hồ Long Trì. Theo khảo sát của một số nhà nghiên cứu, thiền sư Từ Đạo Hạnh đồng thời còn là một nghệ sĩ chèo và có những đóng góp quan trọng trong bước đi ban đầu của bộ môn nghệ thuật sân khấu dân tộc đặc sắc này. Qua thời gian tám, chín thế kỷ, vùng quê chùa Thầy lại góp thêm nhiều tên tuổi danh nhân, góp thêm nhiều trang thơ ca đề vịnh, góp phần làm sáng danh hình tượng danh nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh và cảnh quan thắng tích chùa Thầy.

5. Danh nhân văn hóa- thiền sư- nhà thơ Từ Đạo Hạnh là người đã tạo lập và xác định vững chắc mối quan hệ chùa Láng, chùa Thầy, góp phần mở mang, phát triển vùng văn hóa phía Tây Hà Nội, mở ra chiều hướng giao lưu sinh động cho vùng đệm văn hóa Hà Nội- Hà Tây. Có thể nói thêm rằng hiện tượng danh nhân văn hóa Từ Đạo Hạnh đã có nhiều khúc xạ qua thời gian và không gian, trong đó tàng trữ nhiều yếu tố của Phật- Nho và Đạo giáo, đồng thời thể hiện khả năng trầm tích nhiều yếu tố folklore và còn bảo lưu cho đến tận ngày nay. Đó cũng chính là điều kiện cho trí tưởng tượng dân gian cất cánh, là cơ sở để gắn kết hai địa danh, hai tiểu vùng văn hóa chùa Láng, chùa Thầy qua sự tích thiền sư Từ Đạo Hạnh đậm đặc màu sắc văn hóa tâm linh, vẻ kỳ ảo và cuốn hút của hình tượng danh nhân văn hóa.

NGUYỄN HỮU SƠN (Tạp Chí Sông Hương)


Về Menu

Thiền sư Từ Đạo Hạnh từ chùa Láng đến chùa Thầy

benh am co that khong 22 Đồng Tháp Tưởng niệm Đại hoa thuong thich hue hung 1917 nghia cà n Cây mù u Chùa Bà Thao những điều cần biết về bệnh tiểu Tỉ lệ ung thư thế giới đang giảm chùa hòa thạnh chùa cây mít 10 nghiệp lành mang lại phước đức Đổ mồ hôi nhiều là biểu hiện to su Thói quen ăn uống thế nào để chãƒæ ngung nhung con dau khong giet noi doi cho Khá pháºn THICH co nen cho tre nho quy y tịnh Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 giận nhưng mỗi Chợ Cộôc hau qua tat yeu cua cac hanh dong phi dao duc đạo phật hon 2 000 ban tre ve tham du ngay tu sinh vien 09 Người đứng đầu truyền thống Gelugpa Vài nét về cuộc đời và đạo nghiệp cha Làm bánh hạt sen đón Tết Làm bánh hạt sen đón Tết Thanh âm mùa hạ Thực hành tụng niệm trong Phật giáo Chạm lẽ nhin thau la tri hue chan that phan 2 Khai mạc Hội chợ ẩm thực chay lần Thực hành tụng niệm trong Phật giáo con rùa ï¾ï¼ con nguoi la mot loai virut dang so nhat Những của vá n Lời Phật dạy phổ lòng từ bi và vấn đề công lý tich