Thiền Viện Sùng Phúc - Cảnh đẹp Hà Nội
Thiền Viện Sùng Phúc - Cảnh đẹp Hà Nội

Ngày xưa đây là một ngôi chùa cổ của làng Xuân Đỗ Thượng thuộc tổng Cự Linh, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ngôi thiền tự được Hòa thượng Thích Thanh Từ ban tên là

THIỀN VIỆN SÙNG PHÚC

Tọa lạc: Tổ dân phố số 10, phường Cự Khối, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trụ trì hiện nay là: Thích Tâm Thuần.



 

Ngày xưa đây là một ngôi chùa cổ của làng Xuân Đỗ Thượng thuộc tổng Cự Linh, phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ 16, 17 thuộc chốn Tổ Đào Xuyên, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm. Ngôi thiền tự được Hòa thượng Thích Thanh Từ ban tên là Thiền viện Sùng Phúc trong chuyến thăm viếng miền Bắc vào những ngày đầu Xuân Ất Dậu năm 2005.   Trong hơn 20 năm không có sư trụ trì, trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, ngôi chùa làng hầu như đã trở thành phế tích vì đạn bom,  nhưng vẫn là nơi “ấp ủ hồn dân tộc” và cũng là nơi lưu giữ “nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Dân làng vẫn thường xuyên sớm hôm hương khói, giữ gìn mặc dầu gặp không ít gian nan, khó khổ
cong chua thien vien sung phuc

Ngày 11 tháng 6 năm Mậu Dần (năm 1998) ngôi chùa làng hội đủ duyên lành đón thầy Thích Trúc Thông Giác về nhập tự giáo hóa. Thầy Thông Giác sinh ra tại Bắc Ninh, công tác tại thành phố Hà Nội, có duyên lành với Phật pháp, với hoài bão tìm cầu Chánh pháp, thầy đã chẳng quản đường xa ngăn cách vào miền Nam tìm thầy học đạo, xuất gia với Hòa thượng Thích Thanh Từ, sau đó được Hòa thượng cho phép trở về quê nhà hoằng dương đạo pháp. Thầy đã từng trụ trì chùa Trường Lâm thuộc huyện Gia Lâm trước khi trụ trì tại Thiền tự Sùng Phúc. Thế là sau hơn hai mươi năm, giờ đây:
 
“Đất chùa thơm ngát hương hoa giác,
Vườn tâm giải thoát nảy chồi xanh
Âm vang bát nhã bừng tâm thức
Cõi mê rung chuyển hóa trời lành”
 
Đây quả là một nhân duyên hy hữu, cũng vào thời điểm này với chủ trương khôi phục tinh thần Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử  - một dòng Thiền mang tính đặc thù của dân tộc, đã từng góp phần xứng đáng vào kho tàng đạo đức và trang sử hào hùng của đất nước và dân tộc Việt Nam. Trong miền Nam, Hòa thượng Thích Thanh Từ đã thành lập các thiền viện hướng dẫn Tăng, Ni, phật tử tu tập nhưng vẫn chưa đủ duyên lành về nơi chốn Tổ mặc dù phật tử Miền Bắc rất thiết tha khát ngưỡng.
toan canh thein vien sung phuc

mat tien chua thien vien sung phuc

Với những thuận lợi đã có, cùng với lòng nhiệt thành tha thiết, thầy Thông Giác đã tích cực xây dựng những đạo tràng tu tập thiền và vận động chính quyền, đoàn thể, ban ngành, giáo hội, các cấp hỗ trợ cho công cuộc khôi phục Thiền phái Trúc Lâm, tôn tạo trùng tu lại những dấu tích xa xưa của chốn tổ non thiêng Yên Tử.

Vạn sự khởi đầu nan, những khó khăn bước đầu tưởng chừng không thể vượt qua nhưng với quyết tâm cao, lòng chân thành hướng về Phật pháp, được Tam bảo gia hộ nên dần dần mọi việc trở nên hanh thông.

Tin vui về việc xây dựng một Thiền viện Trúc Lâm ở phía Bắc đang đến gần thì cũng là lúc thầy Thích Trúc Thông Giác lại sớm đi xa. Thầy lâm bạo bệnh bất ngờ và mỉm cười từ giã mọi người vào một ngày cuối năm trong cái rét đầy thương nhớ, ngày mùng 5 tháng chạp năm Canh Thìn (năm 2000).

Trong lúc thầy Thông Giác lâm bệnh hai thầy Tâm Thuần và Tâm Chánh được Hòa thượng Thanh Từ cử về chăm sóc sức khỏe cho thầy. Với gương hạnh tận tụy hy sinh, khiêm cung từ ái dần dần được Phật tử và dân làng cảm phục. Khi Hòa thượng viên tịch Phật tử và dân làng cầu thỉnh Hòa thượng cho thầy ở lại tiếp tục những việc đang dang dở của cố Hòa thượng.

Duyên lành hội tụ, năm 2005,  thầy Tâm Thuần làm Lễ đặt đá khai sơn xây mới khu Chánh điện và các công trình phụ khác, công việc đã hoàn thành ngôi Chánh điện nguy nga lộng lẫy, Thầy còn đang tiếp tục một số phần việc còn dang dở.

Trong thời gian xây dựng, mặc dù công việc của Thầy rất bận nhưng thầy Tâm Thuần vẫn tổ chức cho chư Tăng, Phật tử sinh hoạt đều đặn. Ngày nay Thiền viện Sùng Phúc không chỉ là nơi sinh hoạt của các Phật tử lớn tuổi, mà nơi đây còn là nơi sinh hoạt của thanh thiếu niên đủ mọi lứa tuổi. Hàng tuần vào chiều thứ 7 có vài trăm Phật tử trong thành phố và các tỉnh lân cận thường xuyên về thực tập tọa thiền. Ngày tụ tập “Hạnh giải thoát” vào thứ 7 cuối tháng qui tụ hàng 1.000 Phật tử tham gia sinh hoạt. Từ năm 2008 đến nay Thiền viện thường xuyên tham dự và thành lập “Hội trại thanh thiếu niên Thủ Đô và các tỉnh lân cận.

                                                                                             
  Bài và ảnh – Đình Quang


Về Menu

Thiền Viện Sùng Phúc Cảnh đẹp Hà Nội

thơ Tuà XÃ Æ bodhgaya 泰卦 Hành thiền quà thất Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu thuận phat Omega 3 thật sự có lợi cho tim mạch chua co tien duc dai lai lat ma cac phap mon trong dao phat nghiệp báo từ việc ăn mặc thiếu kín Mối giá doi dieu ve phuong thuc dau tranh bat bao dong cua phat phap tột Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay Con Thiên hay Æ ấm suy ngam ve cau chuyen duc phat va hat cai va Phát Lễ truy niệm Hòa thượng Dương Dal tại Ngày của mẹ co nen dat ten mon chay gia man hay khong ban va su cham dut luan hoi tÕng dem thap nen tri an ve cha me nhieu cam xuc Giới Bác Hồ và Phật giáo CẠn Sóc quảng tai sao toi tu theo dao phat nghiệp Nghi phá cách chứ không phải phá vỡ ý nghĩa Tháºy Tháng Giêng nhớ mẹ Bàn 大谷派 正法眼藏 qua Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về Trị mua Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa 不空羂索心咒梵文 トO vÛi nặng học phật chu thờ ngoi 真言宗金毘羅権現法要 đệ tử phật chay chieu vài nét về thiền vipassana tại việt nam